Nghị quyết 6a/NQ-TLĐ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 6a/NQ-TLĐ
Ngày ban hành 06/01/2011
Ngày có hiệu lực 06/01/2011
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Đặng Ngọc Tùng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06a/NQ-TLĐ

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 01 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU
BAN CHẤP HÀNH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHOÁ X

VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Khoá X) họp ngày 5-6 tháng 01 năm 2011, tại thành phố Hồ Chí Minh, đã thảo luận Báo cáo của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thực trạng công tác chỉ đạo và hoạt động của công đoàn cơ sở (CĐCS).

Hội nghị nhất trí đánh giá những kết quả đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục; thống nhất quan điểm, mục tiêu, nội dung, giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ do Đại hội X Công đoàn Việt Nam đề ra, góp phần thực hiện Nghị quyết 6 TW (khoá X) của Đảng về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

I- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CĐCS

1- Về ưu điểm

- Mô hình tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của CĐCS hiện nay cơ bản đã đáp ứng được việc tập hợp công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) gia nhập tổ chức công đoàn và tham gia hoạt động của CĐCS, từng bước thích ứng với những chuyển đổi của các loại hình đơn vị, doanh nghiệp. Tính đến tháng 11/2010 cả nước có 106.116 CĐCS với 7.098.829 đoàn viên công đoàn.

- Đội ngũ cán bộ CĐCS đa số có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, được đoàn viên tín nhiệm. Thông qua hoạt động thực tiễn, nhiều cán bộ công đoàn đã trưởng thành nhanh chóng, tự học hỏi, nắm vững chính sách, pháp luật, nêu cao vai trò đại diện cho tập thể lao động, có bản lĩnh đấu tranh vì lợi ích của người lao động.

- Hoạt động CĐCS khu vực nhà nước có nhiều thuận lợi, các nội dung hoạt động được triển khai khá toàn diện; có trên 90% CNVCLĐ gia nhập tổ chức công đoàn; 70% CĐCS có quy chế hoạt động của ban chấp hành (BCH) và quy chế phối hợp hoạt động giữa BCH công đoàn với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tỷ lệ CĐCS vững mạnh bình quân hàng năm đạt trên 80%.

- Hoạt động CĐCS khu vực ngoài nhà nước gặp nhiều khó khăn, song trong những năm qua với sự hướng dẫn, hỗ trợ của công đoàn cấp trên không ít CĐCS ở doanh nghiệp đã thương lượng và ký được TƯLĐTT có điều khoản có lợi cho người lao động; chủ động tổ chức đối thoại và duy trì chế độ làm việc định kỳ giữa BCH công đoàn với ban giám đốc để phản ánh kịp thời những kiến nghị của CNLĐ, nên đã kịp thời phòng ngừa giải quyết có hiệu quả tranh chấp lao động. Đã vận động được nhiều người lao động gia nhập công đoàn, tỷ lệ CĐCS đạt vững mạnh hàng năm đạt 49%.

2- Hạn chế

- Một số nơi tuy đủ điều kiện nhưng chưa thành lập CĐCS, hoặc chưa đủ điều kiện nhưng vẫn chuyển công đoàn bộ phận thành CĐCS nên không thực hiện được quyền hạn của CĐCS theo quy định của pháp luật.

- Đội ngũ cán bộ CĐCS chủ yếu kiêm nhiệm, ít có điều kiện trau dồi về nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động công đoàn. Cán bộ công đoàn bộ phận, tổ công đoàn đa số chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn. Phần lớn CĐCS các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có đông đoàn viên chưa bố trí được cán bộ chuyên trách công đoàn.

- Phần lớn CĐCS chưa thực hiện phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn đối với CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn; chưa thực hiện việc bầu cán bộ tổ công đoàn hàng năm; chưa coi trọng sinh hoạt tổ công đoàn.

- Công đoàn cơ sở thuộc khu vực nhà nước, có nơi chưa thực hiện tốt công tác tham gia quản lý; tổ chức phong trào thi đua, tổ chức đại hội CNVC, hội nghị cán bộ công chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân còn hình thức. Việc tự chấm điểm xếp loại CĐCS vững mạnh hàng năm còn nặng về hình thức, chưa sát với thực chất hoạt động của CĐCS.

- Công đoàn cơ sở thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn lúng túng về nội dung và phương pháp hoạt động. Việc tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở nhiều đơn vị không có điều kiện triển khai. Tỷ lệ CNLĐ gia nhập công đoàn và CĐCS đạt vững mạnh hàng năm thấp.

3- Nguyên nhân của hạn chế

3.1- Về chủ quan:

- Sự chỉ đạo của các cấp công đoàn chưa đồng bộ, thiếu các giải pháp cụ thể. Sự phối hợp giữa công đoàn cấp huyện và công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu công nghiệp trên địa bàn chưa tốt dẫn đến chồng chéo. Chỉ đạo hoạt động CĐCS dàn trải, hình thức. Một số văn bản hướng dẫn chậm được ban hành, hoặc chưa sát với thực tiễn. Đánh giá xếp loại CĐCS, NĐ vững mạnh của công đoàn cấp trên chưa phản ánh đúng chất lượng hoạt động của CĐCS; chưa coi trọng việc tổng kết thực tiễn và tập huấn, bồi dưỡng cán bộ hoạt động ở CĐCS.

- Đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp ở nhiều nơi thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng nên chưa thực hiện tốt vai trò đại diện và chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS. Đội ngũ cán bộ chuyên trách CĐCS quá thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm và thường xuyên biến động.

- Công đoàn cơ sở được giao nhiều nhiệm vụ, quyền hạn, nhưng không có điều kiện thực hiện. Lợi ích giữa đoàn viên và người lao động chưa gia nhập công đoàn không có nhiều sự khác biệt, vì vậy chưa thu hút được đông đảo CNLĐ tham gia tổ chức công đoàn và đoàn viên chưa tích cực tham gia hoạt động công đoàn.

3.2- Về khách quan:

- Các cấp công đoàn không được chủ động quyết định về biên chế và tuyển dụng cán bộ chuyên trách công đoàn. Chế độ tiền lương đối với cán bộ CĐCS chưa hợp lý nên chưa thu hút được người làm cán bộ chuyên trách công đoàn.

- Không ít doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước vừa không tạo điều kiện, vừa gây khó khăn cho CĐCS hoạt động.

- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm pháp luật lao động và quyền công đoàn của các cơ quan chức năng Nhà nước chưa kịp thời, hiệu quả thấp, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động CĐCS.

- Số doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước hiện nay có tổ chức Đảng không nhiều nên hoạt động của CĐCS nhiều khi gặp khó khăn.

II- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

[...]