Nghị quyết 30/2007/NQ-HĐND Phương án hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, học sinh dân tộc thiểu số nội trú và người tàn tật tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2008 - 2010
Số hiệu | 30/2007/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 19/12/2007 |
Ngày có hiệu lực | 25/12/2007 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Phạm Minh Toản |
Lĩnh vực | Giáo dục,Văn hóa - Xã hội |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2007/NQ-HĐND |
Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 12 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ DẠY NGHỀ NGẮN HẠN CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN, HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ NỘI TRÚ VÀ NGƯỜI TÀN TẬT TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHOÁ X, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn đối với lao động nông thôn và Thông tư số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quyết định 81/2005/QĐ- TTg;
Căn cứ Quyết định 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú và Thông tư số 65/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quyết định 267/2005/QĐ- TTg;
Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 và Nghị định số 116/2004/NĐ- CP ngày 23/4/2004 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật và Thông tư số 19/2005/TTLT/BLĐTBXH/BTC/BKHĐT hướng dẫn thực hiện hai Nghị định trên; Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 3673/TTr-UBND ngày 06/12/2007 của UBND tỉnh về Phương án hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2008 - 2010, báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1: Nhất trí thông qua Phương án hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, học sinh dân tộc thiểu số nội trú và người tàn tật tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2008 - 2010 với các nội dung sau:
1. Đối tượng:
- Lao động nông thôn các địa phương trong tỉnh trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề, đủ điều kiện xét tuyển vào các khoá học nghề ngắn hạn. Ưu tiên lao động bị mất đất sản xuất do Nhà nước thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lao động thuộc diện chính sách, dân tộc thiểu số và lao động nữ.
- Học sinh tốt nghiệp các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú và trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi trong tỉnh được cử tuyển học nghề nội trú, trong đó ưu tiên con em các dân tộc thiểu số ở khu vực đặc biệt khó khăn.
- Lao động là người tàn tật trong tỉnh không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật, bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được Hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận theo qui định của Bộ Y tế.
2. Chỉ tiêu: 15.000 người, gồm có:
- 12.000 lao động nông thôn;
- 2.700 lao động là học sinh dân tộc thiểu số nội trú;
- 300 lao động là người tàn tật.
3. Ngành nghề đào tạo:
UBND tỉnh quyết định ngành nghề đào tạo hằng năm trên cơ sở danh mục dạy nghề do Tổng cục dạy nghề qui định, các nghề truyền thống, các nghề phù hợp với nhu cầu chuyển dịch lao động, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Nguồn, quản lý và sử dụng kinh phí:
4.1. Nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, miền núi, học sinh dân tộc thiểu số nội trú và người tàn tật được bố trí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về đào tạo nghề của Trung ương phân bổ cho tỉnh hằng năm; ngân sách địa phương bố trí từ kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thường xuyên được giao hằng năm. Cụ thể:
- Tổng kinh phí thực hiện từ 2008 - 2010: 13.518.000.000 đồng, bao gồm:
+ Ngân sách Trung ương phân bổ : 11.100.000.000 đồng;
+ Ngân sách địa phương cân đối : 2.418.000.000 đồng.
- Phân ra các năm:
+ Năm 2008: 4.047.000.000 đồng; trong đó: Trung ương 3.200.000.000 đồng, địa phương 847.000.000 đồng.
+ Năm 2009: 4.506.000.000 đồng; trong đó: Trung ương 3.700.000.000 đồng, địa phương 806.000.000 đồng.
+ Năm 2010: 4.965.000.000 đồng; trong đó: Trung ương 4.200.000.000 đồng, địa phương 765.000.000 đồng.