Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 41/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 41/NQ-HĐND
Ngày ban hành 20/07/2022
Ngày có hiệu lực 20/07/2022
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Phạm Hoàng Sơn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ BẢY

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”;

Căn cứ Quyết định số 2239/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 ca Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Xét Tờ trình số 93/TTr-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025; Báo cáo thm tra của Ban Văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2022 - 2025. Cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2025 bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc tỉnh, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ cấp quốc gia và các nước ASEAN-4; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32%.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

a) Phấn đấu thu hút 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 45% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới;

b) Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho 25% lực lượng lao động;

c) Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 45%; củng cố, nâng cao năng lực đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt để đào tạo cho người dân tộc thiểu số học nội trú;

d) Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 35%;

đ) Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%;

e) Ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng;

g) Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại. Phấn đấu 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia;

h) Phấn đấu 01 trường cao đẳng của tỉnh đạt chất lượng cao, trong đó có những ngành, nghề trọng điểm và có năng lực cạnh tranh.

II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp

Tiếp tục thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người sử dụng lao động tích cực tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề, chú trọng đào tạo nghề cho người lao động tại nơi làm việc; thu hút, tuyển dụng, phát triển đội ngũ nhân lực về giáo dục nghề nghiệp, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, đồng thời bảo đảm yếu tố bình đẳng giới.

Xây dựng chính sách thu hút người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề trọng điểm, ngành nghề ưu tiên đào tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chính sách đối với người học thuộc các đối tượng đặc thù.

Sắp xếp, tổ chức mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức; phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp nhất là nhân lực chất lượng cao. Khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở những địa bàn, ngành, nghề phù hợp. Đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên. Nâng cao trách nhiệm, tính tự chủ, phát huy vai trò người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ quan quản lý các cấp. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm định, đánh giá và công nhận chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo khung bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp quốc gia; chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực, ngành, nghề đặc thù.

[...]