Nghị quyết 40/2017/NQ-HĐND về quy định cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 40/2017/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/12/2017
Ngày có hiệu lực 20/12/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Lê Trường Lưu
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2017/NQ-HĐND

Thừa Thiên Huế, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Xét Tờ trình số 8499/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua phương án Quy định cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 với nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020.

2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cộng đồng dân cư thực hiện các hoạt động quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

3. Nguyên tắc thực hiện

a) Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, xã huy động và quản lý các nguồn lực thông qua việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch, danh mục công trình đầu tư hàng năm của tỉnh, từng huyện, thị xã, xã.

b) Việc vận động nhân dân đóng góp phải đảm bảo theo nguyên tắc tự nguyện, thực hiện theo Pháp lệnh Thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

4. Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

a) Ngân sách trung ương:

- Nguồn vốn trực tiếp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

- Nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững;

- Nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu triển khai trên địa bàn tỉnh;

- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn của các tổ chức phi Chính phủ (NGO), và các nguồn vốn khác.

b) Ngân sách địa phương:

- Nguồn vốn ngân sách tỉnh (ngân sách tập trung, vốn đầu tư theo tiêu chí, xổ số kiến thiết,...) đảm bảo bố trí tối thiểu 2/3 tổng vốn đối ứng của tỉnh để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

- Ngân sách huyện, thị xã, xã đảm bảo bố trí tối thiếu 1/3 tổng vốn đối ứng của tỉnh để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Bố trí nguồn thu từ quỹ đất để xây dựng công trình, tái định cư, sản xuất.

c) Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác:

- Nguồn lực nhân dân đóng góp: Đất và tài sản trên đất (trừ công trình, nhà ở); ngày công, vật tư, tiền; người dân tự đầu tư chỉnh trang lại nhà ở, sân vườn, hàng rào, đường vào nhà, thoát nước thải... của mình theo quy hoạch; nguồn huy động doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước,...

5. Cơ chế sử dụng nguồn lực vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới

[...]