ỦY
BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CỦ CHI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
06/2010/QĐ-UBND
|
Củ
Chi, ngày 23 tháng 11 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến
năm 2015;
Căn cứ Quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề của huyện đến năm 2015;
Căn cứ kết quả điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông
thôn của huyện đến năm 2015;
Xét Tờ trình số 290/LĐTBXH, ngày 16 tháng 10 năm 2010 của Phòng Lao động Thương
binh và Xã hội huyện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho người lao động trên địa
bàn huyện giai đoạn 2010 - 2015.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 7 (bảy) ngày, kể từ ngày
ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng Phòng Lao động
Thương binh và Xã hội huyện, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Minh Tấn
|
ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAI ĐOẠN
(2010-2015 ).
(Kèm theo Quyết định 06/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2010)
Củ Chi là huyện ngoại thành có tổng
diện tích tự nhiên trên 43.496ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 28.214 ha
(chiếm 65%), tổng dân số 343.000 người, trong đó khu vực đô thị chiếm 6%, khu vực
nông thôn chiếm 94%. Dự kiến đến năm 2020 dân số toàn huyện 800.000 người,
trong đó lao động nông thôn còn 20%.
Cơ cấu kinh tế của huyện trong
giai đoạn 2010 - 2015 được Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần X xác định là
huyện Công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp, trong đó giá trị sản xuất
công nghiệp chiếm 70,27%, thương mại - dịch vụ chiếm 18,86%, nông nghiệp chiếm
10,87%. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 20,26%, trong đó công nghiệp tăng bình
quân 20,91%, thương mại - dịch vụ tăng 27,34%, và nông nghiệp tăng 9,41%.
Để đảm bảo cơ sở vững chắc cho
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện, tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho
người lao động, nay UBND huyện xây dựng đề án Đào tạo nghề cho người lao động
trên địa bàn huyện giai đoạn (2010-2015 ), với nội dung như sau:
Phần I
CƠ SỞ, CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN:
I. CƠ SỞ XÂY
DỰNG ĐỀ ÁN:
- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày
27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020”;
- Quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2015;
- Quy hoạch, kế hoạch phát
triển dạy nghề của huyện đến năm 2015;
- Kết quả điều tra khảo sát và dự
báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn của huyện đến năm 2015.
II. THỰC TRẠNG
VÀ DỰ BÁO VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA HUYỆN:
1. Thực trạng:
Tổng số lao động trong độ tuổi
trên địa bàn huyện là 233.000 người, chiếm 67,90% tổng dân số, gồm:
* Lao động trong độ tuổi có việc
làm 173.000 người/233.000 người, chiếm 74,25% tổng lao động trong độ tuổi,
trong đó: Nam 83.040 người, chiếm 48%, nữ 89.960 người, chiếm 52%. Lao động tập
trung tại các doanh nghiệp, các trang trại, với các ngành nghề như: May mặc; cơ
khí dân dụng; thú y, chăm sóc cây kiểng, quản lý trang trại; công nghệ thông
tin; điều dưỡng; kế toán.
- Lao động qua đào tạo nghề từ
sơ cấp trở lên: 86.200 người/173.000 người (chiếm 49,83% trên tổng số lao động
có việc làm), trong đó: Nam 38.000 người, chiếm 44,08%, nữ 48.200 người, chiếm
55,92%, gồm:
. Lao động nông nghiệp: 30.300
người, chiếm 35,15% tổng lao động qua đào tạo nghề.
. Lao động công nghiệp, dịch vụ:
55.900 người, chiếm 64,85% tổng lao động qua đào tạo nghề.
- Lao động chưa qua đào tạo:
86.800 người/173.000 người (chiếm 50,17% trên tổng số lao động có việc làm),
trong đó: Nam 42.000 người, chiếm 48,4%, nữ 44.800 người, chiếm 51,6%.
* Lao động chưa có việc làm là
11.000 người (có 3.000 người tàn tật), và 3.000 sinh viên cao đẳng đại học,
trung học chuyên nghiệp.
* Nội trợ là 30.000 người, và
16.000 người là học sinh phổ thông.
* Nguồn đào tạo nghề có đến cuối
năm 2010 là 100.800 người (11.000người chưa có việc làm, 86.800 người có việc
làm nhưng chưa được đào tạo và 3.000 sinh viên).
2. Kết quả dạy nghề cho lao
động nông thôn:
2.1. Kết quả đạt được:
- Huyện có nhiều chính sách ưu
đãi cho việc đào tạo nghề, như hỗ trợ miễn giảm học phí, tạo việc làm sau đào tạo.
Sau khi được đào tạo nghề, phần lớn học viên đều biết cách áp dụng để phát triển
kinh tế gia đình, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động, tạo thu nhập ổn
định cho bản thân và gia đình.
- Về cơ sở trường lớp: Trên bàn
huyện hiện có 7 đơn vị dạy nghề, và 21 trung tâm học tập cộng đồng trên 21 xã,
thị trấn, gồm:
. Trường trung cấp nghề (Thị Trấn
Củ Chi).
. Trường trung cấp chuyên nghiệp
tư thục Tây Bắc Củ Chi (Thị Trấn Củ Chi).
. Trường trung cấp chuyên nghiệp
tư thục Tây Sài Gòn (Tân Thông Hội).
. Trung tâm GDTX liên kết với
trường Cao đẳng nghề Lý Tự Trọng.
. Cơ sở dạy nghề tư thục Đông
Phương, tại xã Phú Hòa Đông.
. Cơ sở dạy nghề tư thục Phương
Nam, tại xã Bình Mỹ.
. Cơ sở dạy nghề tư thục Sao Việt,
tại Thị trấn Củ Chi.
Với 137 phòng học và 198 lớp học,
trên 550 giáo viên (trong đó giáo viên của trường 150 giáo viên, chiếm 27,27% tổng
giáo viên). Hàng năm đào tạo cho trên 6.000 người lao động từ sơ cấp đến trung
cấp, bình quân 1 năm mỗi giáo viên dạy 11 người lao động.
Đến năm 2010 số lao động đã được
đào tạo là 110.000 lao động, trong đó đã có việc làm 86.200 người, chiếm
78,36%, chưa có việc làm 23.800người, chiếm 21,64%.
2.2. Tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân:
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
còn thấp chiếm 37% trong tổng số lao động trong độ tuổi, nhất là lao động nông
thôn, lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
- Cơ cấu đào tạo nghề theo trình
độ và nghề đào tạo chưa đáp ứng được cơ cấu lao động cần sử dụng của các ngành
kinh tế và thị trường lao động.
- Chất lượng đào tạo nghề còn thấp,
lao động sản xuất nông nghiệp chưa được đào tạo nghề, nên kiến thức, kỹ năng
nghề còn nhiều hạn chế dẫn đến năng xuất thấp, sản phẩm chất lượng kém, thu nhập
của lao động nông thôn thấp. Lao động kỹ thuật cao, phục vụ khu vực công nghiệp
thiếu.
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng
dạy nghề còn bất cập so với yêu cầu tăng quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng.
Nhiều cơ sở dạy nghề còn đào tạo trên cơ sở năng lực có sẵn; chưa chủ động tổ
chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; chưa có sự gắn
kết hữu cơ với doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề.
- Chưa huy động được nguồn lực của
xã hội cho đào tạo nghề; chưa tập trung đầu tư đồng bộ để hoàn thành các nghề
trọng điểm, chuyên sâu, để đào tạo lao động có kỹ năng nghề cao. Các điều kiện
đảm bảo chất lượng còn bất cập, chưa được đầu tư đúng mức.
2.3. Dự báo nhu cầu đào tạo
nghề:
Đến năm 2015 dân số huyện khoảng
450.000 người, trong đó lao động trong độ tuổi là 306.000 người, trong đó: Nam
146.880 người, chiếm 48%; nữ 159.120 người, chiếm 52%.
* Đào tạo 65% lao động trong độ
tuổi là 198.900 người (306.000 người X 65% = 198.900 người), trong đó trừ
134.800 người đã được đào tạo nghề và đang học phổ thông, Đại học, cao đẳng,
trung cấp nghề, gồm:
- Học sinh phổ thông: 21.800 người.
- Sinh viên các trường Đại học,
cao đẳng, trung cấp: 3.000 người.
- Số lao động được đào tạo:
110.000 người.
* Số lao động cần được đào tạo
giai đoạn 2010 - 2015 là: 64.100 người (198.900 người - 134.800 người ).
Phần II
QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
ĐÀO TẠO NGHỀ:
I. QUAN ĐIỂM:
- Đào tạo nghề cho người lao động
là sự nghiệp của Đảng, Nhà Nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao
chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho người lao
động, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với
mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội
tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Học nghề là quyền lợi và nghĩa
vụ của lao động nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất
lượng cuộc sống.
II. MỤC
TIÊU:
1. Mục tiêu tổng quát:
- Đề án đào tạo nghề cho người
lao động trên địa bàn huyện giai đoạn (2010-2015 ), nhằm đào tạo nguồn nhân lực
đáp ứng cho yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện giai đoạn 2010
- 2015.
- Nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông
thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
- Bình quân hàng năm đào tạo cho
12.820 lao động nông thôn.
- Đến 2015 tỉ lệ lao động qua
đào tạo đạt 65% theo Nghị quyết Huyện Đảng bộ đề ra, là 64.100 lao động (trong
đó có 8.000 người thuộc diện hộ nghèo, người tàn tật 1.000 người, lao động nông
thôn bị thu hồi đất của các dự án đang khó khăn kinh tế).
2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn
2010 -2015:
Số lao động còn phải đào tạo
trong giai đoạn 2010 - 2015 là: 64.100người, được phân bổ ở các ngành nghề,
lĩnh vực cụ thể sau đây:
- Đào tạo nghề nông nghiệp:
14.000 người, chiếm 21,84%, tổng số lao động đào tạo. Số lao động qua đào tạo dự
kiến có việc làm chiếm 80%. Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 35,15% năm 2010
còn 21,84% năm 2015 (giảm 13,31%).
Đào tạo các ngành nghề: trồng trọt
hoa lan, cây kiểng; chăn nuôi Bò sữa, cá cảnh, chế biến nông lâm thủy sản; Quản
lý tưới tiêu, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường nông thôn; Quản lý trang
trại, hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Đào tạo công nghiệp - thương mại
dịch vụ: 50.100 người, chiếm 78,16%, tổng số lao động đào tạo. Hàng năm số lao
động trong khu vực nông nghiệp chuyển dịch sang khu vực công nghiệp - dịch vụ
khoảng 3.000 người.
Đào tạo các ngành nghề: Kỹ thuật,
công nghệ; sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm; tiểu thủ công nghiệp; y tế,
dịch vụ xã hội; khách sạn, du lịch, giúp việc, nấu ăn và các lĩnh vực
khác, nhằm chuyển sang làm việc ở khu vực đô thị, khu công nghiệp,
xuất khẩu lao động.
3. Trình độ dạy nghề: Đào tạo
nghề cho 64.100 người lao động trong diện đào tạo theo cơ cấu trình độ như sau:
. Đào tạo Đại học, cao đẳng chiếm
15% : 9.615 người.
. Trung cấp chiếm 25% : 16.025
người.
. Sơ cấp chiếm 25% : 16.025 người.
. Bồi dưỡng chiếm 35% : 22.435
người.
4. Phương thức dạy nghề: Dài hạn,
ngắn hạn tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung cấp
nghề của tỉnh, thành phố lân cận, của huyện; các trường Trung cấp tư thục, các
cơ sở liên kết đào tạo, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
III. ĐỐI TƯỢNG
CỦA ĐỀ ÁN:
- Đối tượng của đề án là lao động
nông thôn trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 55 tuổi với nữ và 15 đến 60 tuổi với
nam) hiện chưa có việc làm hoặc đã có việc làm nhưng không ổn định, trong đó ưu
tiên dạy nghề cho đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng, hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ, người tàn tật, người bị
thu hồi đất canh tác và học sinh phân luồng học nghề.
Người lao động trong các doanh
nghiệp chưa qua đào tạo nghề.
Học sinh trong các trường Trung
học phổ thông.
IV. NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU:
1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy
nghề trên địa bàn huyện:
Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn
thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đến năm 2015 theo nghề và cấp trình độ
đào tạo, trong đó:
Giai đoạn 2011-2012: Có 1 trường
cao đẳng nghề Lý Tự Trọng 03 trường trung cấp nghề, 5 trung tâm dạy nghề cấp
huyện, phát triển 10 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội-nghề
nghiệp trên địa bàn các xã: An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Phước Thạnh và
Tân Thạnh Đông... tiếp tục kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác
đào tạo nghề.
Giai đoạn 2012-2015:
- Tiếp tục phát triển hệ thống dạy
nghề theo hướng tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo chuyên
sâu, phấn đấu nâng cấp 2 trường Trung cấp nghề thành trường Cao đẳng nghề.
- Chuẩn hóa cơ sở vật chất, thiết
bị dạy nghề để làm cơ sở đầu tư cho các đơn vị đào tạo nghề; ưu tiên đầu tư các
trường phục vụ các cụm kinh tế xã hội của huyện, các đơn vị dạy nghề tư thục
trên địa bàn huyện.
- Phát triển thêm 10 cơ sở dạy
nghề tại các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, hợp tác xã và các làng nghề.
2. Phát triển đội ngũ quản lý và
giáo viên dạy nghề:
- Bổ sung đội ngũ giáo viên cho
các đơn vị đào tạo nghề thuộc địa phương quản lý, đảm bảo đủ giáo viên; tập
trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn theo
quy định.
- Bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý
công tác đào tạo; tăng cường cán bộ quản lý đào tạo nghề có năng lực, trình độ
và trách nhiệm cho các cơ sở dạy nghề.
3. Đảm bảo chất lượng dạy nghề
và có việc làm ổn định:
V. KINH PHÍ:
1. Kinh phí đào tạo nghề: Theo
quy định tại Quyết định 1956/QĐ- TTg, ngày 27/11/2009, của Thủ tướng Chính phủ,
về kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn được phân bổ từ các nguồn kinh
phí: Chương trình mục tiêu Quốc gia, Ngân sách thành phố, Nguồn huy động tư từ
các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng...
2. Kinh phí huyện đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề: Bình quân
năm 10 tỷ đồng.
VI. CÁC GIẢI
PHÁP VỀ DẠY NGHỀ:
1. Nâng cao nhận thức của toàn
xã hội về phát triển đào tạo nghề:
- Các tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức xã hội tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động; tư vấn học nghề, việc làm miễn
phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề.
- Tăng cường công tác tuyên truyền
sâu rộng trên phương tiện thông tin đại chúng các chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo
nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để
người lao động biết và tích cực tham gia học nghề.
- UBND các xã và thị trấn, xây dựng
kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực hiện Đề án về công tác
đào tạo nghề cho người lao động.
2. Xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề:
- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ làm công tác quản lý về lĩnh vực dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên dạy
nghề, đầu tư thiết bị để phục vụ giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của việc thực hành
cơ bản.
- Khuyến khích các doanh nghiệp
trên địa bàn huyện hợp tác với cơ sở dạy nghề của huyện để đào tạo và tuyển dụng
lao động có nghề.
3. Tăng cường cơ sở vật chất cho
dạy nghề:
- Quy hoạch hệ thống trường dạy
nghề, bố trí quỹ đất phù hợp nhằm đảm bảo diện tích đất cho xây dựng cơ sở dạy
nghề.
- Huy động các nguồn vốn từ ngân
sách tập trung, nguồn thu từ thanh lý cơ sở nhà đất theo Quyết định 09 của Thủ tướng
Chính phủ, vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn ODA, và các nguồn vốn
khác đầu tư cho trường dạy nghề.
- Đẩy mạnh các giải pháp xã hội
hóa trong việc huy động nguồn lực dạy nghề.
4. Đổi mới và nâng cao hiệu quả
công tác quản lý dạy nghề.
5. Đào tạo nghề cho người khuyết
tật:
Dạy nghề cho lao động nông
thôn được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Dạy nghề chính quy tại cơ sở
dạy nghề, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh - dịch vụ, dạy nghề gắn với các mô hình sản xuất tự tạo việc làm, dạy
nghề phục vụ xuất khẩu lao động.
VII. CÁC HOẠT
ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:
- Tuyên truyền, tư vấn học nghề
và việc làm đối với lao động nông thôn.
- Thí điểm các mô hình dạy nghề
cho người lao động, trong đó năm 2010 chọn 02 xã nông thôn mới Tân Thông Hội và
Thái Mỹ làm điểm thực hiện, đồng thời thực hiện tại 19 xã, thị trấn còn lại.
- Tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập.
- Phát triển giáo viên, cán bộ
quản lý dạy nghề.
Trên đây là Đề án đào tạo nghề
cho người lao động trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 - 2015./.
ỦY
BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI.