Quy định 23-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng do Bộ Chính trị ban hành

Số hiệu 23-QĐ/TW
Ngày ban hành 31/10/2006
Ngày có hiệu lực 31/10/2006
Loại văn bản Quy định
Cơ quan ban hành Bộ Chính trị
Người ký Trương Tấn Sang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ CHÍNH TRỊ
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------

Số: 23-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2006

 

QUY ĐỊNH

VỀ THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG.

- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá X,
Bộ Chính trị quy định thi hành Điều lệ Đảng (được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng thông qua) với các nội dung sau đây
:

1- Điều 1 (điểm 2) : Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng

1.1- Về tuổi đời.

a) Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi trở lên (tính theo tháng).

b) Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

1.2- Về trình độ học vấn.

a) Người vào Đảng nói chung phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

b) Người vào Đảng đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, không bảo đảm được quy định tại điểm a nêu trên thì nói chung cũng phải có trình độ học vấn tối thiểu là tiểu học.

c) Những trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

2- Điều 3 : Về quyền của đảng viên

2.1- Điều 3 (điểm 1) : Quyền được thông tin của đảng viên.

Định kỳ hằng tháng, theo hướng dẫn của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và cấp uỷ cấp trên, các cấp uỷ đảng thông tin cho đảng viên về tình hình và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thời sự trong nước và thế giới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.2- Điều 3 (điểm 2) : Quyền của đảng viên trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

Thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

2.3- Điều 3 (điểm 3) : Quyền của đảng viên trong việc phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên; báo cáo, kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm.

Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp, về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời, chậm nhất là 30 ngày đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; 60 ngày đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương và 90 ngày đối với cấp Trung ương; những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.

2.4- Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp uỷ nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử; được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng khi xem xét thi hành kỷ luật đối với mình.

3- Điều 4 và Điều 5 : Thẩm quyền quyết định kết nạp đảng viên và xét công nhận đảng viên chính thức

3.1- Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền kết nạp đảng viên : Do tập thể đảng uỷ cơ sở xem xét, quyết định.

3.2- Huyện uỷ (và tương đương) : Do ban thường vụ xem xét, quyết định.

3.3- Tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương : Do tập thể thường trực cấp uỷ và các đồng chí uỷ viên thường vụ là trưởng các ban Đảng cùng cấp xem xét, quyết định.

3.4- Ban cán sự đảng Ngoài nước : Do tập thể Thường trực lãnh đạo Ban cán sự đảng (bí thư, các phó bí thư) xem xét, quyết định.

3.5- Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương : Có quy định riêng.

4- Điều 4 (điểm 3) : Vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của người vào Đảng

Thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

5- Điều 4 : Về kết nạp lại người vào Đảng

[...]