Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 22/2016/NQ-HĐND
Ngày ban hành 09/12/2016
Ngày có hiệu lực 19/12/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Hoàng Văn Nghiệm
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2016/NQ-HĐND

Lạng Sơn, ngày 09 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TỈNH LẠNG SƠN THỜI KỲ 2011-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 84/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phê chuẩn điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011- 2020 tại Nghị quyết số 24/2010/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển toàn diện lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó tập trung, ưu tiên nguồn lực chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực; đổi mới mạnh mẽ các hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết, ứng dụng khoa học vào sản xuất tạo bước đột phá nâng cao năng suất chất lượng, giá trị gia tăng các sản phẩm; phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới; quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp và thủy sản (theo giá thực tế) đạt 17.130 tỷ đồng vào năm 2020 và 25.700 tỷ đồng vào năm 2025.

- Giá trị tăng thêm toàn ngành nông nghiệp năm 2025 so năm 2015 là khoảng 15.600 tỷ đồng, trong đó giá trị tăng thêm toàn ngành nông nghiệp năm 2020 so với năm 2015 là 7.000 tỷ đồng; năm 2025 so với năm 2020 là 8.560 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất các sản phẩm chủ lực (hồi, thông, keo lai, bạch đàn, đại gia súc, lợn, rau, na, thuốc lá) tăng từ 4.380 tỷ đồng (chiếm 43,49% tổng giá trị sản xuất toàn ngành) năm 2015 lên 8.590 tỷ đồng (chiếm 50,15% tổng giá trị sản xuất toàn ngành) năm 2020 và lên 14.160 tỷ đồng vào năm 2025 (chiếm 55,11% tổng giá trị sản xuất toàn ngành).

- Duy trì ổn định lương thực hàng năm khoảng 300 nghìn tấn; đến năm 2020 thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 100-120 triệu đồng/ha và đạt 125-150 triệu đồng/ha vào năm 2025.

- Giảm nghèo bền vững cho cư dân nông thôn khoảng trên 3%/năm; Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 32-34 triệu đồng/người/năm vào năm 2020 và 36-40 triệu đồng/người/năm vào năm 2025.

- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2020 đạt 95%; Trồng rừng mới hàng năm 9.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60% và 68% năm 2025.

- Đến năm 2020 có 72 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 05 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới; thành phố Lạng Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; không có xã dưới 5 tiêu chí. Đến năm 2025 tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 103/207 xã (bằng 50%).

2. Điều chỉnh nhiệm vụ Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2011-2020, định hướng 2025 như sau:

a) Quy hoạch định hướng phát triển chuỗi giá trị các ngành hàng sản phẩm nông lâm sản chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh đến năm 2020, định hướng 2025.

Quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh theo các lĩnh vực ưu tiên sau: Lâm nghiệp quan tâm đầu tư phát sản phẩm Hồi, phát triển vùng cây gỗ lớn: Thông, keo, bạch đàn; lĩnh vực chăn nuôi quan tâm phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn); lĩnh vực nông nghiệp quan tâm phát triển: Na, Rau, Thuốc lá, cụ thể:

* Lĩnh vực lâm nghiệp:

- Chuỗi giá trị ngành hàng Hồi: Giữ ổn định diện tích Hồi toàn tỉnh khoảng 34.000 ha vào năm 2020 và 2025, tập trung tác động vào khâu sản xuất bằng chính sách, nhà nước hỗ trợ giống, quy trình canh tác thay thế diện tích rừng hồi già cỗi, năng suất thấp; hỗ trợ xây dựng nhãn mác, thương hiệu sản phẩm Hồi Lạng Sơn, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ; khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm Hồi. Vùng chuyên canh tập trung tại Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng với diện tích năm 2020 khoảng 20.900 ha, mở rộng lên 22.150 ha vào năm 2025.

- Chuỗi giá trị ngành hàng Thông (gỗ, nhựa): Chăm sóc, khai thác có hiệu quả 126.190 ha thông hiện có, tập trung tác động vào khâu sản xuất (hướng dẫn chăm sóc, khai thác nhựa), giống mới để thay thế dần diện tích Thông Mã vĩ bằng giống vừa cho sản phẩm gỗ, vừa cho sản phẩm nhựa; tạo cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm gỗ, nhựa thông để nâng cao giá trị ngành hàng. Vùng chuyên canh tập trung tại Đình Lập, Lộc Bình, một phần huyện Cao Lộc với diện tích 100 - 120 nghìn ha.

- Chuỗi giá trị ngành hàng Keo, Bạch đàn: Tập trung phát triển vùng chuyên canh gỗ lớn tại các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Tràng Định với diện tích khoảng 25.000 - 30.000 ha, sản lượng gỗ 300.000 - 400.000 m3/năm. Tạo cơ chế khuyến khích liên kết xây dựng vùng nguyên liệu ổn định phục vụ nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn.

* Chăn nuôi:

- Chuỗi giá trị ngành hàng Lợn: Cần tác động hỗ trợ giống, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, chuyển đổi hình thức chăn nuôi từ quy mô hộ sang quy mô trang trại, hợp tác xã số lượng chăn nuôi lớn ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn 11 huyện, thành phố; ở các huyện, thành phố bố trí các vùng chăn nuôi lợn tập trung ở các xã ven đô thị có điều kiện đất đai, người dân có trình độ thâm canh cao.

- Chuỗi giá trị ngành hàng Bò: Tập trung tác động vào việc chuyển đổi hình thức chăn nuôi nông hộ sang quy mô chăn nuôi trang trại, hợp tác xã (HTX), Doanh nghiệp đầu tư với quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến; Nhà nước tiếp tục có chính sách hỗ trợ về giống, lai hóa cải tạo tầm vóc đàn bò để nâng cao giá trị sản phẩm. Phát triển chăn nuôi Bò trên địa toàn tỉnh; vùng chăn nuôi tập trung phát triển ở các xã đã được xác định tại Quyết định 257/QĐ- UBND 28/2/2013 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn 2030, bổ sung quy hoạch chăn nuôi bò tập trung tại xã Chiến Thắng huyện Bắc Sơn, diện tích 250 ha.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ