Quyết định 02/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg và Thông tư 39/2009/TT-BCT do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành

Số hiệu 02/2011/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/01/2011
Ngày có hiệu lực 16/01/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Trương Văn Sáu
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 02/2011/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 06 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG, THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 105/2009/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ THÔNG TƯ SỐ 39/2009/TT-BCT CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Quyết định số: 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số: 39/2009TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số: 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số: 356/TTr-SCT ngày 29/4/2010 và tờ trình số: 679/SCT ngày 27/7/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, theo Quyết định số: 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số: 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và được đăng trên công báo tỉnh.

Điều 3. Các Ông, (Bà): Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương và Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Sở Tư Pháp;
- Tòa án tỉnh;
- CVP UBND tỉnh;
- Các phòng NC;
- Lưu: VT, 5.22.02.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP QUẢN LÝ CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 02 /2010/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

1. Phạm vi: Quy chế này quy định về công tác phối hợp giữa Sở Công Thương với các sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong các lĩnh vực: quy hoạch, thành lập, mở rộng, bổ sung quy hoạch cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong cụm công nghiệp.

2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc liên quan đến quản lý và hoạt động của cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp:

1. Để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Sở Công Thương với các Sở ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp theo Quyết định số: 105/2009/QĐ-TTg và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc phối hợp quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các Sở ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được pháp luật quy định.

Chương II

NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC SỞ NGÀNH TỈNH, UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ

Điều 3. Nội dung quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp:

1. Xây dựng, ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế chính sách, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật liên quan đến việc thành lập và hoạt động của cụm công nghiệp.

2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp.

3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy chứng nhận đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận liên quan đến hoạt động trong cụm công nghiệp.

4. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong cụm công nghiệp.

[...]