HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
90/2007/NQ-HĐND
|
Lai Châu, ngày
17 tháng 7 năm 2007
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG, NÂNG CAO
HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN TỚI”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số:
271/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá - thông tin cơ sở đến năm
2010;
Căn cứ Quyết định số:
192/2006/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2010;
Căn
cứ Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 07/5/2007
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh xây dựng,
nâng cao hiệu quả và chất lượng đời sống văn hoá cơ sở trong giai đoạn tới;
Sau
khi xem xét Tờ trình số 501/TTr-UBND ngày 20/6/2007 của UBND tỉnh về đề án
"Đẩy mạnh xây dựng, nâng cao hiệu quả, chất lượng đời sống văn hoá cơ sở đến
2010";
Báo cáo thẩm tra của Ban Văn
hoá - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua Đề
án "Đẩy mạnh xây dựng, nâng cao hiệu quả và chất lượng đời sống văn hoá cơ
sở trong giai đoạn tới" với một số nội dung chủ yếu như sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu
chung:
Đẩy mạnh phát
triển, nâng cao hiệu quả và chất lượng đời sống văn hoá cơ sở, từng bước nâng
cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc ở cơ sở. Xây dựng
con người mới Lai Châu có tư tưởng, đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh.
Ngăn chặn và từng bước đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội, cương quyết
đấu tranh chống tư tưởng và hành động phản văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng
cơ sở trong tỉnh: Kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng - an ninh vững mạnh,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc ngày càng được nâng
cao.
2. Mục tiêu
cụ thể:
2.1. Các chỉ tiêu về xây dựng thiết
chế văn hoá:
- 60% thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn
hoá (có đầu tư thiết bị): 640 nhà.
- 100% phường, thị trấn có nhà văn hoá
(có đầu tư thiết bị): 10 nhà.
- 100% xã, phường có điểm bưu điện văn
hoá xã: 94 điểm.
- 100% nhà văn hoá được xây dựng tại phường,
thị trấn, thôn, bản có tủ sách thư viện.
- Tỷ lệ hộ dân được nghe đài phát thanh:
90%.
- Tỷ lệ hộ dân được xem truyền hình:
80%.
2.2. Chỉ tiêu về các hoạt động văn hoá cơ sở:
- Số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá: 35.940, đạt 65%.
- Số bản, làng, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hoá: 528, đạt
50%.
- Cơ quan, đơn vị, trường học văn hoá: 410, đạt 90%.
- Số đội văn nghệ thôn, bản: 1056, đạt 100%.
- Số thôn, bản có hương ước, quy ước: 1056, đạt 100%.
- Số đầu sách bình quân đầu người tại cơ sở: 3 bản sách/người.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:
1.Tiếp tục đẩy mạnh phong trào
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", chú trọng xây dựng gia
đình văn hóa.
1.1 Xây dựng gia đình văn hoá:
Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ
xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cơ sở, đặc biệt chú trọng, nâng cao chất
lượng, hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa" trong đó chú trọng việc xây dựng gia đình văn hóa.
1.2. Xây dựng khu dân cư tiên
tiến, bản, làng văn hoá:
Phong trào phải được kết hợp chặt
chẽ với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư" lồng ghép với các phong trào và các cuộc vận động khác, đặc biệt
là phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện quy chế dân chủ, xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở… và cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh".
1.3. Xây dựng cơ quan, đơn vị,
trạm xá, trường học văn hoá:
Liên kết phối hợp chặt chẽ giữa
các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc xây dựng các cơ quan đơn vị, trạm xá,
trường học văn hóa theo tiêu chuẩn đã thống nhất ký kết. Thúc đẩy phong trào
phát triển, tập trung nâng cao chất lượng, tính thiết thực và hiệu quả của
phong trào. Đặc biệt quan tâm đến xây dựng các trường học, trạm xá đạt đơn vị
văn hoá.
Tập trung chỉ đạo làm cho phong
trào xây dựng, thôn, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, trạm xá, trường học văn hóa
phát triển sâu rộng, mạnh mẽ, trở thành sự nghiệp của toàn dân, tạo sự chuyển
biến và đẩy lùi có hiệu quả sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức và lối
sống. Đẩy mạnh giáo dục xã hội chủ nghĩa, bồi dưỡng lòng yêu nước, tạo sự chuyển
biến rõ rệt về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, trí tuệ con người
Việt Nam đủ sức thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước. Đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên vừa cấp bách vừa cơ bản, lâu dài.
Góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh để văn hoá thực sự trở thành nền
tảng tinh thần và động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an
ninh.
Xây dựng phong trào hoạt động văn
nghệ, thể thao quần chúng, hàng năm cử phương pháp viên Trung tâm VHTT tỉnh xuống
cơ sở, xây dựng mỗi làng, bản, cơ quan, đơn vị có ít nhất một đội văn nghệ quần
chúng hoạt động thường xuyên. Đẩy mạnh, nâng cao hoạt động thông tin, tuyên
truyền trên các phương tiện Báo chí, Phát thanh - Truyền hình, Văn hoá- Nghệ
thuật tại cơ sở. Đẩy mạnh hoạt động Văn hoá - Thông tin hướng về cơ sở. Tổ chức
giao lưu văn nghệ giữa các xã, phường, các thôn, bản, để học hỏi nâng cao trình
độ, tăng cường khối đoàn kết các dân tộc giữa các vùng, miền.
2. Phát triển các loại hình văn
hoá thông tin phù hợp.
- Đẩy mạnh xây dựng nâng cao chất
lượng hiệu quả đời sống văn hoá cơ sở lựa chọn các loại hình văn hoá thông tin
phù hợp với điều kiện của địa phương. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền,
trong đó tuyên truyền miệng là hình thức gần gũi dễ tiếp thu, bằng các lực lượng
như báo cáo viên, tuyên truyền viên, các già làng, trưởng bản, người có uy tín.
Cần đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền như sinh hoạt câu lạc bộ, văn nghệ
quần chúng, vui chơi giải trí.
- Hỗ trợ đầu tư đổi mới về tổ chức
thiết bị, đổi mới phương thức hoạt động cho các đội thông tin lưu động của tỉnh
và các huyện, thị, đưa thông tin đến với từng người dân ở các vùng sâu, vùng
xa. Kết hợp với chiếu bóng vùng cao, biểu diễn nghệ thuật để tuyên truyền.
- Đầu tư xuất bản các tờ tin, ấn
phẩm, các băng đĩa… cho cơ sở theo hình thức chuyên đề, in song ngữ Việt -
Thái, Việt - H'Mông phục vụ bà con với nội dung và các hình ảnh minh
hoạ hấp dẫn, nhằm thoả mãn nhu cầu tiếp cận thông tin đơn giản, dễ hiểu, phù hợp
với đặc điểm tâm lý dân tộc và trình độ dân trí.
- Tăng thời lượng đồng thời mở rộng
diện phủ sóng truyền thanh - truyền hình, điều chỉnh thời điểm phát thanh bằng
tiếng dân tộc theo thời gian thích hợp trong ngày. Nội dung cần lồng ghép các
chương trình tuyên truyền với chương trình văn nghệ: hát dân ca, độc tấu nhạc cụ
dân tộc, tiểu phẩm…
3. Xây dựng thiết chế văn hoá
phù hợp:
Chú trọng xây dựng nhà văn hóa thôn,
bản, khu dân cư và xã, phường. Quy hoạch và dành quỹ đất để xây dựng nhà văn
hoá, điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng, các khu vui chơi giải trí, các khu vui
chơi thể thao, điểm bưu điện văn hoá xã … khi xây dựng chú ý vừa phù hợp với điều
kiện kinh tế địa phương vừa phù hợp với sự đóng góp của nhân dân, vừa đảm bảo
đa chức năng cho văn hoá và giáo dục, gồm các nội dung: sinh hoạt câu lạc bộ, họp
dân, sinh hoạt Đảng, Đoàn, chương trình khuyến nông, khuyến lâm, đọc sách báo,
chuyển giao công nghệ sản xuất, chương trình y tế, giáo dục, dân số- gia đình-
trẻ em…Các hoạt động vui chơi giải trí.., ngoài các chức năng chủ yếu trên có cả
chức năng thư viện để phục vụ bà con nơi xa xôi nhất.
Nâng cao chất lượng hoạt động của
các thiết chế văn hoá hiện có, xây dựng và sắp xếp hợp lý các cơ quan hành
chính, các đơn vị sự nghiệp và kinh doanh, xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở
phù hợp với địa phương. Thực hiện khẩu hiệu: “Nhà nước và nhân dân cùng làm văn
hoá”.
4. Xây dựng phong trào hoạt động
văn nghệ, thể thao quần chúng.
Quan tâm đến
việc xây dựng các đội văn nghệ, thể thao quần chúng, hàng năm cử phương pháp
viên từ các đội thông tin chuyên nghiệp xuống cơ sở để xây dựng phong trào. Mỗi
bản, làng, cơ quan, đơn vị có từ 1-2 đội văn nghệ- thể thao quần chúng hoạt động
thường xuyên. Nội dung và phương thức hoạt động phản ánh được nét văn hoá đặc sắc
của từng dân tộc, từng vùng miền. Tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng lôi
kéo nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, khuyến khích các nghệ nhân múa hát…truyền
nghề cho con cháu. Tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống vừa đảm bảo giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc vừa phát huy những giá trị văn hoá dân gian của các
dân tộc, đồng thời tránh lãng phí tiền của và thời gian của nhân dân. Tổ chức
các hoạt động thể thao, quan tâm khai thác các trò chơi dân gian của các dân tộc.
Tổ chức giao lưu văn nghệ, thể thao giữa các dân tộc, các vùng miền, cụm thôn,
bản, cụm xã, phường để học hỏi lẫn nhau và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
5. Tăng cường
quản lý Nhà nước về văn hoá tại các xã, phường, thị trấn, khu dân cư và thôn, bản.
Mục đích của
việc quản lý văn hoá là phải làm cho văn hoá phát triển theo định hướng lý tưởng
chính trị và thẩm mỹ của xã hội. Thành quả của việc quản lý là phát động được mọi
tiềm năng, sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới, hướng xã hội tự nguyện tuân
theo những chuẩn mực đúng đắn…phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương.
Đẩy mạnh công
tác tham mưu với các cấp uỷ, chính quyền tăng cường công tác quản lý nhà nước về
hoạt động văn hoá - thông tin trên địa bàn. Trước mắt tập trung xây dựng, củng
cố, tổ chức bộ máy, các cơ quan văn hoá cơ sở. Tham mưu để các cấp uỷ, chính
quyền có các chủ trương, chính sách về văn hoá phù hợp với điều kiện cơ sở, tạo
điều kiện để Văn hoá - Thông tin cơ sở phát triển đáp ứng nhu cầu về tinh thần,
nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho đồng bào các dân tộc. Quản lý nhà nước về
văn hoá tại cơ sở cần tập trung vận dụng hợp lý các văn bản của Đảng và Nhà nước
vào điều kiện địa phương. Quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc trong việc cưới, tang, lễ hội. Muốn vậy phải thực hiện nếp sống văn
minh trong cưới, tang, lễ hội. Xoá bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan, ngăn chặn,
đẩy lùi các hoạt động phản văn hoá, các sản phẩm văn hoá độc hại.
Đào tạo, bồi
dưỡng về trình độ, năng lực cho cán bộ văn hoá cơ sở, có như vậy mới đảm bảo
nâng cao chất lượng hoạt động của ngành Văn hoá - Thông tin nói chung và tạo
cho đời sống văn hoá cơ sở ngày càng nâng cao và phát triển.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CƠ BẢN:
1. Giải pháp về công tác lãnh đạo, chỉ
đạo và nâng cao nhận thức:
+ Nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo,
chỉ đạo của các tổ chức Đảng đối với lĩnh vực văn hoá. Đảm bảo sự lãnh đạo sâu
sát, toàn diện của các cấp uỷ, sự quản lý điều hành kịp thời, chặt chẽ của UBND
các cấp. Các cơ quan phối hợp phải năng động sáng tạo hoàn thành nhiệm vụ của
mình tạo điều kiện cho cơ quan chủ trì thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng
nhiều hình thức qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm nâng cao nhận thức
đối với cán bộ Đảng viên và nhân dân các dân tộc Lai Châu về vai trò, vị trí của
sự nghiệp văn hoá thông tin nói chung, của việc đẩy mạnh xây dựng, nâng cao hiệu
quả chất lượng đời sống văn hoá cơ sở nói riêng để từ đó có sự quan tâm đúng mức
tới các hoạt động văn hoá thông tin tại cơ sở.
+ Củng cố mối quan hệ phối hợp chặt chẽ
giữa các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực
hiện phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".
+ Rà soát lại toàn bộ kết quả bình xét gia
đình văn hoá, bản, làng, khu phố văn hoá, cơ quan, đơn vị, trường học văn hoá,
từ đó căn cứ vào các tiêu chí của Ban Chỉ đạo Trung ương và của tỉnh thẩm định
và điều chỉnh chất lượng của phong trào.
2. Tăng cường
đầu tư, huy động nguồn lực và vốn đầu tư:
* Nhu cầu kinh phí
Tổng kinh phí để thực hiện đề án
là: 57.612 triệu đồng.
Trong đó:
- Ngân sách TW cấp: 2.479 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 53.546 triệu đồng.
- Sự đóng góp của tổ chức xã hội: 793,5 triệu đồng.
- Sự đóng góp của nhân dân: 793,5 triệu đồng.
* Phân kỳ đầu tư:
- Năm 2007: 7.245 triệu đồng.
- Năm 2008: 17.745 triệu đồng.
- Năm 2009: 15.918 triệu đồng.
- Năm 2010: 16.704 triệu đồng.
+ Huy động sức đóng góp của dân, các doanh nghiệp, các tổ chức
xã hội để xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở, trong đó có sự hỗ trợ của nhà nước.
+ Kết hợp lồng ghép nhiều chương trình, dự án để tăng hiệu
quả đầu tư cho thôn, bản như: Chương trình MTQG về văn hoá, các dự án nghiên cứu
bảo tồn di sản văn hoá, chương trình 120, 134, 135…
+ Kêu gọi các tổ chức xã hội, Hội văn nghệ dân gian Việt
Nam, Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ VHTT, tổ
chức phi chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hỗ trợ đầu
tư cho hoạt động văn hoá.
+ Khuyến khích mọi người dân, các tổ chức xã hội tham gia
vào lĩnh vực văn hoá: Kinh doanh dịch vụ văn hoá, vui chơi giải trí.
3. Giải pháp về cơ chế chính
sách:
- Chính sách về tôn vinh nghệ
nhân: Tổ chức hội nghị biểu dương, khen thưởng đối với các nghệ nhân có công
trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống.
- Xây dựng các chính sách của tỉnh:
Chính sách về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, chính sách khuyến
khích sáng tạo hoạt động văn hoá tại cơ sở.
- Chính sách về khen thưởng đối với
các gia đình văn hoá, làng bản, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học đạt
tiêu chuẩn văn hoá để tôn vinh danh hiệu này.
- Chính sách khen thưởng đối với
các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động văn nghệ quần chúng tại cơ sở.
- Chính sách về bồi dưỡng, đào tạo,
tập huấn cán bộ ngành Văn hoá, đặc biệt là cán bộ văn hoá tại cơ sở.
-
Chính sách xã hội hoá hoạt động văn hoá nhằm động viên sức người, sức của của
các tầng lớp nhân dân và các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển văn hoá.
4. Đẩy mạnh
xã hội hoá các hoạt động Văn hoá- Thông tin, khuyến khích các tổ chức xã hội,
cá nhân tham gia vào các hoạt động văn hoá cơ sở.
Xã hội hoá hoạt động văn hoá nhằm động
viên, huy động có hiệu quả sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ
chức kinh tế-xã hội tham gia xây dựng và phát triển văn hóa.
Tăng cường nguồn lực đầu tư cho phát triển
văn hoá, đồng thời với việc đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực văn hoá - thông tin để
khai thác mọi nguồn lực: Từ nguồn lực Trung ương, nguồn lực từ nước ngoài, nguồn
lực từ địa phương và chú trọng nguồn lực trong nhân dân. Công tác xã hội hoá hoạt
động văn hoá, trước tiên phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục để toàn xã hội
nhận thức đúng về vị trí vai trò của văn hoá trong quá trình hội nhập, phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh hiện nay.
Phát huy sức mạnh
của toàn xã hội trong xây dựng gia đình văn hoá, bản, làng, khu phố văn hoá,
xã, phường, cơ quan, đơn vị văn hoá là một yếu tố hết sức quan trọng và cơ bản
của việc đưa văn hoá về cơ sở.
5. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát của cấp
uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp trong việc thực hiện xây dựng nâng cao hiệu
quả, chất lượng đời sống văn hoá cơ sở, kịp thời ngăn chặn và từng bước đẩy lùi
các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội, cương quyết đấu tranh chống tư tưởng và
hành động phản văn hóa dân tộc.
6. Tăng cường quản lý nhà nước của ngành văn
hoá - thông tin và đề cao trách nhiệm các ngành, các cấp chính quyền, đoàn thể
và nhân dân trong tỉnh đối với việc xây dựng, nâng cao hiệu quả, chất lượng đời
sống văn hoá cơ sở trong giai đoạn tới.
Điều 2. Giao cho UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện,
Điều 3. Giao cho Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, các Đại
biểu HĐND tỉnh, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này
đã được HĐND tỉnh khoá XII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2007.