Quy định 49-QĐ/TW năm 1992 về chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp nhà nước do Ban Bí thư ban hành

Số hiệu 49-QĐ/TW
Ngày ban hành 19/11/1992
Ngày có hiệu lực 19/11/1992
Loại văn bản Quy định
Cơ quan ban hành Ban Bí thư
Người ký Đào Duy Tùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN BÍ THƯ
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------

Số: 49-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 1992

 

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG BỘ, CHI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Căn cứ Điều lệ Đảng và nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VII,
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ đặc điểm của các doanh nghiệp nhà nước;
Ban Bí thư quy định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, trong các doanh nghiệp nhà nước như sau.

I- CHỨC NĂNG

Điều 1

Đảng bộ, chi bộ trong doanh nghiệp nhà nước là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở doanh nghiệp; lãnh đạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân, viên chức, hoàn thành nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế, quốc dân, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh.

II- NHIỆM VỤ

1- Lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện chủ trương, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, an ninh, quốc phòng… của doanh nghiệp.

Điều 2

Lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời gian, đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo toàn và phát triển tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của công nhân, viên chức, hoàn thành nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước.

Điều 3

Lãnh đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, phát huy quyền làm chủ của công nhân viên chức, thực hiện công bằng xã hội; thực hiện công khai về tài chính và phân phối, chống tham nhũng, trù dập, ức hiếp quần chúng…

Điều 4

Lãnh đạo xây dựng và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.

2- Lãnh đạo công tác tư tưởng.

Điều 5

Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng trong công nhân, viên chức, phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; xây dựng tinh thần làm chủ, ý thức cần kiệm và tình đoàn kết, hợp tác, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong công nhân, viên chức.

Làm cho công nhân, viên chức hiểu và chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của doanh nghiệp; nâng cao trình độ kiến thức, nghiệp vụ và tay nghề của công nhân, viên chức; hiểu được tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức để kịp thời giải quyết và báo cáo lên cấp trên.

Chống tư tưởng và việc làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng phường hội, cục bộ, gia trưởng, độc đoán, vô tổ chức, vô kỷ luật…

3- Lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức và cán bộ.

Điều 6

Lãnh đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong doanh nghiệp.

Điều 7

Cấp ủy nhận xét, đánh giá cán bộ và ra nghị quyết về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều chuyển, nghỉ hưu, kỷ luật, khen thưởng, đãi ngộ… đối với những cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của các cấp ủy và những chủ trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy, xây dựng quy chế làm việc của doanh nghiệp. Lãnh đạo thực hiện những nghị quyết đó.

Điều 8

Cấp ủy doanh nghiệp đề xuất ý kiến để cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định các vấn đề về tổ chức và cán bộ của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cấp trên.

4- Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân.

Điều 9

[...]