HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
52/NQ-HĐND
|
Bình
Dương, ngày 10 tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÀNH LẬP QUỸ BẢO LÃNH
TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BÌNH DƯƠNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật
Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định
số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị định
số 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về thành lập, tổ chức
và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông
tư số 45/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo
lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm
2018 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín
dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông
tư số 15/2019/TT-BTC ngày 18 tháng 03 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng
dẫn cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh
tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Xét Tờ trình số
5838/TTr-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê
duyệt Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh
Bình Dương; Báo cáo thẩm tra số 72/BC-KTNS ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Ban
Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa tỉnh Bình Dương (kèm theo Đề án).
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ hàng
năm, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tình hình hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương tại kỳ họp thường lệ cuối năm.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại
biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị
quyết này.
Nghị quyết này đã
được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa X, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 08
tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- TT Công báo, Website, Báo, Đài PT-TH Bình Dương;
- Các phòng thuộc Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh, App;
- Lưu: VT, Tuấn.
|
CHỦ
TỊCH
Phạm Văn Chánh
|
ĐỀ ÁN
THÀNH LẬP QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 52/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Bình Dương)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định
số 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2018 của Chính phủ về thành lập, tổ chức
và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Nghị định
số 147/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương;
Căn cứ Thông tư số
28/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế
quản lý tài chính của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương;
Căn cứ Thông tư số
45/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn tổ
chức tín dụng trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định
tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về việc thành
lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư số
04/2019/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 01 năm 2019 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội ban hành hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền
thưởng đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư số
15/2019/TT-BTC ngày 18 tháng 03 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản
lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư số
57/2019/TT-BTC ngày 26 tháng 08 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế xử
lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
II. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP QUỸ BẢO LÃNH TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA (Quỹ BLTD)
1. Hiện trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Từ năm 2006 đến
năm 2017, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh Bình Dương
tăng bình quân trên 18%/năm. Hàng năm, các doanh nghiệp này đã giải quyết việc
làm mới cho 15.000 đến 20.000 lao động. Những năm qua, cùng với chủ trương của
Chính phủ về việc tạo lập và gây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, bình
đẳng cho các doanh nghiệp nói chung và cho DNNVV nói riêng, tỉnh Bình Dương đã
dành sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ các chính sách, chủ trương thiết thực để DNNVV
phát triển.
Đến nay, theo số
liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có khoảng 47.557 DNNVV, trong đó doanh
nghiệp siêu nhỏ chiếm 60,5%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 32,9%, doanh nghiệp vừa chiếm
6,6%. DNNVV đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong vấn đề tạo việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư
phát triển, xóa đói giảm nghèo… Phải nhìn nhận, năng lực cạnh tranh của loại
hình doanh nghiệp này còn yếu, với đặc điểm chung là nguồn vốn của chủ sở hữu
ít, nên luôn trong tình trạng “khát” vốn, rất cần sự hỗ trợ từ các tổ chức tín
dụng nhằm tăng nguồn lực đổi mới công nghệ, cải tiến quá trình sản xuất nhằm
nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao
năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận
nguồn vốn tín dụng do DNNVV chủ yếu hoạt động kinh doanh nhỏ, lẻ, sản xuất kinh
doanh tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn, tình hình tài chính và sổ sách kế
toán chưa minh bạch, vốn ít, tài sản bảo đảm nhỏ. Theo báo cáo, tổng doanh số
cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm (2018-2020) đạt 191.664 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay các DNNVV đến cuối năm 2020 là 30.693 tỷ đồng, chiếm 13,43% tổng
dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế trên địa bàn. Mặc dù các tổ chức tín dụng
ngày càng quan tâm đến việc thu thập, khai thác thông tin để đánh giá mức độ
tín nhiệm khách hàng qua đó tăng cường khả năng cho các DNNVV vay không có bảo đảm
bằng tài sản, tuy nhiên tính đến cuối năm 2020 dư nợ tín dụng không có bảo đảm
bằng tài sản chỉ chiếm 12,07% tổng dư nợ cho vay các DNNVV.
Quỹ BLTD ra đời
và hoạt động là cầu nối giúp các DNNVV có điều kiện trong việc tiếp cận được
các nguồn vốn tín dụng để mở rộng đầu tư, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao
động, thực hiện tốt hơn sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đảm bảo công bằng
xã hội, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp cho
ngân sách tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định tình hình kinh tế, an
sinh, xã hội của tỉnh nhà, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển
kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra.
2. Thực trạng hoạt động của Quỹ BLTD trong thời gian qua
- Quỹ Đầu tư phát
triển Bình Dương được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện chức năng bảo lãnh tín
dụng cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày
09/7/2014, Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 của UBND tỉnh Ban hành
Quy định bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Vốn điều
lệ đã được cấp là 150 tỷ đồng.
Mặc dù đã hình
thành và hoạt động, nhưng Quỹ BLTD chưa có quyết định thành lập, chưa có tư
cách pháp nhân độc lập, chưa có con dấu riêng. Kết quả hoạt động trong thời
gian qua cũng chưa đạt được mục tiêu đề ra, từ ngày thành lập đến nay thực hiện
cấp bảo lãnh tín dụng cho 01 hồ sơ với tổng doanh số bảo lãnh tín dụng là 05 tỷ
đồng. Nguyên nhân do mô hình hoạt động theo Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg chưa
rõ ràng, thiếu các chính sách hỗ trợ như cơ chế tài chính, cơ chế xử lý rủi ro,
chưa có cơ chế phối hợp giữa Quỹ BLTD và các tổ chức tín dụng, tài sản bảo đảm,
phí bảo lãnh, cơ chế trách nhiệm không rõ ràng, … đã tạo ra những rào cản làm
cho hầu hết các DNNVV không thể tiếp cận được nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, việc
phối hợp giữa Quỹ BLTD và ngân hàng thương mại còn kém hiệu quả. Các Ngân hàng
thương mại, đầu mối đưa các DNNVV đến với Quỹ BLTD lại không mấy quan tâm thực
hiện phương thức cho vay đảm bảo bằng bảo lãnh của Quỹ BLTD do điều kiện thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Quỹ BLTD không đáp ứng kỳ vọng của các Ngân hàng
thương mại. Từ những hạn chế trên, hầu hết các DNNVV đều rất khó khăn khi tiếp
cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thương mại thông qua bảo lãnh của Quỹ
BLTD.
- Mô hình hoạt động
của Quỹ BLTD theo hình thức UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Quỹ Đầu tư phát triển
Bình Dương quản lý nguồn vốn và hoạt động của Quỹ BLTD, không thực hiện ủy thác
là chưa đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 147/2020/NĐ-CP, Nghị định số 34/2018/NĐ-CP
của Chính phủ. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 64 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP,
trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Nghị định số 34/2018/NĐ-CP có hiệu lực, phải
thực hiện rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo quy định tại Nghị định này.
Do đó, cần rà soát, xây dựng đề án và ban hành quyết định thành lập Quỹ BLTD
theo hướng: việc tổ chức điều hành hoạt động Quỹ BLTD được thực hiện theo
phương thức ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển Bình Dương tổ chức quản lý, điều
hành hoạt động của Quỹ BLTD theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định
số 34/2018/NĐ-CP. Việc ban hành quyết định thành lập Quỹ BLTD nhằm xác lập địa
vị pháp lý, tư cách pháp nhân của Quỹ, đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Nghị
định số 34/2018/NĐ-CP, Nghị định số 147/2020/NĐ-CP của Chính phủ .
3. Qui mô, phạm vi, nội dung hoạt động của Quỹ BLTD
- Qui mô: Vốn điều lệ thực có tối thiểu tại thời điểm thành lập Quỹ BLTD là 150 tỷ
đồng.
- Phạm vi hoạt
động:
Quỹ BLTD xem xét
cấp bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tối đa bằng 100% giá trị khoản vay (bao gồm cả
vốn lưu động và vốn trung, dài hạn) tại tổ chức cho vay. Căn cứ vào tính khả
thi, mức độ rủi ro của doanh nghiệp, dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh
doanh và khả năng tài chính, Quỹ BLTD xem xét, quyết định cụ thể mức bảo lãnh
cho doanh nghiệp. Bảo lãnh của Quỹ BLTD bao gồm một trong các trường hợp sau: Bảo
lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho
vay; Bảo lãnh nghĩa vụ trả lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức
cho vay; Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi khoản vay của bên được bảo lãnh
tại các tổ chức cho vay và phải được quy định cụ thể tại hợp đồng bảo lãnh tín
dụng.
Căn cứ vào khả
năng tài chính, quản trị điều hành của Quỹ BLTD, tính khả thi và mức độ rủi ro
của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, Quỹ BLTD xem xét, quyết định
phạm vi bảo lãnh tín dụng và phải được quy định cụ thể tại hợp đồng bảo lãnh
tín dụng.
- Nội dung hoạt
động:
Đối tượng được Quỹ
cấp bảo lãnh tín dụng là các DNNVV theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn, có tiềm năng phát triển nhưng chưa đủ điều
kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng ở các lĩnh vực được ưu tiên cấp tín dụng theo
Danh mục các ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội do UBND
tỉnh ban hành trong từng thời kỳ.
Trên cơ sở đề nghị
của Quỹ BLTD, UBND tỉnh ban hành Danh mục cụ thể các ngành, nghề, lĩnh vực ưu
tiên phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ được Quỹ BLTD ưu tiên xem
xét cấp bảo lãnh tín dụng theo quy định.
Các đối tượng được
bảo lãnh tín dụng theo quy định chỉ được Quỹ xem xét cấp bảo lãnh khi đáp ứng đủ
các điều kiện sau: có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
có khả năng hoàn trả vốn vay; dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được
Quỹ BLTD thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định; có phương án về vốn chủ
sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh tại
thời điểm Quỹ BLTD thẩm định để xem xét cấp bảo lãnh; tại thời điểm đề nghị bảo
lãnh, doanh nghiệp không có các khoản nợ thuế từ 01 năm trở lên theo Luật quản
lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Trường hợp nợ thuế do nguyên nhân
khách quan, doanh nghiệp phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp;
có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định.
Thời hạn cấp bảo
lãnh tín dụng của Quỹ BLTD được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn đã thỏa
thuận giữa các bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh tại hợp đồng tín dụng và
được quy định rõ trong hợp đồng bảo lãnh tín dụng, chứng thư bảo lãnh ký kết giữa
các bên liên quan theo quy định của Điều lệ Quỹ BLTD và các quy định pháp luật
có liên quan.
Trong thời hạn cấp
bảo lãnh, khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn là DNNVV theo quy định
của pháp luật thì Quỹ BLTD tiếp tục cấp bảo lãnh tín dụng cho khách hàng theo hợp
đồng bảo lãnh tín dụng đã ký với bên được bảo lãnh cho đến khi hết thời hạn bảo
lãnh theo hợp đồng.
Giới hạn bảo lãnh
vay vốn đầu tư: tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ BLTD tính trên vốn điều lệ
thực có của Quỹ không vượt quá 15% đối với một khách hàng và không vượt quá 20%
đối với một khách hàng và người có liên quan.
Giới hạn bảo lãnh
vay vốn lưu động: Ngoài quy định về giới hạn bảo lãnh vay vốn đầu tư, giới hạn
bảo lãnh vay vốn lưu động của Quỹ BLTD tối đa không vượt quá vốn chủ sở hữu của
khách hàng thể hiện tại báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản
lý thuế của năm trước liền kề.
Tổng mức bảo lãnh
tín dụng của Quỹ BLTD cho các bên được bảo lãnh quy định tối đa không vượt quá
03 lần vốn điều lệ thực có của Quỹ.
Đồng tiền bảo
lãnh tín dụng là đồng Việt Nam (VND).
4. Tác động việc thành lập Quỹ BLTD đến sự phát triển kinh tế - xã hội
tại địa phương
Quỹ BLTD được
thành lập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tiếp cận và sử dụng vốn vay
đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Khắc
phục được tình trạng thiếu tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đủ điều
kiện theo quy định của ngân hàng khi các DNNVV vay vốn. Tạo điều kiện để các
DNNVV huy động vốn kịp thời cho các cơ hội kinh doanh và cơ hội đầu tư. DNNVV
có điều kiện đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đầu tư dây chuyền công nghệ và
trang thiết bị hiện đại...
Thông qua cấp bảo
lãnh tín dụng, Quỹ BLTD sẽ có tác động tốt đến hiệu quả kinh doanh của các DNNVV.
Các DNNVV sau khi được cấp bảo lãnh tín dụng sẽ không ngừng phát triển. Qui mô
về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận ngày càng cao và tạo thêm công ăn việc làm
cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống cho người dân, thu hẹp khoảng
cách giữa người giàu và nghèo; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách địa
phương và sự tăng trưởng kinh tế.
III. NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BLTD
Nguồn vốn hoạt động
của Quỹ bảo lãnh tín dụng được hình thành từ các nguồn sau:
1. Vốn chủ sở
hữu
- Vốn điều lệ thực
có đến nay là 150 tỷ đồng, hiện đang được quản lý theo dõi chung trong sổ sách
kế toán, Báo cáo tài chính của Quỹ Đầu tư phát triển Bình Dương. Vốn điều lệ
150 tỷ đồng, đảm bảo theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số
34/2018/NĐ-CP (theo quy định vốn điều lệ thực có tối thiểu tại thời điểm thành
lập Quỹ BLTD là 100 (một trăm) tỷ đồng do ngân sách cấp tỉnh cấp). Vốn điều lệ
được bổ sung khi UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
- Vốn bổ sung từ
kết quả hoạt động của Quỹ BLTD theo quy định.
- Vốn hình thành
từ các khoản tài trợ, viện trợ, đóng góp không phải hoàn trả của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước dành cho Quỹ BLTD;
- Vốn nhà nước
khác theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn vốn
khác thuộc vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
2. Vốn huy động
Vốn huy động từ
các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật
và quy định nội bộ của Quỹ BLTD, bảo đảm phù hợp với khả năng hoàn trả của Quỹ.
3. Các khoản vốn
khác
- Vốn nhận ủy thác
của chính quyền địa phương, các quỹ tài chính địa phương, các tổ chức, cá nhân
trong nước và ngoài nước (bên ủy thác) để thực hiện yêu cầu của bên nhận ủy
thác theo quy định của pháp luật và Nghị định này;
- Các nguồn vốn hợp
pháp khác theo quy định của pháp luật.
IV. ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BLTD
Căn cứ Đề án
thành lập Quỹ BLTD này, UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Điều lệ tổ chức
và hoạt động của Quỹ BLTD.
V. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ BLTD
1. Phương án tổ
chức điều hành, hoạt động của Quỹ BLTD
- Tổ chức điều
hành hoạt động của Quỹ BLTD thực hiện theo phương thức ủy thác cho Quỹ đầu tư
phát triển Bình Dương tổ chức quản lý và điều hành hoạt động.
- Việc ủy thác
cho Quỹ đầu tư phát triển Bình Dương tổ chức quản lý điều hành hoạt động phải
thực hiện thông qua văn bản ủy thác giữa hai bên, trong đó nêu rõ các nội dung:
Phạm vi ủy thác, tổ chức bộ máy (trong đó quy định rõ các nhân sự của Quỹ BLTD
gồm: Chủ tịch, Giám đốc, Kiểm soát viên và Kế toán trưởng); nội dung ủy thác;
quy trình ủy thác; trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn giữa bên ủy thác và bên
nhận ủy thác, rủi ro phát sinh, trách nhiệm của các bên và các nội dung khác có
liên quan.
2. Cơ cấu tổ
chức, bộ máy quản lý và điều hành Quỹ BLTD
a) Cơ cấu tổ chức,
bộ máy quản lý và điều hành
Cơ cấu tổ chức, bộ
máy quản lý và điều hành Quỹ BLTD gồm: Chủ tịch, Kiểm soát viên; Giám đốc và Kế
toán trưởng. Trong đó:
- Chủ tịch, Kiểm
soát viên do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm.
- Giám đốc do Chủ
tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Quỹ BLTD.
- Kế toán trưởng
do Giám đốc Quỹ BLTD đề nghị, Chủ tịch Quỹ BLTD xem xét, trình Chủ tịch UBND tỉnh
bổ nhiệm, miễn nhiệm. Chủ tịch Quỹ BLTD quyết định cơ cấu theo quy mô và đặc điểm
hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng sau khi có ý kiến phê duyệt của UBND tỉnh.
Chủ tịch, Kiểm
soát viên; Giám đốc và Kế toán trưởng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
b) Dự kiến nhân sự
Quỹ BLTD
- Chủ tịch Quỹ
BLTD: Phó chủ tịch UBND tỉnh.
- Kiểm soát viên:
thành viên Ban Kiểm soát Quỹ Đầu tư phát triển.
- Ban điều hành
Quỹ BLTD gồm: Giám đốc và Kế toán trưởng.
+ Giám đốc Quỹ
BLTD: Phó Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển Bình Dương.
+ Kế toán trưởng:
nhân viên kế toán Quỹ đầu tư phát triển Bình Dương.
VI. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ BLTD
1. Phương án tài chính và hoạt động của Quỹ BLTD dự kiến trong vòng 5
năm sau thành lập.
Đơn vị tính: triệu đồng
Diễn giải
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Năm 2026
|
Doanh thu từ
phí bảo lãnh
|
150
|
165
|
181,5
|
199,65
|
219,66
|
Doanh thu từ tiền
gửi
|
8.250
|
8.250
|
8.250
|
8.250
|
8.250
|
Tổng doanh
thu
|
8.400
|
8.415
|
8.431
|
8.449,65
|
8.469,61
|
Chi phí tiền
lương
|
240
|
240
|
240
|
240
|
240
|
Chi phí quản lý
nợ
|
420
|
462
|
508,2
|
559,02
|
614,92
|
Tổng chi
|
660
|
702
|
748,2
|
799,02
|
854,92
|
Chênh lệch thu-
chi
|
7.740
|
7.713
|
7.683,30
|
7.650,63
|
7.614,69
|
Thuế thu nhập
doanh nghiệp (tính cho lãi tiền gửi)
|
1.650
|
1.650
|
1.650
|
1.650
|
1.650
|
Chênh lệch thu
- chi sau thuế
|
6.090
|
6.063
|
6.033,3
|
6.000,63
|
5.964,93
|
2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ BLTD
- Tăng cường công
tác tiếp cận, khai thác tối đa việc ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh, chứng thư bảo
lãnh.
- Tăng cường công
tác phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn nhằm tăng số lượng phát
hành chứng thư bảo lãnh của Quỹ BLTD hàng năm và tăng sự chấp nhận chứng thư bảo
lãnh của các ngân hàng thương mại.
- Tăng cường công
tác phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở ngành khác nhằm nắm bắt các
DNNVV đang gặp khó khăn, thiếu biện pháp bảo đảm trong việc vay vốn tại các
Ngân hàng thương mại.
Mục đích thành lập
Quỹ BLTD là nhằm hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng và chức năng chính của
Quỹ BLTD là cấp bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV theo quy định của pháp luật, hoạt
động không vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, hiệu quả chính của Quỹ BLTD đó là hiệu
quả kinh tế xã hội khi Quỹ BLTD thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ DNNVV, giúp DNNVV
phát triển, qua đó tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp nguồn
thu cho ngân sách, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương./.