ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/2018/QĐ-UBND
|
Hà
Tĩnh, ngày 13 tháng 3 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BTC
ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Văn bản số 185/CV-VPQGGN ngày 20/9/2017 của Văn phòng Quốc gia giảm nghèo về hướng
dẫn bổ sung Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính;
Thực hiện Quyết định số
1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Thực hiện Văn bản số 17/HĐND ngày 11/01/2018 của Thường trực HĐND tỉnh về việc cho ý kiến về
Quyết định quy định tạm
thời quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện
Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 312/SLĐTBXH-KHTC
ngày 24/11/2017, Văn bản số 263/SLĐTBXH-KHTC ngày
26/01/2018 và Văn bản số
452/SLĐTBXH-KHTC ngày 27/02/2018; Báo cáo thẩm định của Sở
Tư pháp tại Văn bản số 534/BC-STP ngày 24/11/2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm
thời về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 3
năm 2018.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc các Sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc
Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tài chính;
- Bộ LĐ-TBXH;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Cục Kinh tế HT và PTNT - Bộ NN&PTNT;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo - Tin học;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX1.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đặng Quốc Khánh
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP THUỘC CHƯƠNG
TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 09/2018/QĐ-UBND ngày 13/3/2018 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ
kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án thuộc Chương
trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh, áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Các nội dung không quy định tại quy định
này, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của
Bộ Tài chính, Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
2. Đối tượng áp dụng
Áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị,
tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp của
ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.
Điều 2. Hỗ trợ
dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc
biệt khó khăn thuộc Chương trình 30a; xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, thôn
(bản) đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135; xã ngoài Chương trình 30a và
Chương trình 135
1. Đối tượng áp dụng, nguyên tắc, điều
kiện và phương thức hỗ trợ
Thực hiện theo quy định tại Điều 6,
Điều 7 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính.
2. Mức hỗ trợ dự án: Ngân sách nhà nước
hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/Dự án.
3. Nội dung và mức chi xây dựng và quản
lý dự án
Tùy theo tính chất của từng hoạt động
và nội dung công việc cụ thể để xây dựng dự toán chi tiết nhưng chi xây dựng và
quản lý dự án không quá 5% tổng kinh phí thực hiện dự án và không quá 10% mức hỗ
trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án.
Nội dung và mức chi cụ thể: Thực hiện
theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của
Bộ Tài chính.
4. Nội dung và mức chi chuyên môn của
dự án
4.1. Dự án trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch
vụ.
a) Nội dung hỗ trợ:
- Đối với dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp: Hỗ trợ
theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 10 Thông tư số
15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính.
- Đối với dự án hỗ trợ phát triển
ngành nghề và dịch vụ: Hỗ trợ nhà xưởng, máy móc thiết bị,
vật tư sản xuất.
b) Mức chi hỗ trợ:
- Hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo khi tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được hỗ trợ, mức tối đa 10
triệu đồng/01 hộ đối với hộ nghèo; 07 triệu đồng/01 hộ đối với hộ cận nghèo; 05
triệu đồng/01 hộ đối với hộ mới thoát nghèo (thoát nghèo trong thời hạn từ 1-3
năm, không tái nghèo). Mỗi hộ chi được hỗ trợ 01 lần trong giai đoạn 2016 -
2020
- Nhóm hộ: Hỗ trợ tối đa bằng tổng định
mức của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo cộng lại. Trường hợp hộ
đã nhận hỗ trợ theo nhóm thì không được hỗ trợ trực tiếp.
4.2. Đối với hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản
xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với doanh nghiệp: Hỗ trợ chi
phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp
đồng.
Định mức và điều kiện hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị quyết số
139/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 của HĐND tỉnh Quy định mức hỗ trợ thực hiện
chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ
nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số
62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ (Sau đây gọi tắt là Nghị
quyết số 139/2015/NQ-HĐND).
- Đối với hợp tác xã: Hỗ trợ chi phí
tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất; cho cán bộ hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất
theo hợp đồng.
Định mức và điều kiện hỗ trợ thực hiện
theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị quyết số 139/2015/NQ-HĐND.
4.3. Đối với hỗ trợ dạy nghề, hướng
nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm; hỗ trợ tạo đất sản xuất; hỗ trợ
khoán chăm sóc, bảo vệ rừng: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2, khoản
3 và khoản 4 Điều 10 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày
15/02/2017 của Bộ Tài chính.
4.4. Đối với hỗ trợ tập huấn, phổ
biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân tham
gia dự án: Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày
15/02/2017 của Bộ Tài chính.
5. Chi các nội dung khác.
a) Chi hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận
hộ gia đình hướng dẫn thực hiện Dự án, mô hình cho đến khi có kết quả:
- Chi chế độ công tác phí cho cán bộ
theo quy định tại Nghị quyết số 70/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh
Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
- Chi hỗ trợ cho cán bộ (ngoài tiền
công tác phí): Tối đa 70.000 đồng/người/ngày thực địa.
b) Chi tổ chức đi thực tế học tập các
Dự án, mô hình có hiệu quả giữa các địa phương do thủ trưởng đơn vị quyết định
trong phạm vi dự toán được giao: Chi công tác phí cho cán bộ, thuê xe, tiền ăn,
tiền thuê phòng ngủ (nếu có): Mức chi theo quy định tại Nghị quyết số
70/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh Quy định chế độ công tác phí, chế
độ chi hội nghị.
Điều 3. Nhân rộng
mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thuộc chương
trình 30a, xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135;
các địa bàn ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135
1. Đối tượng áp dụng, nguyên tắc, điều kiện và phương thức hỗ trợ.
Thực hiện theo quy định tại Điều 6,
Điều 7 Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính.
2. Mức hỗ trợ mô hình: Ngân sách nhà
nước hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/mô hình.
3. Mức chi xây dựng và quản lý mô
hình: Không quá 5% tổng kinh phí thực hiện mô hình và không quá 10% mức hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước cho mô hình.
4. Nội dung và mức chi chuyên môn của
mô hình.
a) Nội dung hỗ trợ theo quy định tại
điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2017/TT-BTC
ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính.
b) Mức chi hỗ trợ:
- Hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo khi tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được hỗ trợ tối đa không
quá 10 triệu đồng/01 hộ đối với hộ nghèo; 07 triệu đồng/01 hộ đối với hộ cận nghèo;
05 triệu đồng/01 hộ đối với hộ mới thoát nghèo (thoát nghèo trong thời hạn từ 1-3 năm, không tái nghèo). Mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 01 lần trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Nhóm hộ: Hỗ trợ tối đa bằng tổng định
mức của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo cộng lại. Trường hợp hộ
đã nhận hỗ trợ theo nhóm thì không được hỗ trợ trực tiếp.
5. Chi các nội dung khác.
Thực hiện theo quy định tại khoản 5
Điều 2 Quyết định này.
Điều 4. Hỗ trợ
truyền thông và giảm nghèo về thông tin
1. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ:
Thực hiện theo điểm a, b khoản 6 Điều
19 của Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính.
2. Nội dung, mức hỗ trợ phương tiện
nghe - xem.
a) Loại phương tiện: radio hỗ trợ
nghe.
b) Mức chi: 200.000 đồng/thiết bị.
3. Trang bị phương tiện tác nghiệp phục
vụ thông tin cổ động tại huyện, xã.
a) Loại phương tiện: Tivi màn hình
LED có tích hợp đầu thu KTS DVB-T2 hỗ trợ xem;
b) Mức chi: 06 triệu đồng/thiết bị.
4. Hỗ trợ thiết lập cụm thông tin cơ sở
tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương để cập nhật, truyền
tải, quảng bá kịp thời đến cộng đồng dân cư và khách nước ngoài các thông tin
phục vụ nhiệm vụ chính trị của quốc gia, địa phương và cung cấp các thông tin
thiết yếu cho xã hội.
a) Loại phương tiện: Bảng tin điện tử
từ 01 đến 02 mặt hình.
b) Mức chi: 4.000 triệu đồng/Cụm
thông tin cơ sở (đối với Bảng điện tử từ 01 mặt hình); 7.000 triệu đồng/Cụm
thông tin cơ sở (đối với Bảng điện tử 02 mặt hình).
5. Yêu cầu về phương tiện hỗ trợ:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 06/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn
thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 5. Chi quản
lý, kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình
Chi hỗ trợ công tác quản lý về giảm
nghèo ở cấp xã: Xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo: 2.000.000 triệu đồng/xã/năm; xã khác:
1.500.000 đồng/xã/năm.
Điều 6. Kinh phí
thực hiện
1. Từ nguồn Ngân sách nhà nước giao
thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -
2020.
2. Từ nguồn huy động, đóng góp của cá
nhân, tổ chức và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Điều 7. Trách nhiệm
của các sở, ngành, địa phương
Các sở, ngành, địa phương căn cứ các
quy định tại Quyết định số 23/2017/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 của UBND tỉnh ban
hành quy định về cơ chế quản lý thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh, Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 07/02/2017 của UBND tỉnh thực hiện Nghị
quyết số 35/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt
Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2016 -
2020 và Quy định này triển khai thực hiện Chương trình.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu
phát sinh những vấn đề vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết
định./.