Nghị quyết 83/NQ-HĐND năm 2022 về phân bổ ngân sách địa phương năm 2023 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 83/NQ-HĐND
Ngày ban hành 09/12/2022
Ngày có hiệu lực 09/12/2022
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Đăng Quang
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 09 tháng 12 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 02/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 2555/QĐ-BTC ngày 07/12/2022 của Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 tỉnh Quảng Trị;

Xét Báo cáo số 257/BC-UBND ngày 22/11/2022 của UBND tỉnh về tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương năm 2022 và dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương năm 2023; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phân bổ ngân sách địa phương năm 2023 tỉnh Quảng Trị như sau:

1. Ngân sách cấp tỉnh:

 

a) Tổng thu ngân sách cấp tỉnh 

8.178.069 triệu đồng

Trong đó:

 

- Thu NSĐP hưởng theo phân cấp

1.869.570 triệu đồng

- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương

6.212.499 triệu đồng

- Thu chuyển nguồn, kinh phí thực hiện nhiệm vụ, chính sách địa phương năm trước chuyển sang

96.000 triệu đồng

b) Tổng chi ngân sách cấp tỉnh 

8.250.769 triệu đồng

Trong đó:

 

- Chi thuộc nhiệm vụ ngân sách cấp tỉnh

5.471.720 triệu đồng

- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới

2.779.049 triệu đồng

c) Bội chi ngân sách cấp tỉnh 

72.700 triệu đồng

2. Ngân sách huyện (bao gồm ngân sách cấp huyện và cấp xã):

 

a) Tổng thu ngân sách huyện

4.048.479 triệu đồng

Trong đó:

 

- Thu NSĐP hưởng theo phân cấp

1.269.430 triệu đồng

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh

2.779.049 triệu đồng

b) Tổng chi ngân sách huyện

4.048.479 triệu đồng

Trong đó, hỗ trợ tăng thêm kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn với mức 03 triệu đồng/tổ chức/năm (Ba triệu đồng/tổ chức/năm).

(Chi tiết theo các biểu đính kèm)

Điều 2. Nhiệm vụ, giải pháp

1. Về nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước

a) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy tăng trưởng, tạo nguồn thu ngân sách ổn định và vững chắc. Triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế; chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu và tích cực khai thác các nguồn thu mới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, trốn lậu thuế và đẩy mạnh công tác quản lý nợ đọng thuế.

b) Tăng cường quản lý, khai thác, huy động nguồn lực và nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng tài sản công. Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất theo quy định, bảo đảm tài sản công sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Tổ chức xử lý tài sản công đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát tài sản công; tổ chức bán đấu giá các cơ sở nhà, đất không có nhu cầu sử dụng để tạo nguồn đầu tư theo quy định.

c) Tổ chức rà soát các quy định về phí, lệ phí (danh mục, mức thu các khoản phí, lệ phí; tỷ lệ để lại, nộp ngân sách các khoản phí) trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh để trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo kinh phí hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ và góp phần tăng thu ngân sách[1].

2. Về nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước:

a) Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp điều hành của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và tình hình thực tế địa phương để chủ động điều hành ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2023 và dành nguồn lực đảm bảo kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách đã được ban hành;

b) Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, khắc phục hạn chế trong chậm triển khai thực hiện dự án đầu tư công, chậm giải ngân vốn đầu tư công; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; kiên quyết điều chuyển vốn của các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng giải ngân nhưng thiếu vốn, hạn chế tối đa việc chuyển nguồn; xem xét trách nhiệm trong xây dựng dự toán không sát thực tế, tổ chức thực hiện thiếu hiệu quả dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công thấp;

c) Có giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đề xuất, công tác chuẩn bị, phê duyệt dự án ODA, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện, nghiên cứu chế tài xử lý đối với các trường hợp không giải ngân hết, trả lại kế hoạch vốn hàng năm do nguyên nhân chủ quan;

d) Tập trung quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nguồn vốn thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, đơn vị, chủ đầu tư trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công; ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng phục vụ các mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh;

đ) Các địa phương, đơn vị điều hành, thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước phải theo khả năng, tiến độ nguồn thu ngân sách; chủ động sắp xếp nhiệm vụ (kể cả nhiệm vụ phát sinh) trong phạm vi dự toán được giao trên tinh thần triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, phù hợp với khả năng ngân sách được phân bổ và các nguồn huy động hợp pháp khác, kết hợp nguồn thu ngoài ngân sách, tăng cường huy động nguồn xã hội hoá. Chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan chủ quản trong quá trình phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách tại các đơn vị trực thuộc;

e) UBND các huyện, thành phố, thị xã trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán chi thu, chi ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách; đối với dự toán chi thường xuyên, sự nghiệp giáo dục đào tạo dạy nghề không được thấp hơn mức dự toán HĐND tỉnh giao. Phân bổ các lĩnh vực chi thường xuyên khác cho đơn vị dự toán trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã phù hợp tình hình thực tế và điều kiện khả năng ngân sách, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, đề án theo phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách;

g) Trong quá trình điều hành, trường hợp thu ngân sách địa phương dự kiến giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các địa phương phải chủ động xây dựng phương án điều hành ngân sách để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương (chủ động các nguồn lực hợp pháp của mình, rà soát, sắp xếp, cắt, giảm, giãn các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương).

3. Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, kịp thời tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị, địa phương: thực hiện sắp xếp lại, xử lý tài sản công (nhà, đất, xe ô tô, máy móc, thiết bị) bảo đảm theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công; khai thác hiệu quả tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết.

[...]