Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 0781/QĐ-BCT năm 2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 0781/QĐ-BCT
Ngày ban hành 30/01/2008
Ngày có hiệu lực 30/01/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 0781/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦAVỤ KẾ HOẠCH

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Vụ Kế hoạch là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về ngành công thương trong lĩnh vực xây dựng, quản lý, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, chương trình, đề án phát triển ngành theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Tổng hợp, cân đối và hoàn chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án đầu tư của toàn ngành công thương để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

Tham gia thẩm định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước, vùng kinh tế và vùng lãnh thổ; quy hoạch công nghiệp và thương mại các địa phương, các loại hình khu kinh tế; xây dựng các biện pháp quản lý vĩ mô ngành công thương.

2. Đầu mối tổng hợp và cân đối các nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án phát triển các ngành công thương do Bộ quản lý trong phạm vi cả nước, bảo đảm cơ cấu kinh tế hợp lý trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu, hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết kinh tế.

3. Đầu mối giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp thuộc Bộ, kế hoạch xuất khẩu cho các Tham tán theo chỉ đạo của Bộ trưởng.

4. Tổ chức xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được giao, trình Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nếu không còn phù hợp.

5. Quản lý các dự án đầu tư (trừ dự án sử dụng vốn ODA):

a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, soạn thảo và đàm phán các hiệp định, chính sách đầu tư;

b) Chủ trì thẩm định, trình Bộ phê duyệt các dự án đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ;

c) Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại và các dự án đầu tư có liên quan đến lĩnh vực thương mại;

d) Quản lý hoạt động thương mại (tiếp thị, phân phối sản phẩm) các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

đ) Đầu mối tổng hợp chung về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công thương.

6. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thống kê công nghiệp và thương mại; hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác thống kê toàn ngành công thương theo quy định của pháp luật; cung cấp kịp thời các thông tin và báo cáo thống kê theo chế độ quy định để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và lãnh đạo Bộ.

7. Theo dõi, tổng hợp và chủ trì lập báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án của ngành công thương;

Chủ trì tổng hợp, phân tích, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động của ngành công thương và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, tình hình đầu tư của các đơn vị thuộc Bộ, bao gồm tình hình thực hiện các chương trình, dự án, viện trợ của nước ngoài liên quan tới thương mại.

8. Chủ trì xây dựng chương trình hành động của ngành công thương thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước.

9. Đầu mối phối hợp với các Vụ quản lý ngành để xây dựng chương trình làm việc với các Hiệp hội ngành nghề.

10. Xác định nhu cầu, kế hoạch dự trữ lưu thông và dự trữ quốc gia những mặt hàng thuộc danh mục dự trữ quốc gia của Chính phủ do ngành quản lý..

11. Đầu mối của Bộ trong quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB...) về các vấn đề liên quan tới thương mại; tham gia với các Bộ, ngành xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách tài chính tiền tệ liên quan tới thương mại.

12. Tham gia, phối hợp với các đơn vị có liên quan, giúp Bộ chủ trì tổ chức các buổi làm việc giữa lãnh đạo Bộ với lãnh đạo các Sở Công Thương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và doanh nghiệp về chủ trương, định hướng, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án và cơ chế, chính sách phát triển ngành công thương.

[...]