NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với việc
xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước bao gồm đề tài nghiên
cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc các
Chương trình khoa học và công nghệ, các Chương trình khoa học xã hội và nhân
văn của Nhà nước (gọi chung là Chương trình KH&CN), các đề tài độc lập của
Nhà nước, các công trình khoa học và công nghệ của Nhà nước khác (dưới đây gọi
chung là đề tài của Nhà nước).
Điều 2.
Yêu cầu đối với việc xác định các đề tài của Nhà nước
1. Yêu cầu chung đối với các đề
tài của Nhà nước
a) Việc xác định đề tài của Nhà
nước phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề cấp thiết của đất nước.
b) Căn cứ vào việc đánh giá
khách quan thực trạng phát triển KH&CN trong nước và thành tựu phát triển
KH&CN trên thế giới để xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu nhằm
đảm bảo đề tài của Nhà nước có giá trị khoa học và công nghệ, có tính mới, tính
sáng tạo và tính tiên tiến về công nghệ và tính khả thi.
c) Kết quả của đề tài của Nhà nước
phải có khả năng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống, tác động to lớn
và ảnh hưởng lâu dài đến phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội của đất nước.
Một số đề tài của Nhà nước
(trong các Chương trình KH&CN hoặc đề tài độc lập) có thể được thực hiện bằng
việc hợp tác quốc tế với tổ chức KH&CN hoặc đối tác khác ở nước ngoài
(trong tường hợp này, gọi là đề tài hợp tác quốc tế của Nhà nước về KH&CN).
Các đề tài này sẽ được thực hiện thông qua các Nghị định thư của các Tiểu ban hợp
tác KH&CN hoặc giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường với các đối tác nước
ngoài tương ứng theo các hình thức đã quy định.
2. Yêu cầu đối với việc xác định
các đề tài thuộc các chương trình KH&CN của Nhà nước
Ngoài các yêu cầu và quy định
nêu tại điều 2.1 của Quy định này, việc xác định các đề tài thuộc các chương
trình KH&CN của Nhà nước cần phải căn cứ vào yêu cầu tạo ra những sản phẩm
KH&CN, góp phần giải quyết những nội dung xác định để đạt được những mục
tiêu đặt ra của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Yêu cầu đối với việc xác định
đề tài độc lập của Nhà nước
Phù hợp với các yêu cầu và quy định
nêu tại điều 2.1 của Quy định này, việc xác định các đề tài độc lập của Nhà nước
phải căn cứ vào yêu cầu giải quyết những vấn đề quan trọng, bức xúc, cấp
bách, liên ngành (cũng có thể của một ngành) và có địa chỉ áp dụng rõ ràng,
nhưng không thuộc phạm vi nghiên cứu của các Chương trình KH&CN.
Điều 3. Xuất
xứ của các đề tài của Nhà nước
1. Yêu cầu của Lãnh đạo Đảng và
Nhà nước
Trên cơ sở chiến lược phát triển
KH&CN và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Nhà nước yêu cầu
triển khai nghiên cứu các đề tài của Nhà nước thông qua việc xác định Phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN và Danh mục các Chương trình KH&CN trọng điểm
của Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước yêu cầu
tổ chức nghiên cứu một số đề tài của Nhà nước đột xuất để giải quyết nhiệm vụ bức
xúc của đất nước.
2. Đề xuất của các Bộ/Ngành
Đề tài do các Bộ/Ngành đề xuất
trên cơ sở tổng hợp những nhu cầu nghiên cứu và phát triển để giải quyết những
nhiệm vụ KH&CN bức xúc phục vụ phát triển của Bộ/Ngành.
3. Đề xuất của tổ chức
KH&CN, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân các nhà khoa học
Đề tài do đề xuất của các tổ chức
KH&CN, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân các nhà khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu
sản xuất và đời sống, góp phần phát triển KH&CN và kinh tế-xã hội của đất
nước.
4. Đề xuất từ hoạt động hợp tác
quốc tế
Ngoài những căn cứ nêu trên, đề
tài hợp tác quốc tế của Nhà nước về KH&CN có thể do đề xuất của Đại sứ quán
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, Tiểu ban hợp tác KH&CN giữa Việt
Nam và nước ngoài, Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, của Tổ chức KH&CN
nước ngoài, hoặc đối tác và các nhà khoa học ở nước ngoài.
TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH DANH MỤC
ĐỀ TÀI CỦA NHÀ NƯỚC
Điều 4.
Dự thảo Danh mục tổng hợp sơ bộ các đề tài của Nhà nước
Để có thể phát huy trí tuệ của đội
ngũ cán bộ KH&CN trong cả nước, đồng thời làm cho nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ phục vụ thiết thực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường định kỳ tổ chức lấy ý kiến rộng
rãi các Bộ/Ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN và các nhà khoa học để
nắm được yêu cầu phát triển KH&CN và nhu cầu bức thiết của kinh tế - xã hội
đối với nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Phương thức lấy ý kiến có thể bằng
cách tổ chức hội nghị, gửi phiếu xin ý kiến, hoặc những hình thức khác. Thông
tin đề xuất đề tài của Nhà nước được ghi thành biểu thống nhất (Phiếu-ĐXĐT-A).
Căn cứ vào những yêu cầu của
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của các cơ quan tổng hợp Nhà nước, tổng hợp các
yêu cầu các Bộ/Ngành, của các tổ chức và cá nhân, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường dự thảo Danh mục tổng hợp sơ bộ các đề tài của Nhà nước (gồm tên
dự kiến của các đề tài; dự kiến mục tiêu, nội dung và sản phẩm KH&CN tương ứng
cho từng đề tài - theo Biểu TH-ĐTCT-A và Biểu TH-ĐTĐL-A tương ứng) - một trong
những căn cứ quan trọng cho các Hội đồng KH&CN của Nhà nước xác định đề tài
làm việc.
d Xác định
các đề tài của Nhà nước
Tuỳ theo yêu cầu về mức độ chi
tiết của nội dung thông báo tuyển chọn (hoặc giao trực tiếp) đối với từng đề
tài, việc xác định đề tài của Nhà nước sẽ được thực hiện bằng một bước (bước 1)
hoặc cả hai bước sau đây:
Bước 1: Xác định Danh mục đề tài
của Nhà nước
Bước 2: Xác định đề cương tóm tắt
của từng đề tài
Bước 1: Xác định Danh
mục đề tài của Nhà nước
1. Thành lập các Hội đồng
KH&CN của Nhà nước để tư vấn xác định đề tài
- Đối với các đề tài thuộc
các Chương trình, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường thành lập các Hội đồng
KH&CN của Nhà nước để tư vấn xác định các đề tài thuộc từng Chương trình
KH&CN của Nhà nước đã được Chính phủ phê duyệt.
- Đối với các đề tài độc lập
của Nhà nước, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường sẽ thành lập các Hội đồng
KH&CN chuyên ngành theo từng lĩnh vực khoa học: Tự nhiên, Kỹ thuật,
Nông nghiệp, Y - Dược, Xã hội - Nhân văn để tư vấn xác định các đề tài.
Mỗi Hội đồng có chủ tịch, phó chủ
tịch, thư ký và các uỷ viên, trong đó khoảng 1/3 số thành viên là đại diện cho
cơ quan quản lý, cơ quan sản xuất-kinh doanh và các tổ chức sử dụng kết quả
KH&CN, 2/3 số thành viên là các nhà khoa học từ mọi miền đất nước, có uy
tín, có trình độ chuyên môn cao, am hiểu lĩnh vực cần tư vấn.
2. Nhiệm vụ của các Hội đồng
Để hình thành Danh mục dự kiến
các đề tài kiến nghị đưa vào Chương trình KH&CN của Nhà nước hoặc kiến nghị
Danh mục dự kiến các đề tài độc lập của Nhà nước giai đoạn 2001-2005, Hội đồng
có nhiệm vụ:
Xem xét, phân tích và phản biện
dự thảo Danh mục tổng hợp sơ bộ những đề tài dự kiến đưa vào Chương trình
KH&CN hoặc Danh mục tổng hợp sơ bộ các đề tài độc lập do Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường cung cấp về những nội dung:
- Tính cấp thiết (quan trọng, cấp
bách, ...);
- Ý nghĩa khoa học và công nghệ:
tính mới, tính tiên tiến về công nghệ;
- Ý nghĩa kinh tế - xã hội: khả năng
áp dụng của đề tài trong thực tiễn (có khả năng áp dụng ? có thể áp dụng ở quy
mô công nghiệp ? chỉ ra được địa chỉ áp dụng cụ thể ? có khả năng tác động to lớn
đến kinh tế - xã hội ?...);
- Tính khả thi (có thể thực hiện
được về mặt kỹ thuật); sự phù hợp với mục tiêu của Chương trình (đối với các đề
tài thuộc Chương trình)
Trong quá trình phân tích đánh
giá, Hội đồng có thể đề xuất đề tài mới, Hội đồng sửa đổi hoặc bổ sung để làm rõ
và chính xác hoá đối tượng nghiên cứu, mục tiêu, nội dung và sản phẩm đã nêu
cho từng đề tài trong dự thảo Danh mục do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
cung cấp.
Hội đồng sử dụng phương thức cho
điểm để lựa chọn đề tài.
3. Tư liệu làm việc của Hội đồng
gồm có:
3.1) Các tài liệu nghiệp vụ:
Bản Quy định này và bản Quy định về Phương thức làm việc của Hội đồng do Bộ trưởng
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành và tài liệu nghiệp vụ khác.
3.2) Các tài liệu chuyên môn:
a/ Phương hướng phát triển khoa
học và công nghệ và Danh mục các Chương trình KH&CN của Nhà nước giai đoạn
2001 - 2005 được Chính phủ phê duyệt
b/ Dự thảo Danh mục tổng hợp sơ
bộ các đề tài của Nhà nước do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tổng hợp từ
những yêu cầu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đề xuất của các cơ quan tổng hợp,
các Bộ/Ngành, tổ chức KH&CN, nhà khoa học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất:
- Đối với Chương trình
KH&CN: dự thảo Danh mục tổng hợp sơ bộ những đề tài thuộc phạm vi nghiên
cứu của Chương trình.
- Đối với đề tài độc lập: dự thảo
Danh mục tổng hợp sơ bộ những đề tài thuộc chuyên ngành theo lĩnh vực khoa học
của Hội đồng.
c/ Những tài liệu và thông tin
khác liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của đề tài.
4. Kết quả làm việc của các Hội
đồng
Kết quả làm việc của các Hội đồng
là Danh mục các đề tài dự kiến thuộc Chương trình KH&CN hoặc Danh mục dự
kiến các đề tài độc lập theo chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học tương ứng (gồm
tên dự kiến của các đề tài và dự kiến mục tiêu và sản phẩm KH&CN) gửi
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Căn cứ vào kết quả làm việc của
các Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quyết định phê duyệt
Danh mục các đề tài thuộc từng Chương trình KH&CN của Nhà nước và Danh mục
các đề tài độc lập của Nhà nước để thông báo và tổ chức tuyển chọn hoặc
giao trực tiếp.
Bước 2: Xác định đề
cương tóm tắt của từng đề tài
Trong những trường hợp cần xác định
đề cương tóm tắt - đơn đặt hàng chi tiết về đề tài của Nhà nước trước
khi thông báo tuyển chọn hoặc giao trực tiếp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
đề nghị các Hội đồng KH&CN của Nhà nước tư vấn xác định đề tài xây dựng đề
cương tóm tắt của từng đề tài.
Mỗi Hội đồng sẽ phân công hai hoặc
ba thành viên am hiểu sâu về đề tài chuẩn bị đề cương tóm tắt cho từng đề tài để
đưa ra Hội đồng thảo luận trước khi kết luận.
Khi thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường có thể thành lập mới các Hội đồng KH&CN của
Nhà nước cho từng Chương trình KH&CN và Chuyên ngành khoa học tương ứng để
thực hiện việc xác định đề cương tóm tắt của từng đề tài.
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường cũng có thể mời thêm chuyên gia không phải thành viên Hội đồng am
hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài chuẩn bị đề cương tóm tắt.
1. Nhiệm vụ (đồng thời là kết quả
làm việc) của Hội đồng:
Hội đồng có nhiệm vụ xác định đề
cương tóm tắt của từng đề tài gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Tên đề tài dự kiến
- Mục tiêu cần đạt;
- Kết quả dự kiến;
- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
chủ yếu cần đạt;
Trong một số trường hợp cụ thể,
Hội đồng có thể đề xuất các yếu tố khác như:
- Nội dung nghiên cứu;
- Thời hạn thực hiện;
- Địa chỉ áp dụng;
- Kinh phí dự kiến.
Tài liệu làm việc của Hội đồng
Hội đồng sẽ được cung cấp các
tài liệu chuyên môn và nghiệp vụ như đã nêu tại Điều 5 Bước 1 mục 3 trên đây. Điểm
khác duy nhất là:
- Danh mục các đề tài thuộc từng
Chương trình KH&CN của Nhà nước đã được phê duyệt sẽ thay cho dự thảo
Danh mục tổng hợp sơ bộ những đề tài thuộc phạm vi nghiên cứu của Chương trình.
- Danh mục các đề tài độc lập của
Nhà nước thuộc từng chuyên ngành đã được phê duyệt sẽ thay cho dự thảo
Danh mục tổng hợp sơ bộ những đề tài thuộc chuyên ngành theo lĩnh vực khoa học
của Hội đồng.
Căn cứ kết quả làm việc của các
Hội đồng KH&CN tư vấn xác định đề cương tóm tắt của từng đề tài, Bộ
trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phê duyệt đề cương tóm tắt kèm theo Danh
mục các đề tài thuộc từng Chương trình KH&CN của Nhà nước và Danh mục các đề
tài độc lập của Nhà nước để thông báo và tổ chức tuyển chọn hoặc giao trực
tiếp.
Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường quy định chi tiết về Phương thức làm việc của Hội đồng KH&CN
tư vấn xác định đề tài của Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 (cho cả 2 bước: xác định
Danh mục đề tài và xác định đề cương tóm tắt).