Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
Số hiệu | 18-LCT/HĐNN8 |
Ngày ban hành | 25/04/1989 |
Ngày có hiệu lực | 05/05/1989 |
Loại văn bản | Pháp lệnh |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Nhà nước |
Người ký | Võ Chí Công |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
HỘI
ĐỒNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18-LCT/HĐNN8 |
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 1989 |
CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 18-LCT/HĐNN8 NGÀY 05/05/1989 VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Nguồn lợi thuỷ sản là tài
nguyên sinh vật vô cùng quý giá, có khả năng tái tạo, có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân.
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu
dài; là trách nhiệm của toàn dân, của các ngành, các cấp và các lực lượng vũ
trang nhân dân;
Căn cứ vào Điều 19, Điều 36 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Sinh vật thuỷ sản sống tự nhiên ở các vùng nước thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân. Sinh vật thuỷ sản do nuôi trồng thuộc sở hữu toàn dân hoặc các hình thức sở hữu khác.
Nhà nước thống nhất quản lý nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống của các loài thuỷ sản.
Tổ chức Nhà nước, xã hội, tập thể, tư nhân (sau đây gọi chung là tổ chức) và cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thuỷ sản thiên nhiên theo quy định của Pháp lệnh này ở các vùng nước do Nhà nước quản lý.
Vùng nước được giao chỉ bị thu hồi trong các trường hợp do pháp luật quy định. Hội đồng bộ trưởng quy định thẩm quyền, căn cứ và trình tự giao, thu hồi vùng nước.
Tổ chức, cá nhân sử dụng vùng nước được giao để nuôi trồng, khai thác thuỷ sản có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản để chủ động đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
Nhà nước bảo đảm quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân sử dụng vùng nước để nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
HỘI
ĐỒNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18-LCT/HĐNN8 |
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 1989 |
CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 18-LCT/HĐNN8 NGÀY 05/05/1989 VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Nguồn lợi thuỷ sản là tài
nguyên sinh vật vô cùng quý giá, có khả năng tái tạo, có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân.
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu
dài; là trách nhiệm của toàn dân, của các ngành, các cấp và các lực lượng vũ
trang nhân dân;
Căn cứ vào Điều 19, Điều 36 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Sinh vật thuỷ sản sống tự nhiên ở các vùng nước thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân. Sinh vật thuỷ sản do nuôi trồng thuộc sở hữu toàn dân hoặc các hình thức sở hữu khác.
Nhà nước thống nhất quản lý nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sống của các loài thuỷ sản.
Tổ chức Nhà nước, xã hội, tập thể, tư nhân (sau đây gọi chung là tổ chức) và cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thuỷ sản thiên nhiên theo quy định của Pháp lệnh này ở các vùng nước do Nhà nước quản lý.
Vùng nước được giao chỉ bị thu hồi trong các trường hợp do pháp luật quy định. Hội đồng bộ trưởng quy định thẩm quyền, căn cứ và trình tự giao, thu hồi vùng nước.
Tổ chức, cá nhân sử dụng vùng nước được giao để nuôi trồng, khai thác thuỷ sản có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản để chủ động đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
Nhà nước bảo đảm quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân sử dụng vùng nước để nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
1- Dùng chất độc hại, chất nổ, súng đạn, dòng điện làm tê liệt hoặc làm chết hàng loạt, để khai thác nguồn lợi thuỷ sản.
2- Xả, thải, để rò rỉ các chất độc hại có nồng độ vượt quá giới hạn quy định.
3- Phá rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, các rạn đá và san hô, các bãi thực vật ngầm và các sinh cảnh đặc biệt khác.
4- Xây dựng mới, phá bỏ, thay đổi các công trình liên quan đến vùng nước và môi trường sống làm thiệt hại lớn đến nguồn lợi thuỷ sản.
Trong trường hợp đặc biệt phải tiến hành một hoặc những công việc quy định tại điểm 3, điểm 4 của Điều này thì phải được phép của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
Đối với các nghề và phương tiện khai thác mà Bộ thuỷ sản quy định phải đăng ký thì tổ chức, cá nhân khi hành nghề phải có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Việc lấy giống các loài thuỷ sản quy định tại đoạn 1 của Điều này để tái tạo nguồn lợi hoặc phục vụ yêu cầu điều tra, nghiên cứu khoa học phải theo sự hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản .
Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quy định danh mục các đối tượng thuỷ sản cần được bảo vệ, các biện pháp đặc biệt để bảo tồn các loài thuỷ sản đó.
Bộ Thuỷ sản và các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh đối với các loài thuỷ sản.
QUẢN LÝ VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Bộ Thuỷ sản tổ chức việc nghiên cứu, điều tra, thăm dò nguồn lợi thuỷ sản trong phạm vi cả nước, trên cơ sở phối hợp sử dụng hợp lý lực lượng của các ngành, các cấp.
Bộ Thuỷ sản hướng dẫn xây dựng và tổng hợp trình Hội đồng bộ trưởng về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của các ngành, các cấp; tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương tổ chức hướng dẫn, tổng hợp và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xét duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản trong phạm vi địa phương mình.
Uỷ ban nhân dân quận, huyện và cấp tương đương tổ chức hướng dẫn, tổng hợp và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xét duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của Uỷ ban nhân dân phường, xã, của các tổ chức sản xuất - kinh doanh thuỷ sản trực thuộc quận, huyện mình.
1- Uỷ ban nhân dân quận, huyện, và cấp tương đương giải quyết khiếu nại và tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân với nhau trong quận, huyện mình. Nếu không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân quận, huyện thì có quyền khiếu nại lên Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.
2- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại và tranh chấp giữa các quận, huyện thuộc địa phương mình. Nếu không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại lên Bộ Thuỷ sản . Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản là quyết định cuối cùng.
3- Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản giải quyết khiếu nại và tranh chấp giữa các ngành trung ương hoặc giữa các địa phương cấp tỉnh. Nếu không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản thì có quyền khiếu nại lên Hội đồng bộ trưởng. Quyết định của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng là quyết định cuối cùng.
Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao khoán, thuê, nhận thầu bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, tuỳ theo tính chất và nội dung hợp đồng, được giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự hoặc trọng tài kinh tế.
Tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân do hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản gây ra mà không liên quan đến hợp đồng, thì do Toà án nhân dân giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự.
Các cơ quan này phải xem xét, giải quyết theo Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
QUAN HỆ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
Căn cứ vào những nguyên tắc quy định trong Pháp lệnh này, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành những quy định cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước, góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Các quan hệ quốc tế, các hợp đồng, các văn bản thoả thuận về hợp tác quốc tế có liên quan đến nguồn lợi thuỷ sản phải phù hợp với các quy định của Pháp lệnh này, trừ trường hợp điều ước quốc tế ký kết giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế có quy định khác.
Tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở các vùng nước của Việt Nam để khai thác, nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi thuỷ sản phải có giấy phép và theo hướng dẫn của Bộ thuỷ sản nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
|
Võ Chí Công (Đã ký) |