ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 08/QĐ-UBND
|
Đà Lạt, ngày 04
tháng 01 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY
HOẠCH KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI HEO HÀNG HÓA CHẤT LƯỢNG CAO TỈNH LÂM
ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006
của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày
16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi
đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 177/TTr-SNN ngày 16/9/2010 của
Sở Nông nghiệp và PTNT về việc Đề nghị phê duyệt dự án quy hoạch khôi phục và
phát triển chăn nuôi heo hàng hóa chất lượng cao tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 -
2015 và đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
tại Tờ trình số 1575/KHĐT ngày 24/11/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án quy hoạch khôi phục
và phát triển chăn nuôi heo hàng hóa chất lượng cao tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2011 - 2015 và đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Đối tượng và phạm vi: các thành phần kinh
tế phát triển chăn nuôi heo hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn toàn tỉnh Lâm
Đồng.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Phát triển chăn nuôi heo hàng hóa
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân và phục vụ du lịch.
Tổ chức lại sản xuất ngành chăn
nuôi heo theo hướng công nghiệp, hiện đại và bền vững nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và
bảo vệ môi trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Tổng đàn heo: giai đoạn 2011 -
2015 tăng bình quân hàng năm 6,8%, đến năm 2015 đạt khoảng 491.000 con, trong
đó heo chất lượng cao chiếm trên 47%; giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân hàng
năm 6,5%, đến năm 2020 đạt khoảng 674.000 con, trong đó heo chất lượng cao
chiếm trên 56%.
- Sản lượng thịt heo hơi: giai
đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân hàng năm 7,8%, đến năm 2015 đạt khoảng 78.000
tấn, bình quân 60kg/người/năm; giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân hàng năm
7,4%, đến năm 2020 đạt khoảng 111.000 tấn, bình quân 75kg/người/năm.
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
heo: giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân hàng năm 8,4%; giai đoạn 2016 - 2020
tăng bình quân hàng năm 7,7%.
- Đến năm 2015 có trên 50% và năm
2020 có trên 70% số lượng các trang trại, cơ sở chăn nuôi công nghiệp trong
tỉnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; ứng dụng các phương pháp xử lý chất
thải phù hợp, có hiệu quả để bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
3. Nội dung:
a) Quy hoạch vùng chăn nuôi heo
thịt hàng hóa chất lượng cao theo hướng chăn nuôi trang trại, gia trại có quy
mô vừa và lớn, tập trung trong vùng được khuyến khích đầu tư phát triển chăn
nuôi theo quy hoạch chăn nuôi tập trung đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Tổng diện tích quy hoạch đến năm
2015: 1.263 ha, gồm 35 điểm, 419 trang trại, mỗi trang trại có diện tích đất
tối thiểu 3 ha;
- Trong vùng quy hoạch phải đảm
bảo khoảng cách an toàn giữa các trang trại tối thiểu là 300m.
(Chi tiết theo Phụ lục I đính kèm)
b) Quy hoạch các vùng sản xuất
giống heo có chất lượng cao và hình thành các trang trại sản xuất giống heo
thương phẩm có chất lượng và tỷ lệ nạc cao.
- Phát triển và duy trì cơ cấu tỷ
lệ đàn heo nái 12,5% trong tổng đàn, bổ sung số lượng heo nái bình quân 4.000
con/năm giai đoạn 2010 - 2015 và 3.000 con/năm giai đoạn 2016 - 2020;
- Xây dựng bổ sung các trang trại
heo giống ngoại thương phẩm ở các huyện Đức Trọng, Di Linh, Đạ Huoai, Bảo Lâm
và thành phố Bảo Lộc, đồng thời nâng cấp các gia trại heo giống để cung cấp nhu
cầu về con giống cho các cơ sở chăn nuôi heo thịt.
- Hình thành các vùng chuyên sản
xuất giống heo địa phương ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chọn lọc lưu
giữ nguồn gen giống heo bản địa. Bố trí sản xuất giống heo địa phương tại 1 - 2
xã thuộc các huyện Đam Rông, Lạc Dương, Đơn Dương, Bảo Lâm.
c) Quy hoạch các trạm thụ tinh
nhân tạo (TTNT) để cải tạo đàn heo giống và sản xuất heo con giống thương phẩm
theo hướng nạc chất lượng cao.
- Tuyển chọn khoảng 400 con heo
đực giống có chất lượng để khai thác tinh;
- Nâng cấp các cơ sở TTNT hiện có
tại Bảo Lộc, Đức Trọng và xây dựng mới các trạm TTNT ở các huyện Di Linh, Lâm
Hà, Đơn Dương.
d) Quy hoạch chuồng trại chăn nuôi
heo hàng hóa chất lượng cao phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của từng địa
phương, đảm bảo mỹ quan, cách xa đường giao thông, khu dân cư, công sở, trường
học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, xa hệ thống kênh mương, nước thải theo
quy định hiện hành. Diện tích chuồng nuôi tối thiểu đạt 2m2/con, các
dãy chuồng cách nhau tối thiểu 5m.
4. Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 1.033 tỷ đồng, trong đó:
a) Giai đoạn 2011-2015: 437 tỷ
đồng, gồm ngân sách nhà nước hỗ trợ 6 tỷ đồng, huy động các thành phần kinh tế
431 tỷ đồng.
b) Giai đoạn 2016-2020: 596 tỷ
đồng, chủ yếu huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế.
5. Giải pháp thực hiện:
a) Giải pháp về kỹ thuật:
- Về giống và công tác quản lý
giống: hoàn thiện hệ thống đăng ký và quản lý giống, xã hội hóa công tác sản
xuất heo giống thương phẩm để đáp ứng đủ con giống chất lượng cao cho yêu cầu
phát triển; thu hút đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây
dựng các trang trại heo đầu dòng, trại giống heo cấp I, các trang trại heo
giống có chất lượng cao với quy mô đàn lớn. Tăng cường công tác quản lý chất
lượng heo đực giống. Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo và tiêu chuẩn hóa các
cơ sở đực giống lợn đáp ứng yêu cầu phát triển đàn heo hàng hóa có chất lượng
cao.
- Về thức ăn chăn nuôi: khuyến
khích thực hiện các hợp đồng cung ứng thức ăn chăn nuôi trực tiếp từ các nhà
máy đến các cơ sở chăn nuôi; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng thức ăn
chăn nuôi và kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi; thu hút
đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất
khoảng 15.000 - 30.000 tấn/năm. Đối với chăn nuôi truyền thống, tăng cường sử
dụng thức ăn tinh công nghiệp kết hợp tận dụng phụ phẩm công, nông nghiệp tại địa
phương.
- Về kỹ thuật chăn nuôi: xây dựng
và trang bị chuồng trại chăn nuôi heo hàng hóa theo hướng hiện đại; ứng dụng
công nghệ mới trong chăn nuôi, giảm thời gian nuôi thịt, thực hiện quy trình
cai sữa sớm cho heo con, quy trình nuôi nái hậu bị tiên tiến, tăng số con sống
trong một lứa... để nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi, tăng trọng
nhanh, giảm chi phí thức ăn.
- Về công tác thú y: nâng cao năng
lực của mạng lưới thú y, hỗ trợ mở rộng mạng lưới thú y cấp xã để chủ động kiểm
tra, giám sát, phòng chống dịch bệnh, thực hiện tiêm phòng kịp thời và đầy đủ
các loại vắc xin phòng bệnh nguy hiểm theo quy định; tăng cường công tác kiểm
dịch, kiểm soát giết mổ, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y; chú trọng tuyên
truyền phổ biến nâng cao nhận thức phòng bệnh vật nuôi cho người chăn nuôi và
trong các cộng đồng dân cư.
- Về xử lý môi trường trong chăn
nuôi: đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về vệ
sinh an toàn thực phẩm và môi trường trong chăn nuôi; chú trọng xử lý tốt chất
thải chăn nuôi, khuyến khích sử dụng hầm Biogas để xử lý chất thải đồng thời
khai thác được chất đốt.
- Về nghiên cứu và chuyển giao
tiến bộ khoa học và công nghệ: khuyến khích nghiên cứu bảo tồn, chọn lọc, cải
tiến, nâng cao năng suất, chất lượng các giống heo địa phương; nhập mới các
giống heo có năng suất, chất lượng cao để chọn lọc, thích nghi và đưa nhanh vào
sản xuất.
2. Giải pháp về quản lý:
- Tổ chức triển khai có hiệu quả
quy hoạch các khu vực chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản
sản phẩm chăn nuôi tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.
- Chuyển đổi phương thức chăn
nuôi, quản lý giết mổ tập trung, phân phối, tiêu thụ và an toàn thực phẩm; bảo
đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi heo.
- Tăng cường quản lý đầu tư xây
dựng, mở rộng các cơ sở chăn nuôi heo trang trại, gia trại tập trung có quy mô
vừa và lớn, cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi theo quy hoạch
đã được phê duyệt nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế, đảm bảo vệ sinh môi
trường và an toàn thực phẩm.
3. Giải pháp về chính sách: thực hiện
tốt các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia
đầu tư phát triển chăn nuôi heo quy mô công nghiệp, ưu tiên lĩnh vực sản xuất
giống, chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt; khuyến khích xây dựng cơ sở
giết mổ, chế biến có công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến theo quy hoạch được
duyệt. Chú trọng hỗ trợ đầu tư cho các thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi, các trại giống heo đầu dòng, giống cấp I của tỉnh.
4. Giải pháp huy động và thu hút
vốn đầu tư:
- Lồng ghép các chương trình, dự
án đầu tư trong nước, dự án ODA có liên quan và thực hiện tổng hợp các giải
pháp, chính sách kích cầu đầu tư của Chính phủ (tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu
tư...) để tạo điều kiện cho hộ nông dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận các
nguồn vốn đầu tư;
- Huy động nguồn vốn đầu tư của
các thành phần kinh tế; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi
trường đầu tư để thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn nói chung và chăn nuôi heo chất lượng cao nói riêng. Thực hiện tốt việc
giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thực hiện dự án.
6. Thời gian thực hiện: năm 2011-2020
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn chủ trì phối hợp các ngành và địa phương triển khai thực hiện quy
hoạch theo mục tiêu, giải pháp dự án được phê duyệt, có trách nhiệm:
- Thực hiện tốt công tác quản lý
quy hoạch, hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp xây dựng kế hoạch hàng năm và tổng hợp
tình hình thực hiện của các địa phương.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn,
chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình, kiểm soát dịch bệnh; tham mưu đề xuất
các chính sách có liên quan và thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về sản
xuất, kinh doanh giống heo trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và
Đầu tư cân đối kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm, lồng ghép và huy động các
nguồn vốn để thực hiện đề án.
3. Các sở, ngành liên quan căn cứ
chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ để khôi phục và phát
triển chăn nuôi heo hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.
4. UBND các huyện, thành phố công
bố công khai quy hoạch, chỉ đạo thực hiện phát triển chăn nuôi heo hàng hóa
chất lượng cao trên địa bàn theo đề án được duyệt.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công thương,
Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các đơn
vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- LĐVP và CV: KH, TC;
- Lưu: VT, NN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Hòa
|
PHỤ LỤC I
VỊ TRÍ, ĐỊA ĐIỂM,
DIỆN TÍCH CÁC KHU CHĂN NUÔI HEO HÀNG HÓA CHẤT LƯỢNG CAO THEO HÌNH THỨC CHĂN
NUÔI TRANG TRẠI, GIAI TRẠI CÓ QUY MÔ VỪA VÀ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI
ĐOẠN 2011 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 04/01/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Huyện, Thị xã,
Thành phố
|
Địa danh
|
Vị trí
|
Diện tích (ha)
|
Ghi chú
|
|
|
|
(ha)
|
|
1. Đà Lạt
|
02 điểm
|
02 xã
|
33,2
|
|
(1)
|
Cúp Berbe
|
Xã Xuân Thọ
|
16,0
|
|
(2)
|
Tà Nung 2
|
Xã Tà Nung
|
17,2
|
|
2. Lạc Dương
|
01 điểm
|
01 xã
|
50,0
|
|
(3)
|
Tiểu khu 243B, 227B
|
Xã Lát
|
50,0
|
|
3. Đức Trọng
|
04 điểm
|
05 xã
|
170,0
|
|
(4)
|
Đồi Me
|
Xã N’Thông Hạ
|
50,0
|
Đất công do UBND xã quản lý
|
(5)
|
Cần Reo
|
Xã Liên Hiệp
|
50,0
|
(6)
|
Mon K’Rít
|
Thị trấn Liên Nghĩa
|
20,0
|
Đất công của thị trấn
|
(7)
|
Pongour
|
Xã Phú Hội, xã Tân Thành
|
50,0
|
|
4. Lâm Hà
|
04 điểm
|
04 xã
|
100,0
|
|
(8)
|
Đoàn Kết
|
Thị trấn Đinh Văn
|
25,0
|
|
(9)
|
Chi Lăng I
|
Thị trấn
Nam Ban
|
25,0
|
|
(10)
|
Gia Lâm
|
Xã Gia Lâm
|
20,0
|
|
(11)
|
Phúc Thanh
|
Xã Phúc Thọ
|
30,0
|
|
5. Đam Rông
|
03 điểm
|
03 xã
|
151,1
|
|
(12)
|
R Lang Dia
|
Xã Phi Liêng
|
50,0
|
|
(13)
|
Đạ Tế
|
Xã Rô Men
|
51,1
|
|
(14)
|
Đắc Măng
|
Xã Đạ R’Sal
|
50,0
|
|
6. Đơn Dương
|
03 điểm
|
03 xã
|
60,0
|
|
(15)
|
Lạc Xuân
|
Xã Lạc Xuân
|
20,0
|
|
(16)
|
P’Róh
|
Xã P’Róh
|
20,0
|
|
(17)
|
Đạ Ròn
|
Xã Đạ
Ròn
|
20,0
|
|
7. Di
Linh
|
04 điểm
|
05 xã
|
138,0
|
|
(18)
|
Da Nil
|
TK 610, 616-xã Tân Thượng, Đinh Trang Thượng
|
80,0
|
Đã được QH chăn nuôi bò CLC nay trích 80 ha cho
chăn nuôi heo tập trung (TK610-30ha, TK616-50ha)
|
(19)
|
Tân Phú 3
|
Xã Đinh Lạc
|
3,0
|
Tại Công ty CP chăn nuôi heo Di Linh
|
(20)
|
Dang Rách
|
TK 650-Xã Gung Ré
|
30,0
|
Đã được QH chăn nuôi bò CLC nay trích ra 30 ha
cho chăn nuôi heo tập trung
|
(21)
|
Liên Djiraye
|
TK 646-Xã Gia Hiệp
|
25,0
|
Đã được QH chăn nuôi bò CLC nay trích ra 25 ha
cho chăn nuôi heo tập trung
|
8. Bảo Lộc
|
02 điểm
|
02 xã
|
70,0
|
|
(22)
|
Đam B’Ri
|
Xã Đam B’Ri
|
30,0
|
|
(23)
|
Lộc Châu
|
Xã Lộc Châu
|
40,0
|
|
9. Bảo
Lâm
|
02 điểm
|
02 xã
|
50,0
|
|
(24)
|
Nao Deur
|
TK 441, 446 TT Lộc Thắng
|
25,0
|
Đã được QH chăn nuôi bò CLC
|
(25)
|
Nao Quan
|
TK 443 xã Lộc Phú
|
25,0
|
nay trích ra 50 ha (2 điểm) cho chăn nuôi heo tập
trung
|
10. Đạ
Huoai
|
02 điểm
|
02 xã
|
75,7
|
|
(26)
|
Trảng Bụp
|
Thôn 4-xã Ma Đa Guoi
|
42,0
|
Đã được QH chăn nuôi bò CLC nay trích ra 42 ha
cho chăn nuôi heo tập trung
|
(27)
|
Hà Lâm
|
TK583-Thôn 4-xã Hà Lâm
|
33,7
|
|
11. Đạ Tẻh
|
06 điểm
|
06 xã
|
280,0
|
|
(28)
|
Thị trấn
Đạ Tẻh
|
Thôn 8B Tân Lập-TT Đạ Tẻh
|
30,0
|
|
(29)
|
An Nhơn
|
Thôn 8-xã An Nhơn
|
20,0
|
|
(30)
|
Đạ Lây
|
Thôn Lộc Hòa-xã Đạ Lây
|
70,0
|
|
(31)
|
Mỹ Đức
|
Thôn 7-xã Mỹ Đức
|
60,0
|
|
(32)
|
Quốc Oai
|
Thôn 5-xã Quốc Oai
|
50,0
|
|
(33)
|
Hương Lâm
|
Thôn Hương Thanh-xã Hương Lâm
|
50,0
|
|
12. Cát Tiên
|
02 điểm
|
02 xã
|
85,0
|
|
(34)
|
Đồi Kim Cương
|
TK NN xã Phước Cát 1
|
35,0
|
Đã được QH chăn nuôi bò CLC nay trích ra một phần
cho chăn nuôi heo tập trung
|
(35)
|
Thôn 2-3
|
TK 516, 529 xã Tiên Hoàng
|
50,0
|
|
Tổng cộng 35
điểm
|
1.263,0
|
|