Nghị quyết 43/2012/NQ-HĐND về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013 do tỉnh Vĩnh Long ban hành

Số hiệu 43/2012/NQ-HĐND
Ngày ban hành 07/12/2012
Ngày có hiệu lực 17/12/2012
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Phạm Văn Lực
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2012/NQ-HĐND

Vĩnh Long, ngày 07 tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2013

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHOÁ VIII, KỲ HỌP LẦN THỨ 06

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Sau khi xem xét báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013, báo cáo của các ngành bảo vệ pháp luật, thông báo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tham gia xây dựng chính quyền, báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí với đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2012 và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013 với mục tiêu, chỉ tiêu và các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG:

Năm 2013 là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015; mục tiêu trọng tâm của tỉnh trong năm 2013 là phát huy mọi nguồn lực để nỗ lực vượt qua những khó khăn, đảm bảo kinh tế tiếp tục tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động đúng hướng và bền vững, tăng khả năng cạnh tranh của các thành phần kinh tế; tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp - nông thôn, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU:

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

KH 2013

a) Các chỉ tiêu về kinh tế:

 

 

1

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng

%

8, - 8,50

2

Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng

%

3,00 - 3,50

3

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng

%

16,00

4

Giá trị các ngành dịch vụ tăng

%

9,00

5

GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế)

Tr. đồng

35,00-36,00

6

Cơ cấu GDP (theo giá thực tế)

 

 

 

+ Khu vực I

%

46,00

 

+ Khu vực II

%

18,00

 

+ Khu vực III

%

36,00

7

Tổng kim ngạch xuất khẩu

Tr. USD

410

8

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Tỷ đồng

10.000

9

Tổng thu ngân sách trên địa bàn

Tỷ đồng

2.686

10

Tổng chi ngân sách địa phương

Tỷ đồng

4.514

 

b) Các chỉ tiêu phát triển xã hội

 

 

11

Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật

%

45

12

Tạo thêm việc làm mới cho lao động

Người

26.200

13

Chuyển dịch cơ cấu lao động

 

 

 

+ Lao động nông - lâm - thuỷ sản

%

55,20

 

+ Lao động phi nông nghiệp

%

44,80

14

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng

%

1,00

15

Giảm số hộ nghèo (theo tiêu chí năm 2011 - 2015)

%

1,5 - 2,00

16

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới

%

16,00

17

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

%

65

18

Phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2013 - 2014

 

 

 

+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Căn

50

 

+ Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

Căn

362

 

c) Các chỉ tiêu về môi trường

 

 

19

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý

%

75

20

Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom

%

85

21

Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý chất thải

%

100

22

Chất thải, nước thải các cơ sở y tế được thu gom và xử lý

%

100

23

Tỷ lệ hộ đô thị sử dụng nước từ hệ thống nước máy tập trung

%

97

24

Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung

%

40

25

Số tiêu chí xã nông thôn mới tăng

 

 

 

- Đối với 02 xã điểm của tỉnh và mỗi huyện 1 xã

Tiêu chí

≥ 04

 

- Đối với các xã có điều kiện

- Đối với các xã còn lại

Tiêu chí

≥ 03

≥ 02

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

A. VỀ LĨNH VỰC KINH TẾ - NGÂN SÁCH:

1. Tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế:

Thực hiện nhất quán nội dung Nghị quyết 11/NQ-CP, Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, thu đúng, thu đủ các nguồn thu NSNN; chi NSNN bảo đảm các hoạt động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp và chi đầu tư phát triển; ưu tiên nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh; chống thất thu NSNN nhất là các nguồn thu còn thất thoát nhiều, thu nợ đọng thuế từ các năm trước, các khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi.v.v...

Giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại; bảo đảm nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và giảm dần nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng thương mại, nâng cao chất lượng tín dụng.

2. Phát triển nông nghiệp và nông thôn:

Quản lý sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản theo quy hoạch đã được phê duyệt, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất; nâng cao chất lượng sản phẩm; thực hiện tốt các chương trình mục tiêu, các đề án, chương trình phát triển nông nghiệp, thuỷ sản bền vững.

Xây dựng vùng sản xuất cây trồng vật nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, globalGAP gắn với thương hiệu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, cây màu và cây ăn trái. Tăng cường công tác phòng chống các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tập trung đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, gắn với chế biến sản phẩm, xử lý chất thải và ít gây ô nhiễm môi trường; tiếp tục triển khai thực hiện các dự án phục vụ phát triển hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, gắn với việc hoàn thiện hệ thống đê bao chống lũ, kênh mương nội đồng để bảo vệ sản xuất, chú ý các vùng xung yếu tránh rủi ro, thiệt hại cho người dân.

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới; xác định thứ tự ưu tiên theo các tiêu chí. Tranh thủ các nguồn viện trợ trong và ngoài nước, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư cho nông thôn mới; thực hiện cơ chế nhân dân thực hiện, Nhà nước hỗ trợ một phần để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn theo Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở.

3. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và doanh nghiệp:

Tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm, tuyến công nghiệp, đồng thời tiếp tục tiến hành rà soát để đơn giản hoá các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mời gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển đảm bảo tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp.

Tiếp tục triển khai đề án phát triển doanh nghiệp của tỉnh giai đoạn 2011-2015; và rà soát, sửa đổi các quy định, trình tự, thủ tục hành chính, ưu đãi đầu tư phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp. Tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Triển khai thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp dân doanh, ưu tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tập thể. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã; khuyến khích việc thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, tạo điều kiện để các hợp tác xã tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc, khảo sát đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc, có giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư phát triển sản phẩm mới, đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành có giá trị tăng cao, ít ô nhiễm môi trường.

Hỗ trợ các hợp tác xã và doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho những hàng hoá nông sản chủ lực, sản phẩm làng nghề; mở rộng các hình thức liên kết trong sản xuất, tiêu thụ cho hàng hoá nông sản.

[...]