HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 89/2015/NQ-HĐND
|
Bình Thuận, ngày 14 tháng 12 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
THUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHOÁ IX, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh số
34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 30/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ
chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để
xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg
ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh thực hiện các
quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động sức dân và sử dụng
các khoản đóng góp của nhân dân;
Sau khi xem xét Tờ trình số
4127/TTr-UBND ngày 13/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị
quyết về việc tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 2016 - 2020; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND
tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Tờ
trình của UBND tỉnh về tiếp tục phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Chủ trương:
- Xây dựng và phát triển mạng lưới
giao thông nông thôn là một trong những nội dung quan trọng
để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,
nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và cải thiện môi trường sống của
nhân dân; tạo bộ mặt khang trang cho các khu vực nông thôn và các khu phố trong đô thị.
- Phát triển giao thông nông thôn là
sự nghiệp của nhân dân, thực hiện theo phương châm ”Nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ” và huy động tối đa mọi nguồn vốn hỗ trợ
từ các thành phần kinh tế và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Phát triển giao thông nông thôn phải
tuân theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn với xây dựng
nông thôn mới trên từng khu vực, địa bàn, theo hướng bền vững và đồng bộ với sự
phát triển các loại kết cấu hạ tầng khác, từng bước giảm sự chênh lệch giữa
nông thôn và thành thị.
2. Mục tiêu:
Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 70% km đường giao thông nông thôn ở thôn, xóm
(kể cả ở địa bàn khu phố) được kiên cố hóa, trước hết tập trung các tuyến đường
trên địa bàn dân cư và 25 xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới, 27 xã hoàn thành
tiêu chí 2 về giao thông giai đoạn 2016 - 2020 thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới; đường nội bộ trên các thôn, xóm, bản; đường vào khu
sản xuất tập trung; đường hẻm, ngõ ngách trong đô thị.
3. Cơ chế thực hiện:
Vốn đầu tư phát
triển giao thông nông thôn thực hiện theo phương châm “Nhân
dân làm, nhà nước hỗ trợ” với cơ cấu tỷ lệ như
sau:
a) Khu vực 1: Các phường thuộc thành
phố Phan Thiết, thị xã La Gi; các thị trấn ở các huyện, trong đó:
- Các phường:
+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa
không quá 55%, trong đó:
. Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 40%.
. Ngân sách thị xã La Gi và thành phố
Phan Thiết hỗ trợ tối đa không quá 15%.
+ Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội tối thiểu 45%.
- Các thị trấn (trừ các thôn ở thị trấn):
+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa
không quá 60%, trong đó:
. Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không
quá 43%.
. Ngân sách huyện hỗ trợ tối đa không
quá 17%.
+ Nguồn đóng góp
tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tối thiểu 40%.
b) Khu vực 2: Các xã thuộc thành phố
Phan Thiết, thị xã La Gi và các xã thuộc các huyện còn lại (trừ các xã thuộc
khu vực 3; các thôn có đồng bào dân tộc thiểu số xen ghép; các thôn đặc thù nằm
ở vị trí hết sức khó khăn thuộc các xã khu vực 2 được quy định tại điểm c khoản
3 Điều này).
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa
không quá 65%, trong đó:
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không
quá 50%.
+ Ngân sách huyện, thị xã La Gi và
thành phố Phan Thiết hỗ trợ tối đa không quá 15%.
- Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội tối thiểu 35%.
c) Khu vực 3:
Các xã miền núi, vùng cao, hải đảo và ven biển đặc biệt khó khăn: Xã Phan Dũng,
xã Phong Phú - huyện Tuy Phong; xã Phan Lâm, xã Phan Sơn, xã Phan Điền, xã Phan
Tiến - huyện Bắc Bình; xã La Dạ, xã Đông Tiến, xã Đông Giang, xã Đa Mi - huyện
Hàm Thuận Bắc; xã Mỹ Thạnh, xã Hàm Cần - huyện Hàm Thuận Nam; xã Thắng Hải -
huyện Hàm Tân; xã La Ngâu, xã Măng Tố - huyện Tánh Linh và các xã thuộc huyện
Phú Quý; các thôn có đồng bào dân tộc thiểu số xen ghép và các thôn đặc thù nằm
ở vị trí hết sức khó khăn thuộc các xã khu vực 2.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa
không quá 80%, trong đó:
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không
quá 65%.
+ Ngân sách huyện hỗ trợ tối đa không
quá 15%.
- Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội tối thiểu 20%.
Việc quy định tỷ lệ đóng góp của các khu
vực nói trên trừ những nơi mà nhân dân tự nguyện đóng góp 100% để làm đường
giao thông nông thôn; đồng thời khuyến khích các tổ chức và cá nhân ở các địa
phương tự nguyện đóng góp nhiều hơn mức quy định tối thiểu như trên.
d) Đối với các tuyến đường giao thông
nông thôn đặc thù không thể thực hiện theo cơ chế đã quy định, giao UBND tỉnh tổ
chức kiểm tra, đánh giá và quy định cơ cấu tỷ lệ nguồn vốn đầu tư cụ thể cho từng
tuyến đường để các địa phương triển khai thực hiện.
4. Mức huy động
đóng góp tối đa của nhân dân đối với 01 công trình:
- Khu vực 1: Mức huy động đóng góp tối
đa cho 01 công trình là 2,0 tỷ đồng.
- Khu vực 2: Mức huy động đóng góp tối
đa cho 01 công trình là 1,5 tỷ đồng.
- Khu vực 3: Mức huy động đóng góp tối
đa cho 01 công trình là 1,0 tỷ đồng.
5. Đối tượng miễn,
giảm và mức miễn, giảm:
- Đối tượng miễn,
giảm là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ neo đơn không có
khả năng đóng góp.
- Đối tượng miễn, giảm và mức miễn,
giảm cụ thể cho từng đối tượng sẽ do chính quyền địa phương ở cơ sở tổ chức cuộc
họp nhân dân trong từng thôn, xóm, khu phố bàn bạc thống nhất, quyết định và được
niêm yết công khai tại địa phương theo quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 30/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
6. Các nhiệm vụ
và giải pháp thực hiện:
a) Tiếp tục tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục sâu rộng, làm cho cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân nhận thức
đúng mức vị trí, lợi ích và tầm quan trọng của giao thông nông thôn, từ đó thực
sự tự nguyện, tự giác và tích cực tham gia làm giao thông
nông thôn. Cán bộ, công chức, viên chức phải phát huy vai trò gương mẫu, nòng cốt
trong phong trào.
b) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp của chính quyền với mặt trận
và các đoàn thể, phát huy việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở để xây dựng
chương trình kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở các địa phương. Quá
trình thực hiện phải luôn lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, công
khai minh bạch, bàn bạc dân chủ trong nhân dân theo đúng
phương châm “dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra”, từ quá trình chuẩn bị dự
án đến khi thi công hoàn thành công trình. Phát động thi
đua, kịp thời khen thưởng, động viên và nhân rộng các điển hình.
c) Việc huy động sức dân được tiến
hành bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với điều kiện thực tế của
từng địa phương. Cơ cấu tỷ lệ vốn giữa ngân sách nhà nước hỗ trợ và nguồn vốn
đóng góp tự nguyện của nhân dân đối với mỗi công trình, đảm bảo phù hợp với từng địa phương, khu vực cụ thể, mang tính khả thi cao.
Tăng cường huy động mọi nguồn lực trong xã hội, lồng ghép vốn các chương trình,
dự án khác để đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn. UBND tỉnh có trách nhiệm
cân đối nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước hàng năm để bố trí đủ vốn và kịp
thời theo kế hoạch đề ra.
d) UBND tỉnh tiếp tục ban hành các
văn bản quy định, thủ tục, hướng dẫn nhằm đảm bảo thuận lợi, chặt chẽ, giảm thiểu
tối đa mọi chi phí trong quá trình thực hiện; xử lý kịp thời các vướng mắc phát
sinh. UBND các cấp tăng cường công tác quản lý nhà nước, thường xuyên kiểm tra hướng dẫn việc triển khai, giám sát, đảm bảo chất lượng công trình,
quản lý chặt nguồn kinh phí, tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, tiêu cực.
Điều 2. Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện
Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và
các vị đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số
104/2011/NQ-HĐND ngày 18/3/2011 của HĐND tỉnh về phát triển giao thông nông
thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình
Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2015 và có hiệu lực
thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giao thông vận tải,
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Ban công tác Đại biểu Quốc hội;
- Cục Kiểm tra Văn bản (Bộ Tư
Pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị
tỉnh Bình Thuận;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Ban của Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành và đoàn thể
tỉnh;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy,
Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, UBND tỉnh; HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Website Chính phủ;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT. Tấn Duy.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Hùng
|