Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Quyết định 0251/2003/QĐ-BTM ban hành Quy chế làm việc của Thương vụ do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 0251/2003/QĐ-BTM
Ngày ban hành 10/03/2003
Ngày có hiệu lực 10/03/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Trương Đình Tuyển
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

BỘ THƯƠNG MẠI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 0251/2003/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA THƯƠNG VỤ

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thươngmại;
Nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Thươngvụ;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy chế làm việc của Thương vụ.

Điều 2. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Vụ trưởng các Vụ chính sách thị trường ngoài nước, Vụtrưởng các Cục, Vụ hữu quan và Tham tán Thương mại tại các nước chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Trường Đình Tuyển

QUY CHẾ

LÀM VIỆC CỦA THƯƠNGVỤ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ: 0251/QĐ-BTM NGÀY 10 THÁNG 03 NĂM 2003

Để nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt đọng của các cánbộ nhân viên trong các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài (dưới đây gọi tắtlà thương vụ) và tăng cường công tác quản lý cán bộ, Bộ Thương mại banhành "Quy chế làm việc của Thương vụ" như sau:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cán bộ, công chức, viên chức trong thương vụ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định trong Pháp lệnh về Cán bộ Công chức, Pháp lệnh về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài,các văn bản hướng dẫn Quy chế này.

Điều 2. Là công chức, viên chức được cử ra nước ngoài thi hành công vụ, mỗi thành viên ở thương vụ có trách nhiệm và nghĩa vụ thi hành chính sách và pháp luật, kỷ luật lao động, chủ động đối với công việc được giao, tuân thủ nguyên tắc và chế độ làm việc.

Điều 3. Tham tán Công sứ hoặc Tham tán Thương mại (dưới đây gọi chung làm Tham tán thương mại) được Bộ Thương mại cử vàđược giao nhiệm vụ phụ trách thương vụ, chỉ đạo điều hành thương vụtheo chế độ thủ trưởng, có trách nhiệm phân công công việc trong thương vụ và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của thương vụ.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THAM TÁN THƯƠNGMẠI VÀ CÁN BỘ CƠ QUAN THƯƠNG VỤ

 

Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của Tham tán Thương mại

Tham tán thương mại là người đứng đầu Thương vụ -một bộ phận trong Cơ quan đại diện- chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thương mại về các nội dung công việc sau đây:

4.1. Điều hành hoạt động của thương vụ; phân công công việc cho cán bộ thuộc quyền, báo cáo Bộ về đánh giá phân loại cán bộtheo quy định, đề nghị Bộ giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ thuộcquyền, uỷ quyền cho cán bộ khác, điều hành thương vụ khi vắng mặt.

4.2. Tổ chức thu thập và xử lý thông tin với yêu cầu cập nhật hàng tháng, cung cấp kịp thời cho Bộ và các doanh nghiệp theo các nội dung:

a. Chiến lược phát triển kinh tế, luật pháp, chính sách thương mại và đầu tư, cam kết về mở cửa thị trường thương mại, dịch vụ,đầu tư của nước sở tại trong các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực.

b. Các quy định về thủ tục hải quan, quản lý chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của nước sở tại v.v... những thông tin cập nhật về sự thay đổi, điều chỉnh trong các quy định này.

c. Nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hoá của nước sở tại(bao gồm khối lượng, chất lượng, giá cả từng mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng ta đang xuất khẩu và có khả năng phát triển sản xuất để xuất khẩu, dung lượng thị trường và thị hiếu của khách hàng).

[...]