Nghị quyết 263/2016/NQ-HĐND về đầu tư dự án Trung tâm Công nghệ sinh học Vùng Đồng Tháp Mười tại Long An
Số hiệu | 263/2016/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 26/04/2016 |
Ngày có hiệu lực | 06/05/2016 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Long An |
Người ký | Phạm Văn Rạnh |
Lĩnh vực | Đầu tư,Xây dựng - Đô thị |
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 263/2016/NQ-HĐND |
Long An, ngày 26 tháng 4 năm 2016 |
VỀ ĐẦU TƯ DỰ ÁN TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI TẠI LONG AN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHOÁ VIII - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Xem xét Tờ trình số 886 /TTr-UBND ngày 18/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đầu tư dự án Trung tâm Công nghệ sinh học Vùng Đồng Tháp Mười tại Long An; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách HĐND và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất đầu tư dự án Trung tâm Công nghệ sinh học Vùng Đồng Tháp Mười tại Long An, địa điểm: xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, với các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu:
- Dự án đầu tư Trung tâm Công nghệ sinh học Vùng Đồng Tháp Mười tại Long An hiện đại với hệ thống các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm, kho lưu trữ, khu đào tạo đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững của vùng Đồng Tháp Mười.
- Nghiên cứu giống, bảo tồn giống, bảo tồn gen động vật, thực vật quí hiếm…, góp phần bảo tồn sự đa dạng của sinh học vùng Đồng Tháp Mười cũng như sử dụng nguồn gen quí vào việc phát triển các giống mới phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Long An và Vùng Đồng Tháp Mười.
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài tìm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sinh học, bao gồm: nghiên cứu lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; ươm tạo công nghệ sinh học; đào tạo, chuyển giao ứng dụng công nghệ cao, cung cấp các giải pháp, sản phẩm công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống.
- Thu hút và đào tạo các chuyên gia khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các nhà khoa học, chuyên gia đầu đàn về công nghệ sinh học hoạt động và cống hiến trí tuệ vào phát triển kinh tế - xã hội tại Vùng Đồng Tháp Mười; tạo động lực mạnh mẽ nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp nói riêng, trong tăng trưởng kinh tế của vùng nói chung.
2. Quy mô dự án: Diện tích đất của dự án là 83 hec-ta, trong đó diện tích xây dựng khoảng 53.380 m2.
Xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho Trung tâm Công nghệ Sinh học Vùng Đồng Tháp Mười tại Long An. Bao gồm: Công trình phòng thí nghiệm; Công trình khu thí nghiệm; Công trình nhà xưởng sản xuất thử nghiệm, sản xuất sản phẩm; Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ; Khu giới thiệu và dịch vụ công nghệ cao; Khu nhà ở chuyên gia và các trang thiết bị, phương tiện phục vụ đi lại cho chuyên gia, cụ thể như sau:
a) Phần xây dựng:
- Phòng thí nghiệm: Hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, thiết kế khép kín theo tính liên kết giữa các phòng với mục đích hỗ trợ và liên kết lẫn nhau. Hệ thống phòng thí nghiệm được chia thành 4 khu: Khu tập trung thí nghiệm bao gồm phòng thí nghiệm trung tâm và phòng thí nghiệm vi sinh; Khu thí nghiệm thực vật cây trồng bao gồm phòng thí nghiệm gen thực vật và phòng thí nghiệm nhân giống và công nghệ đồng ruộng; Khu phục vụ cho chăn nuôi, thủy sản bao gồm phòng tế bào gốc và phòng thí nghiệm sinh sản động vật, thủy sản; Khu kiểm nghiệm và công nghệ môi trường cùng với nhà hành chính, diện tích sàn khoảng 7.500 m².
- Phòng kiểm định giống: xây dựng với diện tích sàn khoảng 300m2, là khu trung chuyển giữa phòng thí nghiệm và xưởng thực nghiệm để kiểm định chất lượng con giống.
- Xưởng thử nghiệm, khu sản xuất: xây dựng hệ thống bao gồm khu sản xuất thử nghiệm và khu sản xuất thực tế bao gồm khu trồng thử nghiệm các giống cây trồng như lúa, hoa màu, mía và khu sản xuất, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp; Khu nuôi trồng nhân giống hải sản qui mô lớn và khu sơ chế, bảo quản các sản phẩm từ thủy sản, thông qua các phòng kiểm định theo các tiêu chuẩn, qui chuẩn của EU, Mỹ; Khu nuôi gia súc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khu sản xuất các sản phẩm, chế phẩm từ gia súc. Diện tích dự kiến khoảng 40.000 m².
- Kho bảo quản giống, bảo tồn gen động thực vật: bao gồm hệ thống trữ lạnh 5oC và 20oC được xây dựng trên diện tích khoảng 200 m2.
- Khu đào tạo, chuyển giao: bao gồm hội trường dự kiến khoảng 80 m2 và văn phòng dự kiến khoảng 100 m2.
- Khu giới thiệu và dịch vụ công nghệ cao: mô hình thu nhỏ của xưởng thực nghiệm, trưng bày các giống mới nổi trội và các mô hình phù hợp với điều kiện nuôi trồng sản xuất kiểm nghiệm ở địa bàn tỉnh nói riêng và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Diện tích dự kiến khoảng 200 m2 bao gồm phòng điều khiển trung tâm 40 m2 và khu trưng bày 160 m2.
- Khu nhà ở chuyên gia: đảm bảo đầy đủ tiện nghi cơ bản cho sinh hoạt và làm việc của chuyên gia, diện tích sàn dự kiến khoảng 5.000 m2.
b) Phần thiết bị:
Đầu tư thiết bị cho các phòng dự kiến bao gồm: Phòng thí nghiệm trung tâm; Phòng lý hóa chuyên sâu; CNSH gen thực vật; Công nghệ tế bào gốc động vật; Nhân giống động vật, thực vật và hệ thống khảo nghiệm; Thí nghiệm công nghệ enzyme; Thí nghiệm công nghệ môi trường; Thí nghiệm nông sản và công nghệ sau thu hoạch; Thí nghiệm phân bón; Thí nghiệm thủy sản; Thí nghiệm thực phẩm chăn nuôi; Thí nghiệm vi sinh; Thí nghiệm vaccine; Xử lý chất thải trung tâm.
3. Tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư khái toán: 700 tỷ đồng (Bảy trăm tỷ đồng chẵn), cụ thể như sau:
- Chi phí xây dựng: 214.077.000.000 đồng