PHỐI HỢP GIỮA SỞ TƯ PHÁP VỚI ỦY
BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ TRONG CÔNG TÁC TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 03/2015/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định
mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung phối hợp và trách nhiệm phối hợp giữa Sở
Tư pháp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã (sau đây gọi là cấp huyện) trong
công tác Tư pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Sở Tư pháp và Ủy
ban nhân dân cấp huyện và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Điều
2. Mục đích, yêu cầu công tác phối hợp
Công tác phối hợp giữa
Sở Tư pháp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã phải bảo đảm chất lượng,
theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị; đồng thời nâng
cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc thực hiện công tác Tư pháp tại địa
phương.
Điều
3. Nguyên tắc phối hợp
1. Việc phối hợp phải
trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, công khai, đảm bảo theo đúng chức năng, nhiệm
vụ được giao.
2. Việc phối hợp phải
được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, phân công, phân định cụ thể trách nhiệm giữa
các bên.
Điều
4. Căn cứ phối hợp
Các văn bản quy phạm
pháp luật về lĩnh vực Tư pháp và Kế hoạch công tác Tư pháp hàng năm của Chủ tịch
UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện.
Ý kiến chỉ đạo của
UBND tỉnh, Bộ Tư pháp về thực hiện công tác Tư pháp tại địa phương.
Điều
5. Nội dung phối hợp
1. Ban hành kế hoạch,
xây dựng báo cáo, cung cấp thông tin liên quan đến công tác Tư pháp.
2. Theo dõi, tổng hợp
về thực trạng, kiến nghị thực hiện các giải pháp trong công tác Tư pháp tại địa
phương.
3. Thực hiện hoạt động
kiểm tra công tác Tư pháp và các cuộc kiểm tra chuyên đề thuộc lĩnh vực Tư
pháp.
4. Tổ chức các hội nghị
giao ban, sơ kết, tổng kết, hội thảo, tọa đàm chuyên đề thuộc lĩnh vực Tư pháp.
5. Phối hợp trong hoạt
động bán đấu giá tài sản, hoạt động công chứng.
6. Phối hợp quản lý
các đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp đóng tại địa phương.
7. Phối hợp kiện toàn
tổ chức, bố trí nhân lực; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức
thực hiện nhiệm vụ công tác Tư pháp.
8. Phối hợp thực hiện
công tác thi đua khen thưởng.
Những nội dung phối hợp
khác không thể hiện trong quy chế này, thực hiện theo quy định của pháp luật hiện
hành.
Chương
II
NỘI DUNG
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC TƯ PHÁP
Điều
6. Ban hành kế hoạch, xây dựng báo cáo, cung cấp thông tin liên quan đến công
tác Tư pháp
1. Trách nhiệm của
UBND cấp huyện
a) Hàng năm ban hành kế
hoạch công tác Tư pháp tại địa phương trên cơ sở định hướng của Sở Tư pháp và
tình hình thực tế tại địa phương.
b) Chỉ đạo UBND các
xã, phường, thị trấn thực hiện báo cáo công tác Tư pháp theo quy định về chế độ
thống kê báo cáo trong lĩnh vực Tư pháp
c) Thực hiện báo cáo
công tác Tư pháp tại địa phương theo quy định về chế độ thống kê báo cáo trong
lĩnh vực Tư pháp.
2. Trách nhiệm của Sở
Tư pháp
a) Tham mưu UBND tỉnh
ban hành kế hoạch công tác Tư pháp năm trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời định
hướng, chỉ đạo cho UBND cấp huyện xây dựng, ban hành kế hoạch công tác Tư pháp
tại địa phương.
b) Cung cấp thông tin
hoạt động Tư pháp trên địa bàn toàn tỉnh và đánh giá kết quả công tác Tư pháp của
địa phương.
c) Tổng hợp kết quả
công tác Tư pháp trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định về chế độ thống kê trong
lĩnh vực Tư pháp.
Điều
7. Theo dõi, tổng hợp về thực trạng, kiến nghị thực hiện các giải pháp trong
công tác Tư pháp tại địa phương
1. Trách nhiệm của
UBND cấp huyện
Theo dõi, tổng hợp về
những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện công tác Tư pháp tại địa phương; những
bất cập trong chỉ đạo triển khai công tác Tư pháp, trên cơ sở đó đề nghị Sở Tư
pháp tham mưu tháo gỡ, khắc phục.
2. Trách nhiệm của Sở
Tư pháp
Tổng hợp kiến nghị của
UBND cấp huyện liên quan đến lĩnh vực Tư pháp, giải quyết hoặc tham mưu UBND tỉnh,
Bộ Tư pháp giải quyết.
Điều
8. Thực hiện kiểm tra công tác Tư pháp và các cuộc kiểm tra chuyên đề thuộc
lĩnh vực Tư pháp
1. Trách nhiệm của
UBND cấp huyện
a) Tổ chức kiểm tra và
chỉ đạo Phòng Tư pháp thực hiện kiểm tra các lĩnh vực Tư pháp theo thẩm quyền.
b) Chỉ đạo Văn phòng
HĐND, UBND, Phòng Tư pháp và các Phòng, Ban chuyên môn chuẩn bị các điều kiện cần
thiết phục vụ hoạt động kiểm tra công tác Tư pháp và kiểm tra chuyên đề các
lĩnh vực Tư pháp theo kế hoạch.
c) Bố trí lãnh đạo
UBND huyện làm việc với các đoàn kiểm tra theo đề nghị; Chỉ đạo việc thực hiện
và báo cáo kết quả thực hiện kết luận kiểm tra.
2. Trách nhiệm của Sở
Tư pháp
a) Thông báo về kế hoạch
kiểm tra cho UBND cấp huyện biết chậm nhất là 07 ngày trước khi tiến hành các
hoạt động kiểm tra.
b) Thực hiện việc kiểm
tra đảm bảo theo yêu cầu kế hoạch, kết thúc kiểm tra có thông báo kết luận kiểm
tra.
Điều
9. Tổ chức các hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết, hội thảo, tọa đàm chuyên đề
thuộc lĩnh vực tư pháp
1. Trách nhiệm của
UBND cấp huyện
a) Tổ chức giao ban,
sơ kết, tổng kết công tác Tư pháp trên địa bàn;
b) Chỉ đạo các Phòng,
Ban chuyên môn phối hợp chuẩn bị tổ chức các hoạt động giao ban, sơ kết, tổng kết,
hội thảo, tọa đàm chuyên đề thuộc lĩnh vực Tư pháp và cử thường trực UBND huyện
tham gia khi có đề nghị.
c) Chỉ đạo giải quyết
những vướng mắc trong quá trình chuẩn bị, tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết, hội
thảo, tọa đàm chuyên đề khi có phản ánh.
2. Trách nhiệm của Sở
Tư pháp
a) Báo cáo chính quyền
địa phương nơi tổ chức về chương trình, kế hoạch, nội dung các hội nghị giao
ban, sơ kết, tổng kết, hội thảo, tọa đàm chuyên đề thuộc lĩnh vực Tư pháp.
b) Cung cấp thông tin
liên quan, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị và đề xuất, giải
pháp tháo gỡ.
c) Chuẩn bị phương tiện,
trang thiết bị, hậu cần phục vụ các hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết, hội thảo,
tọa đàm chuyên đề thuộc lĩnh vực Tư pháp tổ chức tại địa phương theo kế hoạch.
Điều
10. Phối hợp trong hoạt động bán đấu giá tài sản, hoạt động công chứng
1. Phối hợp trong
hoạt động bán đấu giá tài sản
a) Trách nhiệm của
UBND cấp huyện
Chỉ đạo các cơ quan
liên quan kịp thời chuyển giao tài sản cho Tổ chức bán đấu giá tài sản để thực
hiện việc bán đấu giá đúng quy định của pháp luật, tránh lãng phí, thất thoát
hoặc làm giảm giá trị tài sản.
Chỉ đạo cơ quan chức
năng có các biện pháp để bảo đảm an toàn cho cuộc bán đấu giá tài sản diễn ra
trên địa bàn huyện trong trường hợp những người tham gia đấu giá hoặc những người
khác có hành vi gây rối trật tự tại cuộc bán đấu giá hoặc cố ý gây thương tích
cho đấu giá viên, người giúp việc của Tổ chức bán đấu giá tài sản.
b) Trách nhiệm của Sở
Tư pháp
Chỉ đạo Trung tâm Dịch
vụ bán đấu giá tài sản dừng cuộc bán đấu giá và thông báo ngay cho UBND cấp huyện
nơi tổ chức cuộc bán đấu giá, để có biện pháp xử lý kịp thời trong các trường hợp
sau:
- Có căn cứ cho rằng
cuộc bán đấu giá không thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định;
- Những người tham gia
đấu giá hoặc những người khác có hành vi gây rối trật tự tại cuộc bán đấu giá
hoặc cố ý gây thương tích cho đấu giá viên và người giúp việc.
2. Phối hợp trong
hoạt động công chứng
a) Trách nhiệm của
UBND huyện nơi có tổ chức hành nghề công chứng hoạt động
Chỉ đạo Phòng Tài nguyên
và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và các Phòng chuyên môn có
liên quan cung cấp thông tin về nhà, đất khi có đề nghị của tổ chức hành nghề
công chứng nhằm phục vụ cho việc công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất
động sản theo đúng quy định của pháp luật.
b) Trách nhiệm của Sở
Tư pháp
Chỉ đạo tổ chức hành
nghề công chứng đóng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi, không gây phiền hà,
sách nhiễu cá nhân, tổ chức khi đến yêu cầu công chứng; Không được tự ý đặt ra các
trình tự, thủ tục hoặc thu phí, lệ phí công chứng trái với quy định của pháp luật.
Điều
11. Phối hợp quản lý các đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp đóng tại địa phương
1. Trách nhiệm của
UBND cấp huyện
a) Tạo điều kiện bố
trí về địa điểm làm việc cho đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp đóng tại địa phương.
b) Chỉ đạo các cơ quan
liên quan phối hợp với đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp trong thực hiện nhiệm vụ về
trợ giúp pháp lý và công chứng tại địa phương.
c) Tiếp nhận báo cáo về
tình hình, tổ chức hoạt động của đơn vị.
d) Giải quyết những kiến
nghị về khó khăn, vướng mắc của đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp đóng tại địa
phương.
e) Chỉ đạo các đơn vị
liên quan quan tâm, tạo điều kiện để viên chức các đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp
tham gia những sinh hoạt chung của địa phương.
2. Trách nhiệm của Sở
Tư pháp
a) Thông báo cho chính
quyền địa phương biết về việc bố trí đơn vị, tổ chức con người của đơn vị trực
thuộc Sở tại địa phương;
b) Thông báo kịp thời
về tình hình tổ chức, cán bộ tại đơn vị khi có sự thay đổi.
c) Chỉ đạo đơn vị trực
thuộc Sở liên hệ với chính quyền địa phương, báo cáo định kỳ tình hình hoạt động
và tổ chức của đơn vị với chính quyền địa phương.
d) Tham gia các hoạt động
chung của địa phương khi có đề nghị.
Điều
12. Phối hợp kiện toàn tổ chức, bố trí nhân lực; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho công chức thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp
1. Trách nhiệm của
UBND cấp huyện
a) Hàng năm rà soát,
kiện toàn cán bộ Phòng Tư pháp, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đảm bảo đủ số
lượng, trình độ theo quy định.
b) Có kế hoạch cử đi
đào tạo hoàn thiện trình độ chuyên môn đối với đội ngũ công chức Tư pháp chưa
có trình độ đào tạo phù hợp theo quy định.
c) Cử công chức thực
hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tư pháp tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ do Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp tổ chức theo đề nghị.
2. Trách nhiệm của Sở
Tư pháp
a) Hàng năm xây dựng Kế
hoạch tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thực hiện
nhiệm vụ công tác Tư pháp.
b) Trao đổi với UBND cấp
huyện về nhu cầu và phương thức thực hiện tập huấn, bồi dưỡng.
Điều
13. Phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng
1. Trách nhiệm của
UBND cấp huyện
a) Có ý kiến đối
với các tập thể, cá nhân đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng có thành tích
trong công tác Tư pháp định kỳ và khen thưởng theo chuyên đề.
b) Khen thưởng theo thẩm
quyền đối với những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác Tư pháp tại địa
phương.
2. Trách nhiệm của Sở
Tư pháp
a) Kịp thời
cung cấp văn bản, kế hoạch về thi đua khen thưởng trong công tác tư pháp cho
UBND cấp huyện.
b) Khen thưởng theo thẩm
quyền và hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền khen thưởng đổi với các tập
thể, cá nhân có thành tích trong công tác tư pháp.
Chương
III
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều
14. Sở Tư pháp,
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai thực hiện Quy chế này. Giao Sở Tư
pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện
Quy chế.
Điều
15. Trong quá
trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, hoặc có nội dung không
còn phù hợp, Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã báo cáo trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét và chỉ đạo thực hiện./.