ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 102/2016/QĐ-UBND
|
Bắc
Giang, ngày 04 tháng 02 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP NHẬN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VỀ CÔNG
TÁC TẠI TỈNH BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày
15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số
29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý viên chức;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại
Tờ trình số 29/TTr-SNV ngày 14 tháng 01 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp nhận cán
bộ, công chức, viên chức về công tác tại tỉnh Bắc Giang.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ
ngày ký.
Điều 3.
Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Người đứng đầu
các đơn vị sự nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp về quản lý tổ chức bộ
máy và biên chế; các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Linh
|
QUY CHẾ
TIẾP NHẬN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VỀ CÔNG TÁC TẠI TỈNH
BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 102/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc;
đối tượng; điều kiện; xác định số lượng, cơ cấu; các trường hợp ưu tiên và quy
trình tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn
vị sự nghiệp công lập ở ngoài tỉnh Bắc Giang; cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập
của Bộ, ngành Trung ương về công tác tại các Sở, cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các đơn vị sự nghiệp được Ủy
ban nhân dân tỉnh phân cấp về quản lý công tác tổ chức bộ máy và biên chế tỉnh
Bắc Giang (sau đây gọi chung là tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức về
công tác tại tỉnh Bắc Giang).
2. Đối tượng điều chỉnh
a) Các đối tượng tiếp nhận quy
định tại Điều 2 Quy chế này.
b) Các Sở, cơ quan, đơn vị trực
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; đơn vị sự nghiệp
công lập được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp về quản lý tổ chức bộ máy và biên
chế có liên quan đến việc tiếp nhận (gọi chung là cơ quan, đơn vị).
c) Quy chế này không điều chỉnh
đối với cán bộ, công chức cấp xã.
Điều 2. Đối
tượng tiếp nhận
1. Tiếp nhận về làm công chức
hành chính.
Cán bộ, công chức được cơ quan
có thẩm quyền quyết định tuyển dụng;
Viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp công lập, được tiếp nhận vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của
pháp luật về tuyển dụng cán bộ, công chức.
2. Tiếp nhận về làm viên chức
đơn vị sự nghiệp công lập.
Cán bộ, công chức được cơ quan
có thẩm quyền quyết định tuyển dụng;
Viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp công lập được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng bằng hình thức ký hợp đồng
làm việc không xác định thời hạn theo quy định.
Điều 3.
Nguyên tắc tiếp nhận
1. Đảm bảo đúng quy định, khách
quan, dân chủ, công khai và công bằng.
2. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu
tiếp nhận phải còn chỉ tiêu biên chế, số người làm việc được cơ quan có thẩm
quyền giao hàng năm và theo số lượng, cơ cấu được Sở Nội vụ thẩm định.
3. Cán bộ, công chức, viên chức
được tiếp nhận về tỉnh công tác phải có năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp
với vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận; đúng đối tượng tiếp nhận và
bảo đảm được các điều kiện quy định tại Điều 4 Quy chế này. Riêng đối với giáo
viên, giảng viên chỉ thực hiện tiếp nhận 01 lần trong dịp nghỉ hè hàng năm.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Điều
kiện tiếp nhận
1. Có trình độ
đại học hệ chính quy trở lên (không phải hệ liên thông); có chuyên ngành hoặc
ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tiếp nhận. Riêng giáo viên khối Mầm
non, khối Tiểu học phải có trình độ từ Cao đẳng hệ chính quy tập trung 03 (ba)
năm trở lên. Trường hợp không học hệ chính quy phải đủ từ 50 (năm mươi) tuổi trở
lên đối với nam và đủ từ 45 (bốn mươi lăm) tuổi trở lên đối với nữ, tính đến thời
điểm tiếp nhận hồ sơ thuyên chuyển công tác.
2. Có thời
gian công tác trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tính đến thời
điểm tiếp nhận hồ sơ xin thuyên chuyển công tác từ đủ 05 (năm) năm (60 tháng)
trở lên không kể thời gian tập sự, thử việc; trong đó có 03 (ba) năm liên tục gần
nhất được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt hoặc hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ.
3. Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh
Bắc Giang hoặc trước khi học chuyên nghiệp có hộ khẩu tại tỉnh Bắc Giang; có chồng
(vợ), bố (mẹ) đẻ, bố (mẹ) chồng (vợ) có hộ khẩu tại tỉnh Bắc Giang, tính đến thời
điểm gửi đơn xin thuyên chuyển công tác. Điều kiện này không áp dụng đối với
trường hợp ưu tiên quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 5 Quy chế
này.
4. Được cơ quan, đơn vị trực tiếp
quản lý sử dụng cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền quản lý
cán bộ, công chức, viên chức đồng ý cho thuyên chuyển công tác; đồng thời cơ
quan, đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng cán bộ, công chức viên chức có nhận xét
về phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức xin thuyên chuyển.
5. Được cơ sở y tế có thẩm quyền
từ cấp huyện trở lên đánh giá, kết luận đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ (còn
thời hạn trong 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin thuyên chuyển công
tác).
Điều 5. Ưu
tiên trong tiếp nhận
1. Trường hợp các đối tượng tiếp
nhận có đủ điều kiện quy định tại Điều 4
Quy chế này nhưng vượt quá số
lượng công chức, viên chức cần tiếp nhận thì cơ quan tiếp nhận xem xét theo thứ
tự ưu tiên sau:
a) Người là Giáo sư, Phó Giáo
sư, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh
hùng lao động, Tiến sỹ có trình độ chuyên môn đào tạo phù hợp với vị trí việc
làm của cơ quan, đơn vị sử dụng tiếp nhận.
b) Người có Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ hoặc Chiến sỹ thi đua toàn quốc (trong 05 năm gần nhất tính đến
thời điểm nộp hồ sơ xin thuyên chuyển công tác). Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu
tú, Giáo viên giỏi cấp quốc gia.
c) Bác sỹ chuyên khoa II, Dược
sỹ chuyên khoa II.
d) Người tốt
nghiệp thủ khoa ở trình độ đại học hệ chính quy (không áp dụng đối với hệ liên
thông).
đ) Huấn luyện viên thể thao (tốt
nghiệp đại học chuyên ngành thể dục thể thao trở lên), không quá 40 (bốn mươi)
tuổi trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên được cơ quan có thẩm quyền
phong đẳng cấp kiện tướng cấp quốc gia, quốc tế.
e) Vận động
viên thể thao (tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành thể dục thể thao trở
lên) không quá 30 (ba mươi) tuổi được cơ quan có thẩm quyền phong đẳng cấp kiện
tướng cấp quốc gia, quốc tế.
g) Người tốt
nghiệp thạc sĩ, trước khi học thạc sỹ có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy, tốt
nghiệp xếp loại khá trở lên; người tốt nghiệp đại học (hệ chính quy không liên
thông) xếp tốt nghiệp loại giỏi; Bác sỹ nội trú, Bác sỹ chuyên khoa I, Dược sỹ
chuyên khoa I (tiếp nhận về viên chức ngành y tế).
h) Người là Chiến sỹ thi đua cấp
tỉnh, được tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ; là Giáo viên giỏi cấp tỉnh (trong 05 năm gần nhất tính
đến thời điểm nộp hồ sơ xin thuyên chuyển công tác).
2. Khi căn cứ vào các trường hợp
ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn không xác định được đối tượng cần
tiếp nhận thì Sở Nội vụ có trách nhiệm trao đổi, thống nhất với cơ quan có nhu
cầu tiếp nhận để lựa chọn đối tượng tiếp nhận cho phù hợp với vị trí việc làm cần
tiếp nhận và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến chỉ đạo
trước khi quyết định tiếp nhận.
Điều 6. Xác
định số lượng, cơ cấu tiếp nhận
1. Số lượng cán bộ, công chức,
viên chức được tiếp nhận về tỉnh công tác được xác định trên cơ sở số lượng và
vị trí việc làm còn thiếu của cơ quan có nhu cầu tuyển dụng, nhưng tỷ lệ không
quá 10% tổng số công chức, viên chức được tuyển dụng mới hàng năm.
2. Hàng năm trên cơ sở chỉ tiêu
biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao, sau khi tuyển dụng, các cơ quan, địa
phương, đơn vị đề nghị số lượng, cơ cấu ngành hoặc chuyên ngành cần tiếp nhận gửi
Sở Nội vụ thẩm định.
3. Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm
niêm yết, thông báo công khai số lượng, cơ cấu cần tiếp nhận cán bộ, công chức,
viên chức của cơ quan, đơn vị mình tại trụ sở làm việc và Trang thông tin điện
tử của cơ quan, đơn vị (nếu có) sau khi có văn bản thẩm định của Sở Nội vụ.
Điều 7. Quy
trình tiếp nhận
1. Cán bộ, công chức, viên chức
thuộc đối tượng tiếp nhận gửi 02 bộ hồ sơ đến cơ quan, đơn vị có nhu cầu tiếp
nhận. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Đơn xin thuyên chuyển công
tác của cán bộ, công chức, viên chức;
b) Văn bản đồng ý cho thuyên
chuyển công tác của cơ quan có thẩm quyền nơi cán bộ, công chức, viên chức đang
công tác;
c) Văn bản đồng ý cho thuyên
chuyển công tác và nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức về phẩm chất
đạo đức, năng lực của cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, viên chức tính đến thời
điểm cán bộ, công chức, viên chức nộp có đơn xin thuyên chuyển công tác;
d) Sơ yếu lý lịch cán bộ, công
chức theo Mẫu 2C-BNV/2008;
đ) Giấy khám sức khỏe của cơ
quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên (còn trong thời hạn 06 tháng tính
đến ngày nộp hồ sơ xin thuyên chuyển công tác);
e) Bản sao các giấy tờ sau: Quyết
định tuyển dụng vào biên chế đối với cán bộ, công chức; Quyết định tuyển dụng,
hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đối với viên chức; Quyết định bậc
lương hiện hưởng; Bản đánh giá, xếp loại của cán bộ, công chức, viên chức trong
03 (ba) năm liên tục gần nhất; các văn bằng, chứng chỉ về trình độ văn hóa,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ; các văn bản công nhận danh hiệu, hình thức khen
thưởng; Sổ bảo hiểm xã hội; hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bắc Giang; các giấy tờ
ưu tiên (nếu có) và các giấy tờ khác có liên quan;
2. Căn cứ vào số lượng, cơ cấu
tiếp nhận được Sở Nội vụ thẩm định; cơ quan, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận kiểm
tra hồ sơ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức và căn cứ điều kiện tại Điều
4 Quy chế này để xem xét việc tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức. Trường hợp
đủ điều kiện tiếp nhận thì có văn bản đồng ý tiếp nhận (kèm theo 01 bộ hồ sơ của
đối tượng được tiếp nhận) gửi Sở Nội vụ. Trường hợp không đủ điều kiện, tiêu
chuẩn tiếp nhận thì có văn bản trả lời đối tượng đề nghị tiếp nhận và nêu rõ lý
do.
Văn bản đề nghị tiếp nhận gửi Sở
Nội vụ phải theo số lượng, cơ cấu ngành hoặc chuyên ngành cần tiếp nhận đã được
Sở Nội vụ thẩm định; thể hiện rõ số chỉ tiêu biên chế, số người làm việc còn
thiếu so với số chỉ tiêu biên chế, số người làm việc được cấp có thẩm quyền
giao trong năm và vị trí việc làm cần tiếp nhận.
3. Sở Nội vụ tiếp nhận, thẩm định,
kiểm tra hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thì có văn bản xin ý kiến Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh và quyết định tiếp nhận sau khi có văn bản đồng ý của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì trả lại cơ
quan, đơn vị đã đề nghị tiếp nhận và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu
tiếp nhận có trách nhiệm thông báo cho cán bộ, công chức, viên chức đã gửi hồ
sơ đề nghị tiếp nhận đến nhận Quyết định hoặc văn bản không đồng ý tiếp nhận
ngay sau khi nhận được văn bản của Sở Nội vụ.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8.
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Các cơ quan, đơn vị, địa
phương có trách nhiệm thực hiện các quy định của Quy chế này và các quy định của
pháp luật có liên quan.
2. Trong quá trình tổ chức thực
hiện nếu có vấn đề phát sinh, không hợp lý Giám đốc Sở, Thủ trưởng, cơ quan,
đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố; người đứng đầu đơn vị sự nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp và các
tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
3. Giao Sở Nội vụ theo dõi, hướng
dẫn việc thực hiện Quy chế này và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.