Quyết định 05/2005/QĐ-UB về Quy định đầu tư nuôi cá bè trên sông Tiền do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
Số hiệu | 05/2005/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 07/02/2005 |
Ngày có hiệu lực | 22/02/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký | Nguyễn Văn Phòng |
Lĩnh vực | Đầu tư |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2005/QĐ-UB |
Mỹ Tho, ngày 07 tháng 02 năm 2005 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐẦU TƯ NUÔI CÁ BÈ TRÊN SÔNG TIỀN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010;
Căn cứ Quyết định số 02/2004/QĐ-BTS ngày 14/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Tiêu chuẩn cấp ngành;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về đầu tư nuôi cá bè trên sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Thủy sản chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan có trách nhiệm triển khai, thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 29/2000/QĐ-UB ngày 14/11/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định tạm thời về đầu tư nuôi cá bè trên sông.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG |
ĐẦU TƯ NUÔI CÁ BÈ TRÊN SÔNG TIỀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2005/QĐ-UB ngày 07 tháng 02 năm
2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Nuôi cá bè trên sông là hình thức nuôi cá thâm canh trong bè gỗ hoặc bè đóng bằng các vật liệu thích hợp khác, neo đậu tại một vị trí có độ sâu và địa hình thích hợp. Trong suốt quá trình nuôi phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và an toàn cho người, bè cá.
Điều 2. Đối tượng nuôi cá bè trên sông là tổ chức và cá nhân có năng lực, hành vi không vi phạm pháp luật và có vốn đầu tư đóng bè nuôi cá.
Điều 3. Đầu tư nuôi cá bè trên sông là chủ trương nhất quán, lâu dài của tỉnh. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, công nghệ của tổ chức, cá nhân nuôi cá bè trong vùng quy hoạch của tỉnh.
Điều 4. Các vị trí vùng nước quy định neo đậu được xác định theo lý trình các tuyến sông như sau:
1. Thành phố Mỹ Tho:
1.1. Bắc Cồn Tân Long: (Vùng nước số 1)
Từ vị trí ngang Nhà Văn hóa phường Tân long, thuộc khu phố Tân Hà, phường Tân Long đến ngang trụ đèn hải đăng đuôi cồn Tân Long, phía hạ lưu thuộc khu phố Tân Bình, phường Tân Long (có toạ độ 10.20.880N-106.21.916E đến 10.20.365N-106.23.590E). Chiều dài # 2.450 m.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2005/QĐ-UB |
Mỹ Tho, ngày 07 tháng 02 năm 2005 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐẦU TƯ NUÔI CÁ BÈ TRÊN SÔNG TIỀN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010;
Căn cứ Quyết định số 02/2004/QĐ-BTS ngày 14/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành Tiêu chuẩn cấp ngành;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về đầu tư nuôi cá bè trên sông Tiền thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Thủy sản chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan có trách nhiệm triển khai, thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 29/2000/QĐ-UB ngày 14/11/2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định tạm thời về đầu tư nuôi cá bè trên sông.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG |
ĐẦU TƯ NUÔI CÁ BÈ TRÊN SÔNG TIỀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2005/QĐ-UB ngày 07 tháng 02 năm
2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Nuôi cá bè trên sông là hình thức nuôi cá thâm canh trong bè gỗ hoặc bè đóng bằng các vật liệu thích hợp khác, neo đậu tại một vị trí có độ sâu và địa hình thích hợp. Trong suốt quá trình nuôi phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và an toàn cho người, bè cá.
Điều 2. Đối tượng nuôi cá bè trên sông là tổ chức và cá nhân có năng lực, hành vi không vi phạm pháp luật và có vốn đầu tư đóng bè nuôi cá.
Điều 3. Đầu tư nuôi cá bè trên sông là chủ trương nhất quán, lâu dài của tỉnh. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, công nghệ của tổ chức, cá nhân nuôi cá bè trong vùng quy hoạch của tỉnh.
Điều 4. Các vị trí vùng nước quy định neo đậu được xác định theo lý trình các tuyến sông như sau:
1. Thành phố Mỹ Tho:
1.1. Bắc Cồn Tân Long: (Vùng nước số 1)
Từ vị trí ngang Nhà Văn hóa phường Tân long, thuộc khu phố Tân Hà, phường Tân Long đến ngang trụ đèn hải đăng đuôi cồn Tân Long, phía hạ lưu thuộc khu phố Tân Bình, phường Tân Long (có toạ độ 10.20.880N-106.21.916E đến 10.20.365N-106.23.590E). Chiều dài # 2.450 m.
1.2. Nam Cồn Tân Long: (Vùng nước số 2)
Từ vị trí ngang đường lộ Ngang số 4 thuộc khu phố Tân Hà, phường Tân Long đến vị trí cách trụ đèn hải đăng đuôi cồn Tân Long, phía hạ lưu khoảng 700m về phía thượng lưu thuộc khu phố Tân Bình, phường Tân Long (có tọa độ: 10.20.505N-106.22.019E đến 10.20.277N-106.23.135E). Chiều dài # 2.100 m.
2. Huyện Châu Thành:
2.1. Bắc cồn Thới Sơn: (Vùng nước số 3)
Từ vị trí ngang phao luồng màu đỏ sọc trắng (phao giới hạn luồng tàu sông bờ phải) cách trụ đèn hải đăng đầu cồn Thới Sơn, phía thượng lưu khoảng 500m về phía hạ lưu thuộc ấp Thới Bình, xã Thới Sơn đến vị trí cách đuôi cồn phía hạ lưu khoảng 800m về phía thượng lưu thuộc ấp Thới Thạnh, xã Thới Sơn (có tọa độ: 10.19.690N-106.17.919E đến 10.20.121N-106.21.869E). Chiều dài # 7.200 m.
2.2. Nam Cồn Thới Sơn: (Vùng nước số 4)
Từ vị trí cách trụ đèn hải đăng đầu cồn Thới Sơn phía thượng lưu khoảng 3.000m về phía hạ lưu thuộc ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn đến vị trí ngang cột điện cách đuôi cồn phía hạ lưu khoảng 1.200m về phía thượng lưu thuộc ấp Thới Thạnh, xã Thới Sơn (có tọa độ: 10.19.359N-106.19.467E đến 10.20.059N-106.21.791E). Chiều dài # 4.430 m
2.3. Khu vực xã Phú Phong-Kim Sơn: (Vùng nước số 5)
Từ vị trí ngang cột báo hiệu giới hạn bờ trái cách rạch Rau Râm khoảng 400m về phía hạ lưu thuộc ấp Phú Hoà, xã Phú Phong đến vị trí cách vàm Rạch Gầm khoảng 1.000m về phía thượng lưu (gần xưởng đông lạnh) thuộc ấp Hội, xã Kim Sơn (có tọa độ: 10.18.921N-106.12.958E đến 10.19.046N-106.14.364E). Chiều dài # 2.570 m.
3. Huyện Cai Lậy:
Khu vực Bắc Cù lao Năm Thôn (Ngũ Hiệp): (Vùng nước số 6)
Từ vị trí cách bến đò xã Ngũ Hiệp khoảng 400m về phía hạ lưu thuộc ấp Hòa Hảo, xã Ngũ Hiệp đến Đập Lầu thuộc ấp Hòa Hảo, xã Ngũ Hiệp (có tọa độ 10.17.947N-106.07.272E đến 10.17.925N-106.07.753E). Chiều dài # 690 m.
4. Huyện Cái Bè:
4.1. Khu vực giữa rạch Cái Bè và rạch Cù Là: (Vùng nước số 7)
Từ vị trí ngang trụ điện (ngang cơ sở máy nổ Tân Hưng Phát) thuộc ấp An Hoà, xã Đông Hoà Hiệp) đến vị trí cách rạch Cù Là khoảng 200m về phía thượng lưu (ngang cơ sở vật liệu xây dựng Tân Tiến) thuộc ấp An Hoà, xã Đông Hoà Hiệp (có tọa độ 10.19.095N-106.02.639E đến 10.18.945N-106.03.241E). Chiều dài # 1.120 m.
4.2. Khu vực Cồn Cổ Lịch: (Vùng nước số 8)
Từ vị trí cách cầu Mỹ Thuận khoảng 1.000m về phía hạ lưu thuộc ấp Hoà (Cồn Cổ Lịch), xã Hoà Hưng đến vị trí cách vàm rạch Cổ Lịch khoảng 400m về phía thượng lưu thuộc ấp Hoà (Cồn Cổ Lịch), xã Hoà Hưng (có tọa độ 10.16.011N-105.54.364E đến 10.16.745N-105.55.016E). Có chiều dài # 1.200 m.
4.3. Khu vực thượng lưu bến phà Mỹ Thuận(cũ): (Vùng nước số 9)
Từ vị trí cách vàm rạch Cồn Linh khoảng 400m về phía hạ lưu thuộc ấp 2, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè (khoảng km 138+200) đến vị trí ngang ranh hai xã An Hữu và Hòa Hưng, huyện Cái Bè (khoảng km 135+200). Chiều dài # 3.000 m.
Điều 5. Sở Thủy sản căn cứ vào tình hình thực tế các vùng nước quy hoạch neo đậu bè nuôi cá theo quy định này, triển khai cho các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.
Điều 6. Các cơ quan quản lý vùng nước chỉ cấp giấy chứng nhận an toàn giao thông đường thủy (hoặc giấy chứng nhận an toàn hàng hải) khi xác định vị trí neo đậu cho từng bè trong những vùng quy hoạch ở điều 4 của quy định này. Việc bố trí các bè trong từng vùng nuôi thực hiện theo đúng Quyết định số 02/2002/QĐ-BTS ngày 23/01/2002 và Quyết định số 02/2004/QĐ-BTS ngày 14/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về Tiêu chuẩn cấp ngành. Không cấp giấy chứng nhận đối với các tổ chức, cá nhân xin nuôi ngoài vùng quy họach.
Điều 7. Sở Thủy sản lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường chung cho từng vùng nuôi.
Điều 8. Tổ chức, cá nhân trong quá trình nuôi cá bè trên sông phải thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp về bảo vệ môi trường đã được duyệt trong báo cáo tác động môi trường. Sở Thủy sản phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra việc thực hiện và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành.
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ
Điều 9. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đầu tư vốn nuôi cá bè với các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao nhằm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Điều 10. Tổ chức, cá nhân đầu tư nuôi cá bè được hưởng các chính sách về đầu tư và được vay vốn từ các chương trình tín dụng phát triển của Nhà nước, của các Ngân hàng Thương mại… theo các quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 11. Sở Thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn và tập huấn cho người nuôi cá bè về kỹ thuật nuôi, chọn con giống, phòng trị dịch bệnh,… đồng thời quan hệ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh nhằm mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi tiêu thụ sản phẩm.
Điều 12. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư nuôi cá bè ở các vùng nước quy định tại điều 4, chương II của quy định này phải có phương án (hoặc dự án) đầu tư cụ thể và có cam kết thực hiện đúng các giải pháp bảo vệ môi trường vùng nuôi (có mẫu hướng dẫn).
Điều 13. Tổ chức, cá nhân trong tỉnh nuôi cá bè phải đăng ký Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy để được hướng dẫn hồ sơ về thủ tục và cấp đăng ký.
Trình tự thủ tục hồ sơ đăng ký như sau:
1. Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản nhận Phương án (hoặc dự án) đầu tư nuôi cá bè của các tổ chức, cá nhân và hướng dẫn hồ sơ kỹ thuật đăng ký nuôi cá bè, cung cấp các biểu mẫu đăng ký.
2. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi đặt bè xác nhận Đơn xin neo đậu bè cá của các tổ chức, cá nhân đăng ký nuôi bè cá.
3. Các cơ quan quản lý vùng nước cấp Giấy chứng nhận an toàn giao thông đường thủy (hoặc giấy chứng nhận an toàn hàng hải) do cơ quan quản lý vùng nước cấp; các cơ quan quản lý vùng nước cụ thể như sau:
- Vùng nước số 2, 3, 4 (vùng nước số 3 từ vị trí cách Cảng Mỹ Tho 200m về phía thượng lưu trở về hạ lưu) liên hệ với Cảng vụ Mỹ Tho;
- Vùng nước số 1, 3, 5, 8 (vùng nước số 3 từ vị trí cách Cảng Mỹ Tho 200m về phía thượng lưu trở lên thượng lưu) liên hệ với Đoạn quản lý đường sông số 11;
- Vùng nước số 6, 7 liên hệ với Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang;
- Vùng nước số 9 liên hệ với Đoạn quản lý đường sông số 15 (thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp);
4. Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, tổ chức kiểm tra và cấp đăng ký.
Điều 14. Đối với tổ chức, cá nhân ngoài tỉnh có nhu cầu nuôi cá bè liên hệ với Sở Thủy sản để có hướng dẫn cụ thể theo quy định hiện hành.
Điều 15. Ngoài các vùng nước neo đậu đã xác định, Sở Thủy sản tiếp tục quy họach những vùng nước khác trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh, khi có đủ điều kiện thì đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung thêm vào quy định này.
Điều 16. Việc thực hiện nuôi cá bè trên sông phải triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và nhân dân trong tỉnh. Chính quyền địa phương nơi có vùng neo đậu bè cá có trách nhiệm phối hợp với ngành Thủy sản trong việc giữ gìn an ninh trật tự vùng nuôi.
Điều 17. Tổ chức, cá nhân nuôi cá bè phài chấp hành các quy định của nhà nước có liên quan và tự di dời bè cá khi nhà nước có nhu cầu thu hồi mặt nước để sử dụng cho lợi ích chung mà không bồi thường; các ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, xác định nơi đậu bè mới cho các tổ chức, cá nhân khi nhà nước có yêu cầu di dời. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các nội dung của quy định này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hành sự theo các quy định của pháp luật.
Điều 18. Sở Thủy sản phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện và có trách nhiệm theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện quy định này với Ủy ban nhân dân tỉnh.