Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Nghị quyết 229/2010/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVI, kỳ họp thứ 20 ban hành

Số hiệu 229/2010/NQ-HĐND
Ngày ban hành 14/12/2010
Ngày có hiệu lực 20/12/2010
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Ngô Đức Vượng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 229/2010/NQ-HĐND

Việt Trì, ngày 14 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

 VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 3989/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành thông qua Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung:

- Khẳng định tiềm năng, triển vọng và hiệu quả của cây cao su trên đất Phú Thọ. Sau trồng thử nghiệm thành công sẽ phát triển thành dự án với quy mô lớn, sản xuất tập trung, đưa cây cao su thành chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh.

- Phát triển cây cao su phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất đồi rừng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến; góp phần thay đổi tập quán canh tác, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm bền vững cho người dân.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, bảo đảm an ninh quốc phòng.

b. Mục tiêu cụ thể:

- Quy hoạch diện tích trồng cây cao su đến năm 2020 là 13.450 ha (quy mô đại điền là 10.305 ha, tiểu điền là 3.145 ha).

+ Giai đoạn 1 (2010 - 2012): Trồng 2.000 ha cao su tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê;

+ Giai đoạn 2 (2013 - 2020): Trồng 11.450 ha cao su tại 5 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Yên Lập.

- Xây dựng 3 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất 7.000 - 9.000 tấn mủ/năm tại huyện Tân Sơn (02 nhà máy), Thanh Sơn (01 nhà máy) và xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ cao su sau khi cao su kết thúc chu kỳ khai thác.

2. Nội dung quy hoạch

a. Quy hoạch quỹ đất phục vụ trồng cây cao su: Đến năm 2020 là 13.450 ha, tập trung tại 5 huyện: Tân Sơn 6.720 ha; Thanh Sơn 3.560 ha; Yên Lập 1.880 ha; Hạ Hòa 650 ha; Cẩm Khê 640 ha. Trong đó:

- Quỹ đất trồng cao su đại điền là 10.305 ha; tiểu điền là 3.145 ha (chi tiết tại phụ biểu số 01).

- Việc bố trí quỹ đất phục vụ kế hoạch trồng cao su theo tiến độ hàng năm (chi tiết tại phụ biểu số 02).

b. Quy hoạch xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm từ cây cao su:

- Xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su: Tại huyện Tân Sơn và Thanh Sơn xây 03 nhà máy (huyện Tân Sơn: 02 nhà máy, mỗi nhà máy có công suất 7.500 - 8.000 tấn mủ/năm; huyện Thanh Sơn: 01 nhà máy có công suất 9.000 tấn mủ/năm). Các huyện còn lại xây dựng các trạm thu mua mủ cao su, sau đó vận chuyển đến nhà máy chế biến.

- Xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ cao su: Căn cứ vào điều kiện thực tế sẽ tiến hành xây dựng vào giai đoạn cuối của thời kỳ khai thác cây cao su.

c. Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển cây cao su:

- Về giao thông: Quy hoạch xây dựng một số tuyến đường trục vào vùng cao su tập trung, vào trụ sở các đội sản xuất, các nông trường và nhà máy chế biến.

- Về điện: Quy hoạch một số tuyến đường điện vào vùng quy hoạch phát triển cây cao su, nhà máy chế biến, các điểm dân cư lân cận.

- Về nước: Quy hoạch xây dựng một số hồ, đập thuỷ lợi để tạo nguồn cung cấp cho vùng quy hoạch trồng và chế biến cao su.

3. Kinh phí thực hiện và nguồn vốn đầu tư

[...]