Nghị quyết 201/2010/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2011 do tỉnh Điện Biên ban hành

Số hiệu 201/2010/NQ-HĐND
Ngày ban hành 12/12/2010
Ngày có hiệu lực 20/12/2010
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Văn Hữu Bằng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 201/2010/NQ-HĐND

Điện Biên Phủ, ngày 12 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG - AN NINH NĂM 2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 19

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số: 2145/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc  giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011;

Xét Báo cáo số: 182/BC-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2010 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2011; Báo cáo thẩm tra số: 48/BC-KTNS ngày 06 tháng 12 năm 2010 của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2010 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2011 do UBND tỉnh trình tại kỳ họp; Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nội dung sau:

I. Về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2010.

Trong năm 2010 mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc cùng với việc chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm thúc

đẩy phát triển sản xuất, kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, nên hầu hết các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh đã đạt được kết quả quan trọng.

Dự ước tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 (theo giá so sánh năm 1994) đạt 2.002,8 tỷ đồng, tăng 12,48% so với năm 2009 (vượt 0,27% kế hoạch), Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,7%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 16,72%; khu vực dịch vụ tăng 14,66% so với năm 2009. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/năm.

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng xác đinh: Khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 35,27 %, giảm 0,98%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 28,81% tăng

0,38%; khu vực dịch vụ chiếm 35,91 %, tăng 0,6%.

1. Trên lĩnh vực kinh tế.

- Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và tình hình dịch bệnh trên địa bàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích gieo trồng cả vụ đông xuân và vụ mùa; do làm tốt công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất và phòng chống dịch bệnh, chủ động cung cấp giống, vật tư nông nghiệp kịp thời, nên năng xuất và sản lượng lúa 2 vụ vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước. Dự ước tổng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm đạt 221.663 tấn, tăng 3,89% so với thực hiện năm trước, đạt 101,63% kế hoạch năm, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Tốc độ phát triển của đàn gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản được duy trì.

- Sản xuất công nghiệp tiếp tục ổn định và tăng khá so với năm trước, tiến độ thi công các dự án được đẩy mạnh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Dự ước giá trị sản xuất năm 2010 đạt 546.814 triệu đồng (giá năm 1994), tăng 18,82% so với năm 2009 và đạt 98,24% kế hoạch; giá trị sản xuất xây dựng (giá thực tế) năm 2010 đạt 3.516,4 tỷ đồng, tăng 26,61% so với năm trước.

- Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển, thị trường được mở rộng, đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, cuộc vận động "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và người dân tham gia hưởng ứng tích cực, tiềm năng về du lịch tiếp tục được khai thác hiệu quả, dịch vụ vân tải và bưu chính viễn thông phát triển cả về chất lượng và quy mô hoạt động. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 3.128.379 triệu đồng, tăng 31,1% so với năm trước và bằng 118,05% kế hoạch giao; Tổng giá trị xuất nhập khẩu ước đạt 13.300 ngàn USD, đạt 83,13% kế hoạch, tăng 44,57% so với năm 2009.

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2009, đạt 96% kế hoạch. Thu chi ngân sách trên địa bàn có nhiều cố gắng, công tác tổ chức điều hành ngân sách linh hoạt kịp thời góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoạt động ngân hàng luôn bám sát các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Hoạt động thu hút đầu tư tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, các lĩnh vực thủy điện, dịch vụ du lịch, thương mại, sản xuất vật liệu xây dựng và trồng rừng sản xuất.... tiếp tục được các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu và xúc tiến cơ hội đầu tư; Tỉnh đã chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai các dự án đã được cấp phép, từng bước cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư của tỉnh, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đã được cấp phép trong những năm trước. Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển, trong năm đã tổ chức đăng ký thành lập mới cho 108 doanh nghiệp, 13 hợp tác xã và 1.005 hộ kinh doanh, với tổng số vốn đăng ký là 1.209,886 tỷ đồng.

2. Lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

- Công tác giải quyết việc làm được quan tâm, số lao động được giải quyết việc làm trong năm đạt kế hoạch giao, thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội; triển khai quyết liệt các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo, trọng tâm là chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn 4 huyện nghèo và chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ. Tỷ lệ hộ đói nghèo năm 2010 là 30,41% giảm 4,17% so với thời điểm cuối năm 2009 (theo kết quả điều tra sơ bộ theo tiêu chí mới tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh năm 2010 là 52,45%). Các chương trình đầu tư, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện.

- Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y tế được tăng cường đầu tư, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em; tăng cường công tác dự phòng, chủ động giám sát và phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Hoạt động truyền thông Dân số - KHHGĐ gắn với chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản KHHGĐ tại các tuyến được duy trì, đa dạng các hình thức tuyên truyền, góp phần nâng cao ý thức của nhân dân trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế triển khai tốt, đều đạt và vượt mức kế hoạch. Ước số xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2010 là 09 xã, đưa số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế lên 56 xã.

- Toàn ngành giáo dục - đào tạo đã tập trung quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động của Bộ Giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy; chất lượng dạy và học được nâng lên, tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng so với năm học trước; cơ sở vật chất trường lớp học, nhà công vụ giáo viên, nhà ở nội trú dân nuôi và hệ thống trang thiết bị được tăng cường đầu tư, đáp ứng yêu cầu dạy và học của các cấp học. Các trường chuyên nghiệp thuộc tỉnh tiếp tục mở rộng liên kết, đa dạng hóa các loại hình đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức và nhân dân.

- Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức sôi động, đa dạng, phong phú đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với vận động xây dựng mô hình nông thôn mới được tích cực triển khai. Toàn tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao cơ sở và Đại hội thể dục thể thao toàn tỉnh lần thứ VIII; phong trào TDTT quần chúng có bước phát triển rõ nét cả về số lượng và chất lượng.

3. Tổ chức bộ máy

Tổ chức bộ máy chính quyền các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn, chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Công tác tư pháp, thanh tra, phòng chống tham nhũng được tăng cường; giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Công tác cải cách hành chính đạt được kết quả tiến bộ; đã hoàn thành giai đoạn II về rà soát và phê duyệt bộ thủ tục hành chính Nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên theo Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện giai đoạn III của Đề án 30; đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2008 và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ