Nghị quyết 57/2021/NQ-HĐND quy định về phân cấp ngân sách nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022-2025
Số hiệu | 57/2021/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 09/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 09/12/2021 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Dương Văn Trang |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2021/NQ-HĐND |
Kon Tum, ngày 09 tháng 12 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ
HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
Xét Tờ trình số 207/TTr-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp ngân sách Nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 396/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XII Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, thực hiện từ năm ngân sách 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
PHÂN
CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 57/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Kon Tum)
1. Nghị quyết này quy định về phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương của tỉnh Kon Tum thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Đối với phân cấp chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thực hiện theo các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ quy định tại Nghị quyết số 63/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Kon Tum.
1. Các sở, ban, ngành và các đơn vị khác thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây viết là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn (sau đây viết là Ủy ban nhân dân cấp xã).
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2021/NQ-HĐND |
Kon Tum, ngày 09 tháng 12 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ
HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
Xét Tờ trình số 207/TTr-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp ngân sách Nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 396/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XII Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, thực hiện từ năm ngân sách 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
PHÂN
CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 57/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Kon Tum)
1. Nghị quyết này quy định về phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương của tỉnh Kon Tum thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Đối với phân cấp chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thực hiện theo các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ quy định tại Nghị quyết số 63/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Kon Tum.
1. Các sở, ban, ngành và các đơn vị khác thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây viết là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn (sau đây viết là Ủy ban nhân dân cấp xã).
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác lập, phân bổ, chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 3. Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
1. Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của từng địa phương. Ngân sách các địa phương được phân cấp nguồn thu để chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên.
2. Ngân sách cấp tỉnh giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi của tỉnh, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới các Chương trình, đề án, chính sách do Trung ương, địa phương ban hành và các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp ngân sách đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ; đảm bảo ngân sách xã, phường, thị trấn (sau đây viết là ngân sách cấp xã) được phân chia nguồn thu từ các khoản thu: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất.
4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp trước khi ban hành. Việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
5. Ngân sách huyện, thị xã, thành phố (sau đây viết là ngân sách cấp huyện), ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã được chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
6. Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh được phân cấp nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác.
7. Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
8. Các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hằng năm mà ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp để tăng chi thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đối với số tăng thu thực hiện so với dự toán được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật Ngân sách nhà nước.
Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách dẫn đến thu ngân sách trên địa bàn cấp huyện được hưởng vượt quá 20% dự toán thu được Hội đồng nhân dân tỉnh giao; Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh phần thu vượt trên 20% ngân sách cấp huyện về ngân sách tỉnh để phân bổ thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Mục 1. PHÂN CẤP NGUỒN THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Điều 4. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%
1. Thuế tài nguyên (trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí):
a) Thuế tài nguyên nước:
- Thuế tài nguyên nước thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương (sau đây gọi chung là doanh nghiệp nhà nước): Ngân sách cấp tỉnh 100%
- Thuế tài nguyên nước thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Ngân sách cấp tỉnh 30%, ngân sách cấp huyện 70%.
b) Thuế tài nguyên rừng: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
c) Thuế tài nguyên khác: Ngân sách cấp huyện 100%.
- Đối với khoản thuế tài nguyên từ các mỏ khoáng sản; thuế tài nguyên nước thiên nhiên khác nằm từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện phân chia nguồn thu này cho ngân sách cấp huyện trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế.
2. Lệ phí môn bài: Ngân sách cấp xã 100%.
3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Ngân sách cấp xã 100%.
4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Ngân sách cấp xã 100%.
5. Tiền sử dụng đất (trừ thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý):
STT |
Nội dung |
Tỷ lệ điều tiết |
||
Ngân sách cấp tỉnh |
Ngân sách cấp huyện |
Ngân sách cấp xã |
||
I |
Nguồn thu tiền sử dụng đất trên địa bàn các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới |
|
|
|
1 |
Nguồn thu đã nộp vào ngân sách nhà nước do cấp tỉnh thực hiện |
|
|
|
- |
Điều tiết cho ngân sách xã để đầu tư xây dựng nông thôn mới nhưng lũy kế số tiền sử dụng đất điều tiết cho 01 xã không quá 05 tỷ đồng/năm |
|
|
10% |
- |
Điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh (trong đó, 10% để bố trí thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên; 2% bổ sung cho Quỹ phát triển đất tỉnh, 78% còn lại để chi đầu tư phát triển) |
90% |
|
|
2 |
Nguồn thu đã nộp vào ngân sách nhà nước do các huyện, thành phố thực hiện |
|
|
|
- |
Điều tiết cho ngân sách xã để đầu tư xây dựng nông thôn mới; Đối với đề án khai thác quỹ đất trên địa bàn nhiều xã, phường hoặc xã, thị trấn: Việc phân chia nguồn thu cho từng xã trong tổng số 10% do Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định, nhưng lũy kế số tiền sử dụng đất điều tiết cho 01 xã không quá 05 tỷ đồng/năm |
|
|
10% |
- |
Điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh (trong đó, 10% để bố trí thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên; 2% bổ sung cho Quỹ phát triển đất tỉnh) |
12% |
|
|
- |
Điều tiết cho ngân sách cấp huyện (trong đó, dành không quá 10% để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên; số thu còn lại để chi đầu tư phát triển). |
|
78% |
|
II |
Nguồn thu tiền sử dụng đất trên địa bàn các phường, thị trấn và xã đã đạt chuẩn nông thôn mới |
|
|
|
1 |
Nguồn thu đã nộp vào ngân sách nhà nước do cấp tỉnh thực hiện: |
|
|
|
- |
Điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh (trong đó, 10% để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên; 2% bổ sung cho Quỹ phát triển đất, số thu còn lại để chi đầu tư phát triển). |
100% |
|
|
2 |
Nguồn thu đã nộp vào ngân sách nhà nước do các huyện, thành phố thực hiện |
|
|
|
- |
Điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh (trong đó, 10% để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên; 2% bổ sung cho Quỹ phát triển đất). |
12% |
|
|
- |
Điều tiết cho ngân sách xã, phường, thị trấn để duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình hạ tầng; hỗ trợ làm đường hẻm, đường giao thông nông thôn, nhưng lũy kế số tiền sử dụng đất điều tiết cho 01 xã không quá 05 tỷ đồng/năm |
|
|
10% |
- |
Điều tiết cho ngân sách cấp huyện (trong đó, dành không quá 10%) để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên; số thu còn lại để chi đầu tư phát triển). |
|
78% |
|
3 |
Riêng nguồn thu tiền sử dụng đất mà người sử dụng đất phải nộp nhưng được trừ vào chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng mà người sử dụng đất được nhà nước giao đất đã tự nguyện ứng trước để chi bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được hạch toán ghi thu, ghi chi vào ngân sách theo quy định của pháp luật vè ngân sách nhà nước (khoảng thu này không tính tỷ lệ %) phân chia nguồn thu để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính và bổ sung Quỹ phát triển đất tỉnh). |
|
|
|
a) |
Nguồn thu do Cơ quan cấp tỉnh quản lý thu |
100% |
|
|
b) |
Nguồn thu do Cơ quan cấp huyện quản lý thu |
|
100% |
|
Tỷ lệ % phân chia nguồn thu để bố trí chi sự nghiệp quản lý đất đai, bổ sung Quỹ phát triển đất tỉnh nêu trên, được tính trên tổng nguồn thu tiền sử dụng đất đã nộp vào ngân sách nhà nước do cấp tỉnh hoặc cấp huyện thực hiện trước khi điều tiết cho ngân sách các cấp.
6. Tiền cho thuê đất:
a) Thu trên địa bàn cấp huyện không phân biệt cơ quan thu: Ngân sách cấp tỉnh 20% (trong đó, 10% để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên); ngân sách cấp huyện 80%.
b) Riêng nguồn thu tiền cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư do cấp tỉnh phê duyệt và trực tiếp quản lý, tổ chức đấu thầu, đấu giá: Ngân sách tỉnh hưởng 100% (trong đó, 10% để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên).
c) Đối với nguồn thu tiền cho thuê đất mà người sử dụng đất phải nộp nhưng được trừ vào chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng mà người sử dụng đất được nhà nước giao đất đã tự nguyện ứng trước để chi bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được hạch toán ghi thu, ghi chi vào ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (khoảng thu này không tính tỷ lệ % phân chia nguồn thu để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính):
- Nguồn thu do Cơ quan cấp tỉnh quản lý thu: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Nguồn thu do Cơ quan cấp huyện quản lý thu: Ngân sách cấp huyện 100%.
7. Tiền cho thuê mặt nước trên địa bàn cấp huyện không phân biệt cơ quan thu: Ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 80%.
8. Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn cấp huyện không phân biệt cơ quan thu: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
9. Lệ phí trước bạ
- Lệ phí trước bạ nhà đất: Ngân sách cấp huyện 50%, ngân sách cấp xã 50%.
- Lệ phí trước bạ đối với tài sản khác không phải là nhà, đất: Ngân sách cấp huyện 100%.
10. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
11. Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
12. Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
13. Thu từ bán tài sản công, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý:
- Nguồn thu từ việc bán tài sản của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý theo phân cấp quản lý tài sản công: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Nguồn thu từ việc bán tài sản của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện, quản lý theo phân cấp quản lý tài sản công: Ngân sách cấp huyện 100%.
14. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân nước ngoài trực tiếp cho địa phương:
- Nguồn viện trợ được cấp thẩm quyền giao cho cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý, sử dụng: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Nguồn viện trợ được cấp thẩm quyền giao Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, sử dụng: Ngân sách cấp huyện 100%.
- Nguồn viện trợ được cấp thẩm quyền giao Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, sử dụng: Ngân sách cấp xã 100%.
15. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ; phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan:
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý, thu: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý, thu: Ngân sách cấp huyện 100%.
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc xã quản lý, thu: Ngân sách cấp xã 100%.
16. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:
- Điểm mỏ khai thác khoáng sản phát sinh trên địa cấp huyện nào thì Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ngân sách cấp huyện đó hưởng 100%.
- Trường hợp điểm mỏ khai thác khoáng sản nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện, việc phân chia nguồn thu phí này thực hiện theo quy định thu từ cấp quyền khai thác khoáng sản (quy định tại khoản 18 của Điều này).
17. Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu (không bao gồm lệ phí môn bài)
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý, thu: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý, thu: Ngân sách cấp huyện 100%.
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc xã quản lý, thu: Ngân sách cấp xã 100%.
18. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản:
- Đối với giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép phát sinh trên địa bàn cấp huyện nào thì ngân sách cấp cấp huyện đó hưởng 100%.
- Trường hợp điểm mỏ khai thác khoáng sản nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện phân chia nguồn thu này cho ngân sách cấp huyện trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế.
19. Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:
- Đối với nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do cơ quan Trung ương cấp phép và điều tiết cho ngân sách địa phương: Ngân sách tỉnh hưởng 100%.
- Đối với nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép phát sinh trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện nào thì ngân sách cấp huyện đó hưởng 100%. Trường hợp nguồn thu tài nguyên nước nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện phân chia thuế tài nguyên cho ngân sách cấp huyện trong từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 156/2013/TT- BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
20. Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện.
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý, thu: Ngân sách cấp tỉnh 100%
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý, thu: Ngân sách cấp huyện 100%.
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc cấp xã quản lý, thu: Ngân sách cấp xã 100%
21. Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý:
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý, thu: Ngân sách cấp tỉnh 100%
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý, thu: Ngân sách cấp huyện 100%.
22. Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác: Ngân sách cấp xã 100%.
23. Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật:
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý, thu: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý, thu: Ngân sách cấp huyện 100%.
- Nguồn thu do cơ quan, đơn vị thuộc cấp xã quản lý, thu: Ngân sách cấp xã 100%.
24. Thu kết dư ngân sách địa phương:
- Nguồn kết dư ngân sách cấp tỉnh: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Nguồn kết dư ngân sách cấp huyện: Ngân sách cấp huyện 100%.
- Nguồn kết dư ngân sách cấp xã: Ngân sách cấp xã 100%.
25. Nguồn thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa: Ngân sách cấp tỉnh 100%;
26. Thu từ giao, cho thuê rừng: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
27. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật:
- Thu khác do các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thực hiện: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Thu khác do các cơ quan, đơn vị cấp huyện thực hiện: Ngân sách cấp huyện 100%.
- Thu khác do các cơ quan, đơn vị cấp xã thực hiện: Ngân sách cấp xã 100%.
28. Thu tiền chậm nộp ngân sách địa phương được hưởng nhưng không được hạch toán riêng theo từng khoản thu, thực hiện phân chia:
- Tiền chậm nộp do đơn vị thuộc cấp Trung ương quản lý nộp ngân sách nhưng địa phương được hưởng theo phân cấp: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Tiền chậm nộp do Cục Thuế tỉnh thu: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Tiền chậm nộp do Chi Cục thuế thu: Ngân sách cấp huyện 100%.
29. Thu vay của Chính quyền địa phương: Ngân sách cấp tỉnh 100%.
1. Thuế giá trị gia tăng, trừ thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu
a) Thuế giá trị gia tăng thu từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Ngân sách cấp tỉnh 85%, ngân sách cấp huyện 15%.
b) Thuế giá trị gia tăng thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
- Thu trên địa bàn thành phố, thị xã: Ngân sách cấp tỉnh 30%, ngân sách thành phố, thị xã 70%.
- Thu trên địa bàn các huyện: Ngân sách cấp tỉnh 15%, ngân sách huyện 85%.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí:
a) Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Ngân sách cấp tỉnh 85%, ngân sách cấp huyện 15%.
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
- Thu trên địa bàn thành phố, thị xã: Ngân sách cấp tỉnh 30%, ngân sách thành phố, thị xã 70%.
- Thu trên địa bàn các huyện: Ngân sách cấp tỉnh 15%, ngân sách huyện 85%.
3. Thuế thu nhập cá nhân: Ngân sách cấp tỉnh 10%, ngân sách cấp huyện 90%.
4. Thuế tiêu thụ đặc biệt trừ thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu: Ngân sách cấp huyện 100%.
5. Thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu: Sau khi điều tiết cho ngân sách trung ương theo quy định của Chính phủ, phần còn lại ngân sách cấp tỉnh 100%.
Điều 6. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên: Nguồn thu của ngân sách cấp nào thì ngân sách cấp đó 100%.
Điều 7. Thu chuyển nguồn của ngân sách năm trước chuyển sang
1. Nguồn chuyển nguồn ngân sách cấp tỉnh: Ngân sách tỉnh 100%.
2. Nguồn chuyển nguồn ngân sách cấp huyện: Ngân sách huyện 100%.
3. Nguồn chuyển nguồn ngân sách cấp xã: Ngân sách xã 100%.
Mục 2. PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Điều 8. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh
1. Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển ngân sách cấp tỉnh:
Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ, dự án do cấp tỉnh quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Ngân sách nhà nước; Quyết định 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết 63/2020/NQ-HĐND, ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum.
2. Nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh:
Là những nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương do cấp tỉnh thực hiện được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các Văn bản hướng dẫn thực hiện, trừ các nhiệm vụ chi đã phân cấp cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã đã được quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Quy định này, cụ thể:
a) Chi quốc phòng thuộc nhiệm vụ cấp tỉnh quản lý (bao gồm chi cho lực lượng dân quân tự vệ, quân dự bị động viên, diễn tập, đảm bảo quốc phòng, biên giới và hợp tác với các nước có đường biên giới tiếp giáp với địa phương).
b) Chi an ninh, trật tự và an toàn xã hội thuộc nhiệm vụ cấp tỉnh quản lý (bao gồm chi thường xuyên đảm bảo an ninh, biên giới và hợp tác với các nước).
c) Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo phân cấp quản lý và các chương trình, đề án, chính sách do Trung ương, địa phương ban hành, hoạt động trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, Trường Chính trị tỉnh, Trường Cao đẳng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
d) Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ.
đ) Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình.
e) Chi sự nghiệp văn hóa thông tin
g) Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình.
h) Chi sự nghiệp thể dục thể thao.
i) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường.
k) Chi hoạt động kinh tế:
- Hoạt động duy tu, bảo dưỡng, quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông do cấp tỉnh quản lý; hỗ trợ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Hoạt động các trung tâm, trạm, trại, bảo vệ, nuôi, trồng, chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành, khai thác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, cấp bù miễn thu thủy lợi phí, định canh định cư, di dân tự do và phát triển nông thôn do tỉnh quản lý.
- Hoạt động quản lý sử dụng, khai thác đất đai, tài nguyên, đo đạc bản đồ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Văn phòng đăng ký đất đai, lưu trữ hồ sơ địa chính, thông tin và truyền thông do cấp tỉnh quản lý.
- Hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, xúc tiến đầu tư, thương mại, khuyến công, du lịch do cấp tỉnh quản lý.
- Hoạt động các Khu kinh tế, cửa khẩu và Khu công nghiệp;
- Các hoạt động kinh tế khác.
l) Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước; cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân Việt Nam cấp tỉnh;
m) Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
n) Chi đảm bảo xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật và do cấp tỉnh quản lý.
o) Chi khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh thuộc nhiệm vụ của cấp tỉnh quản lý.
p) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay do chính quyền cấp tỉnh vay;
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương;
5. Chi chuyển nguồn của ngân sách tỉnh sang năm sau;
6. Chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện.
7. Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 9. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện
1. Chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp huyện:
a) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoặc không xã hội hóa được, đã phân cấp cho cấp huyện quản lý, cụ thể:
- Các công trình giao thông, thủy lợi, lưới điện, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.
- Các công trình giáo dục (trung tâm giáo dục cộng đồng, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non); công trình văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin.
- Các công trình hạ tầng đô thị; hạ tầng nông thôn.
- Trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
- Các công trình khác do cấp huyện quản lý.
b) Chi hỗ trợ đầu tư khác theo quy định của pháp luật, như chi hỗ trợ theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm các công trình: Thủy lợi nhỏ, giao thông nông thôn, đường hẻm đô thị, vỉa hè đô thị, nhà rông văn hóa, cầu treo;
c) Các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện:
a) Chi quốc phòng (bao gồm chi thường xuyên cho các nhiệm vụ lực lượng dân quân tự vệ, quân dự bị động viên, diễn tập, đảm bảo thường xuyên quốc phòng, biên giới và hợp tác với các nước bạn đối với các huyện có biên giới).
b) Chi an ninh và trật tự an toàn xã hội (bao gồm chi thường xuyên cho lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, đảm bảo an ninh, quốc phòng, biên giới và hợp tác với các nước bạn đối với các huyện có biên giới).
c) Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo phân cấp quản lý các chương trình, đề án, chính sách do Trung ương, địa phương ban hành giao cho cấp huyện thực hiện; hoạt động Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng trung tâm chính trị.
d) Chi sự nghiệp văn hóa thông tin (Bao gồm: Chi sửa chữa nhà rông truyền thống các dân tộc thiểu số; hoạt động cồng chiêng và các hoạt động văn hóa thông tin khác).
đ) Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình.
e) Chi sự nghiệp thể dục thể thao.
g) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường (trong đó bao gồm chi hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường theo quy định tại khoản 1, Điều 8 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản).
h) Chi hoạt động kinh tế:
- Hoạt động bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông do cấp huyện quản lý.
- Hoạt động bảo vệ, nuôi trồng, chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành, khai thác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, định canh định cư và phát triển nông thôn do huyện quản lý.
- Hoạt động quản lý sử dụng, khai thác đất đai, tài nguyên, đo đạc và bản đồ do cấp huyện quản lý.
- Hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch do cấp huyện quản lý.
- Hoạt động sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác.
- Các hoạt động kinh tế khác.
i) Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước; cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân Việt Nam cấp huyện (Bao gồm: kinh phí hoạt động chi bộ cơ sở, quản lý nhà nước về chăm sóc bảo vệ trẻ em, kinh phí thực hiện chính quyền điện tử, công nghệ thông tin, trang bị phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý).
k) Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật.
l) Chi đảm bảo xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật và do cấp huyện quản lý.
m) Chi khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh thuộc nhiệm vụ của cấp huyện quản lý.
n) Chi hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng.
o) Chi ứng dụng khoa học và công nghệ (không bao gồm nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ) do cấp huyện thực hiện.
p) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi chuyển nguồn của ngân sách cấp huyện sang năm sau.
4. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
5. Chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 10. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã
1. Chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp xã:
a) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoặc không xã hội hóa được, do cấp xã quản lý.
b) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên của ngân sách cấp xã:
a) Chi thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội theo phân cấp:
- Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã theo quy định của Luật dân quân tự vệ;
- Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật;
- Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn;
- Chi cho lực lượng công an xã bán chuyên trách, dân phòng, bảo vệ dân phố.
- Các khoản chi khác cho công tác quốc phòng, an ninh của cấp xã theo quy định của pháp luật.
b) Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, kể cả hỗ trợ cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do cấp xã quản lý; hỗ trợ hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng, công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục.
c) Chi cho nhiệm vụ ứng dụng, chuyển giao công nghệ (không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ);
d) Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ phục vụ công tác khám, chữa bệnh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
đ) Chi hoạt động văn hóa, thông tin.
đ) Chi hoạt động phát thanh, truyền thanh.
e) Chi hoạt động thể dục, thể thao.
g) Chi hoạt động bảo vệ môi trường.
h) Chi cho các hoạt động kinh tế bao gồm: Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình khác do xã quản lý. Riêng đối với các phường, thị trấn thực hiện vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh theo nhiệm vụ được cấp huyện giao.
Hỗ trợ khuyến khích phát triển các hoạt động kinh tế như: khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định, các hoạt động kinh tế khác.
i) Chi cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật:
- Chi cho hoạt động thường xuyên của các cơ quan nhà nước cấp xã (bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấp cho cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách; phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân; kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã, công tác phí; chi hoạt động văn phòng, hội nghị, tiếp tân, khánh tiết; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc và tài sản cố định khác; chi khác theo chế độ quy định).
- Kinh phí hoạt động của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam cấp xã (Bao gồm kinh phí hoạt động chi bộ cơ sở).
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
- Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp xã theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí hoạt động của các thôn, tổ dân phố.
- Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ hòa giải ở cơ sở, xây dựng đoàn kết ở khu dân cư.
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định.
k) Chi cho công tác xã hội do cấp xã quản lý:
Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 (một) lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả); chi thăm hỏi các gia đình chính sách; trợ giúp xã hội và công tác xã hội khác.
l) Các khoản chi thường xuyên khác cấp xã theo quy định của pháp luật.
3. Chi chuyển nguồn của ngân sách cấp xã từ năm trước sang năm sau.
Điều 11. Thời gian ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách từ năm 2022 đến hết năm 2025.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định dẫn chiếu tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Trong quá trình thực hiện, nếu có điều chỉnh, bổ sung, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.