HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 29/2016/NQ-HĐND
|
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 12 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP,
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI TỈNH THANH HÓA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015:
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP
ngày 21 tháng 5 năm 2012
của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày
19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01
năm 2003 của Chính phủ về công tác quản lý và phát triển chợ; Nghị định số
114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng
12 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ
sung một số điều Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của
Chính phủ về công tác quản lý và phát triển chợ;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
Xét Tờ trình số 166/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Một số chính
sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa; Báo cáo
thẩm tra số 823/BC-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân
dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Một số chính sách khuyến khích phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa, với những nội
dung như sau:
I. HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP (CCN)
1. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Các doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác
xã, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt
Nam, thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ
tầng CCN (sau đây gọi là đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN), đảm bảo các điều kiện
sau:
1.1. CCN thuộc quy hoạch phát triển
CCN được UBND tỉnh phê duyệt.
1.2. CCN ngoài địa bàn thành phố
Thanh Hóa; các thị xã: Sầm Sơn, Bỉm Sơn.
1.3. CCN chưa được hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ ngân sách
Trung ương.
1.4. CCN chưa có, hoặc CCN đã có
doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, có diện tích đất còn lại từ 15 ha trở
lên, kể cả diện tích đất mở rộng (nếu có). Riêng CCN thị
trấn Mường Lát - huyện Mường Lát, diện tích đất từ 5 ha trở lên.
2. Nội dung và mức hỗ trợ:
Đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN ngoài
được hưởng các chính sách hiện hành, còn được hỗ trợ một phần kinh phí để
đầu tư các hạng mục: San lấp mặt bằng; xây dựng hệ thống đường nội bộ; hệ thống cấp nước, thoát nước; xử
lý nước thải, chất thải; cấp điện, chiếu sáng công cộng;
thông tin liên lạc nội bộ; nhà điều hành; nhà bảo vệ phục
vụ cho hoạt động của CCN; mức hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ 1,5 tỷ đồng/ha đối với CCN thuộc địa bàn các huyện 30a, riêng CCN thị trấn Mường Lát -
huyện Mường Lát hỗ trợ 2,3 tỷ đồng/ha; mức hỗ trợ tối đa không quá 40,0 tỷ đồng/CCN.
- Hỗ trợ 1,0 tỷ đồng/ha đối với CCN
thuộc các huyện miền núi còn lại; mức hỗ trợ tối đa không quá 28,0 tỷ đồng/CCN.
- Hỗ trợ 0,7 tỷ đồng/ha đối với CCN
thuộc các huyện đồng bằng và các huyện ven biển; mức hỗ
trợ tối đa không quá 20,0 tỷ đồng/CCN.
3. Thời
điểm hỗ trợ:
Sau khi CCN đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu
30% (theo quy định tại Khoản 7, Điều 2, Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý CCN).
II. HỖ TRỢ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (SXCN), TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP (TTCN) VÀO CÁC HUYỆN MIỀN
NÚI
Dự án đầu tư SXCN, TTCN vào các huyện
miền núi, được hỗ trợ một phần kinh phí tuyển dụng lao động vào làm việc và đầu
tư dự án; cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ thu hút lao động tại các
huyện miền núi
1.1. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Các doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác
xã, hợp tác xã, tổ hợp tác được thành
lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam (sau đây gọi là chủ đầu
tư), đầu tư dự án SXCN, TTCN vào các huyện miền núi tỉnh
Thanh Hóa, đảm bảo các điều kiện sau:
- Dự án chưa được hỗ trợ đào tạo lao
động theo Nghị định số 210/2013/NĐ- CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ
về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
- Dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào các huyện miền núi, qui định tại Danh mục các dự án SXCN, TTCN
khuyến khích đầu tư vào các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (kèm theo Nghị quyết
này).
- Dự án sử dụng từ 50 lao động trở
lên, đối với các huyện 30a; và từ 100 lao động trở lên, đối
với các huyện miền núi còn lại.
- Lao động được ký hợp đồng không xác
định thời hạn, kể từ ngày chính sách này có hiệu lực và đóng bảo hiểm xã hội tại
doanh nghiệp, có việc làm ổn định từ 12 tháng trở lên.
1.2. Nội dung và mức hỗ trợ:
Chủ đầu tư được hỗ trợ một phần kinh phí sử dụng lao động; mức hỗ trợ:
- Đối với các dự án đầu tư thuộc các
huyện 30a: Sử dụng từ 50 lao động đến 100 lao động, mỗi
lao động được hỗ trợ 1,0 triệu đồng/người; từ lao động thứ 101 đến 500 lao động,
mỗi lao động được hỗ trợ 1,2 triệu đồng/người; từ lao động thứ 501 trở lên, mỗi
lao động được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người.
- Đối với các dự án đầu tư thuộc các
huyện miền núi còn lại: Sử dụng từ 100 lao động đến 500 lao động, mỗi lao động
được hỗ trợ 0,5 triệu đồng/người; từ lao động thứ 501 đến 1.000 lao động, mỗi
lao động được hỗ trợ 0,7 triệu đồng/người; từ lao động thứ 1.001 trở lên, mỗi
lao động được hỗ trợ 1,0 triệu đồng/người.
1.3. Thời điểm hỗ trợ:
Sau 12 tháng, kể từ khi dự án đi vào
hoạt động.
2. Hỗ trợ đầu tư dự án SXCN, TTCN
vào các huyện miền núi
2.1. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
Chủ đầu tư dự án SXCN, TTCN vào các
huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, đảm bảo các điều kiện sau:
- Dự án chưa được hỗ trợ theo Nghị định
số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
- Dự án thuộc các lĩnh vực khuyến
khích đầu tư vào các huyện miền núi, có qui mô qui định tại Danh mục các dự án
SXCN, TTCN khuyến khích đầu tư vào các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (kèm theo
Nghị quyết này).
2.2. Nội dung và mức hỗ trợ:
Chủ đầu tư được hỗ trợ một phần kinh
phí để thực hiện các công việc như: San lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng về giao
thông, điện, nước, nhà xưởng và xử lý chất thải; mức hỗ trợ:
- Dự án ngoài KCN, CCN: Hỗ trợ 1,5 tỷ
đồng/ha đối với các dự án tại các huyện 30a; hỗ trợ 1,0 tỷ đồng/ha đối với các
dự án tại các huyện miền núi còn lại.
- Dự án trong các CCN chưa có đơn vị
đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng: Hỗ trợ 2,0 tỷ đồng/ha đối với các dự án tại các huyện 30a; hỗ trợ 1,5 tỷ đồng/ha
đối với các dự án tại các huyện miền núi còn lại.
2.3. Thời điểm hỗ trợ:
Sau khi dự án đã hoàn thành công việc
san lấp mặt bằng.
III. HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP (TTCN)
1. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ:
1.1. Các tổ chức, cá nhân hoạt động
theo quy định của pháp luật Việt Nam, có thành tích du nhập được nghề, tạo
thành làng nghề mới hoặc khôi phục được làng nghề, làng nghề truyền thống, theo
quy định tại Thông tư số 116/2006/TT- BNN ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ
về phát triển ngành nghề nông thôn.
1.2. Làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
2. Nội dung và mức hỗ trợ:
Hỗ trợ một phần kinh phí cho các tổ
chức, cá nhân có thành tích nhân cấy được nghề mới, tạo
thành làng nghề hoặc khôi phục được làng nghề, làng nghề truyền thống, được Ủy ban nhân dân tỉnh
công nhận; mức hỗ trợ: 300 triệu đồng/làng nghề.
3. Thời điểm hỗ trợ:
Hỗ trợ sau khi có quyết định công nhận
làng nghề hoặc làng nghề truyền thống của Ủy ban nhân dân tỉnh.
IV. HỖ TRỢ TIỀN
THUÊ ĐẤT ĐẦU TƯ CHỢ
1. Đối tượng hỗ trợ:
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng chợ theo kế
hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt, hoặc đầu tư xây dựng mới chợ theo quy hoạch.
2. Nội dung và mức hỗ trợ:
2.1. Hỗ trợ 100% tiền thuê đất cho
toàn bộ thời gian thuê đất thực hiện dự án, kinh doanh khai
thác chợ đối với các chợ thuộc địa
bàn xã ở các huyện.
2.2. Hỗ trợ 30% tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất thực hiện dự án, kinh doanh khai thác
chợ đối với các chợ thuộc địa bàn thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn và các thị trấn huyện.
2.3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng chợ, đã triển khai trong
giai đoạn 2011 - 2015, nhưng chưa được hưởng hỗ trợ theo
Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 173/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa
15, kỳ họp thứ 18, được tiếp tục hỗ trợ theo
quy định của Chính sách này.
3. Thời điểm hỗ trợ
Sau khi có quyết định cho thuê đất của cấp có thẩm quyền.
V. NGUỒN KINH PHÍ
HỖ TRỢ
Từ nguồn ngân sách tỉnh phân bổ hàng
năm theo kế hoạch.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban
nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định hiện
hành của pháp luật, quy định chặt chẽ về phạm vi, đối tượng,
nội dung, hồ sơ, thủ tục và trình tự thực hiện chính sách;
quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục các dự án sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khuyến khích đầu tư vào các huyện miền núi của tỉnh; quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện cơ chế chính sách theo đúng quy định; định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,
các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị
quyết này.
Điều 3. Hiệu lực
thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 08 tháng
12 năm 2016 và có hiệu lực kể từ ngày
19 tháng 12 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;
thay thế Nghị quyết số 48/2006/NQ- HĐND ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Thanh Hóa về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ
công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Nghị
quyết số 95/2008/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Thanh Hóa về việc sửa đổi Nghị quyết
số 48/2006/NQ-HĐND./.
Nơi nhận:
- Ủy ban
thường vụ Quốc hội; Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VB - Bộ Tư pháp;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND; UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu: VT, KTNS.
|
CHỦ
TỊCH
Trịnh Văn Chiến
|
DANH MỤC
CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP KHUYẾN
KHÍCH ĐẦU TƯ VÀO CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Nghị quyết Số: 29/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Thanh
Hóa)
STT
|
Tên dự án
|
Quy
mô đầu tư
|
1
|
Dự án dệt may, da giầy
|
Công suất từ 0,5 triệu SP/năm trở
lên, thu hút, sử dụng từ 300 lao động trở lên.
|
2
|
Dự án sản xuất đồ mộc gia dụng
|
Công suất từ 1.000 SP/năm trở lên,
thu hút, sử dụng 50 lao động trở lên.
|
3
|
Dự án sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
|
Sử dụng từ 50 lao động trở lên
|
4
|
Dự án sản xuất dược liệu
|
Công suất từ 3.000 tấn/năm trở lên
|
5
|
Dự án sản xuất gạch không nung
|
Công suất từ 15 triệu viên/năm trở
lên
|
6
|
Dự án sản xuất phân bón sinh học
|
Công suất từ 15.000 tấn/năm trở lên
|