Nghị quyết 22/2011/NQ-HĐND phê duyệt Đề án “Phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu | 22/2011/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 16/12/2011 |
Ngày có hiệu lực | 26/12/2011 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký | Nguyễn Thanh Bình |
Lĩnh vực | Bất động sản |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2011/NQ-HĐND |
Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 12 năm 2011 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Sau khi xem xét Tờ trình số 394/TTr-UBND ngày 07/12/2011 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án “Phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Hà Tĩnh", Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Hà Tĩnh".
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Thường trực HĐND, các ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVI, kỳ họp thứ 2 thông qua./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
PHÁT
TRIỂN QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2012-2020 TỈNH HÀ
TĨNH
(Ban
hành kèm theo Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2011 của HĐND
tỉnh)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Hà Tĩnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế, mở rộng thu hút đầu tư. Việc thu hồi đất, bồi thường GPMB để có quỹ đất phục vụ các công trình, dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, nhiều dự án lớn đã khởi công xây dựng, bước đầu tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, đại bộ phận nhân dân trong tỉnh đồng tỉnh ủng hộ.
Tuy nhiên, tồn tại hiện nay dự án triển khai chậm so yêu cầu tiến độ. Nguyên nhân là do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, do chưa chuẩn bị trước các khu tái định cư để phục vụ các dự án; tái định cư vẫn thực hiện theo hình thức xen ghép, thiếu chủ động; thiếu vốn đầu tư tập trung. Việc tổ chức thực hiện các quy hoạch phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, tỷ lệ thực hiện thấp, thường xuyên phát sinh, bổ sung, điều chỉnh,.. ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất và không phù hợp quy hoạch tổng thể. Việc khai thác nguồn tài nguyên đất còn nhiều hạn chế, nguồn thu ngân sách từ kinh tế đất thấp, sử dụng thiếu tập trung, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII, khoá 2010 - 2015 đã xác định: "Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đảm bảo tăng trưởng hợp lý và bền vững; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với tập trung xây dựng các khu đô thị - công nghiệp - thương mại; Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới hệ thống các quy hoạch vùng, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch chi tiết; phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân; Huy động tổng hợp và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các công trình, dự án trọng điểm tạo động lực thúc đẩy phát triển; khai thác có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững..".
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, đưa Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII đi vào cuộc sống thì việc xây dựng "Đề án Phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Hà Tĩnh" là hết sức cần thiết.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2011
I. CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH
1. Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2001- 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện nay đang hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ 2010 – 2015 để trình Chính phủ phê duyệt.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2001-2010 đã có 10/12 đơn vị cấp huyện lập và được UBND tỉnh phê duyệt (đạt 83,3%); giai đoạn 2010 - 2020 có 4 đơn vị cấp huyện đã được phê duyệt quy hoạch, còn 8 đơn vị còn lại đang thực hiện việc lập quy hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành trong quý 2 năm 2012.
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2000 - 2010 đã có 247 đơn vị cấp xã lập và được phê duyệt (chiếm 94,5%). Hiện tại tỉnh đang tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có 85 xã được xét duyệt Đồ án quy hoạch nông thôn mới, 72 xã được phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới, 46 xã được phê duyệt đề án sản xuất.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2011/NQ-HĐND |
Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 12 năm 2011 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Sau khi xem xét Tờ trình số 394/TTr-UBND ngày 07/12/2011 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án “Phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Hà Tĩnh", Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Hà Tĩnh".
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Thường trực HĐND, các ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVI, kỳ họp thứ 2 thông qua./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
PHÁT
TRIỂN QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2012-2020 TỈNH HÀ
TĨNH
(Ban
hành kèm theo Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2011 của HĐND
tỉnh)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời gian qua, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Hà Tĩnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế, mở rộng thu hút đầu tư. Việc thu hồi đất, bồi thường GPMB để có quỹ đất phục vụ các công trình, dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, nhiều dự án lớn đã khởi công xây dựng, bước đầu tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư, đại bộ phận nhân dân trong tỉnh đồng tỉnh ủng hộ.
Tuy nhiên, tồn tại hiện nay dự án triển khai chậm so yêu cầu tiến độ. Nguyên nhân là do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, do chưa chuẩn bị trước các khu tái định cư để phục vụ các dự án; tái định cư vẫn thực hiện theo hình thức xen ghép, thiếu chủ động; thiếu vốn đầu tư tập trung. Việc tổ chức thực hiện các quy hoạch phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, tỷ lệ thực hiện thấp, thường xuyên phát sinh, bổ sung, điều chỉnh,.. ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất và không phù hợp quy hoạch tổng thể. Việc khai thác nguồn tài nguyên đất còn nhiều hạn chế, nguồn thu ngân sách từ kinh tế đất thấp, sử dụng thiếu tập trung, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII, khoá 2010 - 2015 đã xác định: "Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đảm bảo tăng trưởng hợp lý và bền vững; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với tập trung xây dựng các khu đô thị - công nghiệp - thương mại; Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới hệ thống các quy hoạch vùng, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch chi tiết; phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân; Huy động tổng hợp và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các công trình, dự án trọng điểm tạo động lực thúc đẩy phát triển; khai thác có hiệu quả tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững..".
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, đưa Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII đi vào cuộc sống thì việc xây dựng "Đề án Phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 - 2020 tỉnh Hà Tĩnh" là hết sức cần thiết.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006 - 2011
I. CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH
1. Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2001- 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện nay đang hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ 2010 – 2015 để trình Chính phủ phê duyệt.
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2001-2010 đã có 10/12 đơn vị cấp huyện lập và được UBND tỉnh phê duyệt (đạt 83,3%); giai đoạn 2010 - 2020 có 4 đơn vị cấp huyện đã được phê duyệt quy hoạch, còn 8 đơn vị còn lại đang thực hiện việc lập quy hoạch, dự kiến sẽ hoàn thành trong quý 2 năm 2012.
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2000 - 2010 đã có 247 đơn vị cấp xã lập và được phê duyệt (chiếm 94,5%). Hiện tại tỉnh đang tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có 85 xã được xét duyệt Đồ án quy hoạch nông thôn mới, 72 xã được phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới, 46 xã được phê duyệt đề án sản xuất.
Nhìn chung quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ khâu lập đến thẩm định; các sản phẩm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đều bảo đảm chất lượng, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Việc quản lý và giám sát thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có sự quan tâm của chính quyền các địa phương, nên đã phát huy được hiện quả nhất là góp phần ngăn chặn việc giao cấp đất trái thẩm quyền và làm tăng thu ngân sách địa phương.
2. Quy hoạch khu kinh tế
Hà Tĩnh có 02 Khu kinh tế với tổng diện tích được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch là 35.281ha; trong đó Khu kinh tế Vũng Áng 22.781ha, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 12.500ha.
Thời gian qua, việc lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong Khu kinh tế Vũng áng, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, quy hoạch chi tiết các khu tái định cư phục vụ các dự án trọng điểm được tập trung đẩy mạnh, hầu hết các khu chức năng quan trọng đều đã được lập quy hoạch như: quy hoạch chi tiết phát triển cảng Sơn Dương có không gian quy hoạch 3.584 ha, quy hoạch chi tiết khu công nghiệp 116ha, các khu đô thị trong Khu kinh tế Vũng Áng 3983ha; quy hoạch khu đô thị, thương mại và dịch vụ Hà Tân 10,58ha, Khu Đô thị Nam sông Ngàn Phố 15ha, Khu công nghiệp Đại Kim 27ha thuộc Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút kêu gọi đầu tư, cụ thể:
- Tại Khu kinh tế Vũng Áng đã có hơn 100 dự án được cấp phép đầu tư với số vốn đăng ký gần 11 tỷ USD; một số dự án đã triển khai xây dựng như: Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa - Đài Loan với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 7,9 tỷ USD, Dự án Khách sạn năm sao và Cao ốc văn phòng 78,6 triệu USD, Khu du lịch dịch vụ Hồ Tàu Voi 70 triệu USD, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I 1,56 tỷ USD, Nhà máy luyện thép của Công ty CP gang thép Hà Tĩnh gần 100 triệu USD, Dự án Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Vũng Áng 50 triệu USD... và nhiều nhà đầu tư lớn khác trong và ngoài nước đang tìm hiểu cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh.
- Tại Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo đã có gần 150 doanh nghiệp và 750 cá nhân đăng ký kinh doanh; trong đó có 9 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Khu vực cổng B hiện có 5 dự án siêu thị, nhà hàng và khách sạn đang lập dự án đầu tư và nhiều nhà đầu tư khác đến tìm hiểu và đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.
Các khu quy hoạch trong Khu kinh tế Vũng áng, Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo đều được thực hiện cắm mốc đầy đủ, công bố công khai trên các phương tiện thông tin và nơi công cộng. Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thiết kế kỹ thuật thi công, cấp phép xây dựng đều được thực hiện nghiêm túc; việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch luôn được các Ban quản lý khu kinh tế chú trọng quan tâm kịp thời.
3. Quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
- Hà Tĩnh đã có 3 khu công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích 766ha, gồm: Khu công nghiệp Gia Lách, huyện Nghi Xuân (350 ha); khu công nghiệp Hạ Vàng, huyện Can Lộc (300 ha); Khu công nghiệp I trong Khu kinh tế Vũng Áng, với diện tích 116 ha; trong đó, Khu công nghiệp Hạ Vàng và Khu công nghiệp Gia Lách thuộc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, kết quả thực hiện quy hoạch đến nay đạt được như sau:
+ Khu công nghiệp I Vũng Áng: Đã có 13 dự án được giao đất, cho thuê đất; tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 98%.
+ Tại Khu công nghiệp Hạ Vàng (Can Lộc), Khu công nghiệp Gia Lách (Nghi Xuân): Do mới bắt đầu thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên chỉ có 5 dự án triển khai; tỷ lệ lấp đầy khoảng 5%.
- Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề toàn tỉnh có 15 cụm, tổng diện tích quy hoạch được duyệt là 460,43 ha. Các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã được đầu tư kết cấu hạ tầng và giao đất, cho thuê đất cho một số tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh, kết quả:
+ Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thạch Quý: Đã có 7 dự án được giao đất, cho thuê đất; tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 55%.
+ Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Nam Hồng: Đã có 7 dự án được giao đất, cho thuê đất; tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 30%.
+ Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên: Đã có 5 dự án được giao đất, cho thuê đất; tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 25%.
+ Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Yên Trung (Đức Thọ): Đã có 7 dự án được giao đất, cho thuê đất; tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 60%.
+ Làng nghề Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh): Đã có 4 dự án được giao đất, cho thuê đất; tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 85%.
+ Làng nghề Thái Yên (Đức Thọ): Đã có 7 dự án được giao đất, cho thuê đất; tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 90%.
Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đầu tư chưa đồng bộ, các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề với quy mô nhỏ nên chưa hình thành các khu sản xuất tập trung theo quy hoạch, tỷ lệ lấp đầy còn khá thấp mới đạt khoảng 30% - 60%.
4. Quy hoạch khu du lịch, thương mại và dịch vụ
Quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh được gắn với các quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch các khu chức năng trong khu kinh tế, quy hoạch trung tâm cụm xã,... hoặc quy hoạch phát triển mạng lưới dịch vụ thương mại riêng theo từng lĩnh vực như kinh doanh xăng dầu, dịch vụ viễn thông.
Hà Tĩnh tuy chưa được duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, nhưng các khu vực có tiềm năng du lịch hầu hết đều đã có quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch như: Khu du lịch nghỉ dưỡng Thiên Cầm, có diện tích khoảng 1.550 ha; Khu sinh thái biển Xuân Thành, Khu du lịch Quỳnh Viên - Thạch Hải, Khu sinh thái Nước Sốt - Sơn Kim, Khu du lịch sinh thái Kỳ Ninh, Khu văn hóa – du lịch Nguyễn Du, Chùa Hương, Ngã ba Đồng Lộc, Khu du lịch sinh thái Kẻ Gỗ... tổng diện tích các khu đã có quy hoạch khoảng hơn 5.000 ha.
5. Quy hoạch các khu đô thị
Đến nay, các huyện, thành phố, thị xã đều đã lập quy hoạch chung hoặc quy hoạch điều chỉnh, mở rộng các thị trấn, phường, thành phố, thị xã; quy hoạch chi tiết các khu chức năng để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện. Một số địa phương đã lập quy hoạch các khu đô thị với quy mô lớn, mang tính hiện đại như: Khu đô thị Xuân An (huyện Nghi Xuân), khu đô thị Nam Cầu Phủ, khu đô thị Bắc thành phố Hà Tĩnh, khu đô thị Hàm Nghi (thành phố Hà Tĩnh) với tổng diện tích quy hoạch gần 1.000 ha và 4 khu đô thị trong Khu kinh tế Vũng Áng với tổng diện tích 3.983ha.
Việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng công trình ở các đô thị đều căn cứ theo các quy hoạch xây dựng chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các chủ đầu tư thực hiện khá nghiêm túc. Một số khu đô thị bước đầu đã phát huy hiệu quả như khu đô thị Nguyễn Du, khu đô thị dọc đường bao phía Tây thành phố Hà Tĩnh. Tuy nhiên, việc thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội các công trình kiến trúc chưa thực sự đồng bộ, không đầy đủ và thiếu sự hài hoà cảnh quan; tỷ lệ thực hiện thấp, tình trạng quy hoạch treo vẫn còn nhiều như Khu quy hoạch đô thị Nam cầu Phủ, các khu quy hoạch đô thị dọc các trục đường Nam cầu Cày - Cầu Thạch Đồng, tỉnh lộ 9...
6. Quy hoạch khu dân cư nông thôn
Hầu hết các xã đều đã có quy hoạch khu, điểm dân cư nông thôn, khu trung tâm xã. Các quy hoạch đều được gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tổng diện tích quy hoạch khu, điểm dân cư nông thôn khoảng 2.500 ha. Về quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang được tích cực triển khai, đến tháng 10/2011 toàn tỉnh đã có 85 xã được duyệt.
Thời gian qua, công tác lập và quản lý quy hoạch khu dân cư nông thôn đều được các địa phương quan tâm thực hiện. Việc thu hồi đất, bồi thường qiải phóng mặt bằng, đầu tư phát triển các khu, điểm dân cư, giao đất cho các hộ dân làm nhà ở, đều căn cứ theo quy hoạch được duyệt.
Một số địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa thực hiện chưa được tốt, không thực hiện việc cắm mốc quy hoạch; việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm quy hoạch còn bị buông lỏng, dẫn đến tình trạng một số hộ dân có nhu cầu tự bao chiếm đất ở không theo quy hoạch, vẫn còn xẩy ra tình trạng giao đất và thu tiền sử dụng đất trái thẩm quyền ở một số địa phương.
7. Quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông
Quỹ đất dành cho giao thông được xác định trên cơ sở mạng lưới quy hoạch giao thông đến 2020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt với tổng diện tích quy hoạch là 9.312 ha; bao gồm: đường bộ 8.004 ha; cảng biển 606 ha, đường sắt 392 ha, đường sông và sân bay 410 ha.
Triển khai thực hiện quy hoạch giao thông trên địa bàn tỉnh, thời gian qua đã được các cấp các ngành quan tâm. Vì vậy, có nhiều dự án đã được triển khai thực hiện như: đường ven biển; đường nối quốc lộ 1A đi mỏ sắt Thạch Khê; mở rộng nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 8A, quốc lộ 15A; hệ thống giao thông trong các khu kinh tế Vũng Áng, Cầu Treo... Tính đến nay Hà Tĩnh có 6 đường quốc lộ đi qua với chiều dài 440,3km, 12 tuyến tỉnh lộ với chiều dài 379,2km và 7.926,65 km giao thông nông thôn.
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT VÀ NGUỒN THU TỪ ĐẤT GIAI ĐOẠN 2006 - 2011
1. Tình hình quản lý, phát triển quỹ đất
1.1. Về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất
Từ năm 2006 đến nay (tháng 9 năm 2011) tổng diện tích đất đã thu hồi để giải phóng mặt bằng là 6.228,83 ha với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ gần 3.500 tỷ đồng để sử dụng vào các mục đích:
- Giao đất ở 1.363,49 ha, gồm:
+ Đất ở khu vực đô thị 388,26 ha.
+ Đất ở khu dân cư nông thôn 975,23 ha (bao gồm cả các khu tái định cư, riêng Khu kinh tế Vũng Áng đã có 104ha đất ở tái định cư).
- Giao đất, cho thuê đất chuyên dùng 4.865,34 ha; trong đó:
+ Đất cho cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch, khu công nghiệp, cụm CN - TTCN tập trung: 3.210,36ha.
+ Đất để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, công cộng: 1.564,98 ha.
Phần lớn các tổ chức được giao đất, thuê đất đều nhanh chóng đưa đất vào sử dụng, thực hiện đúng cam kết, đặc biệt là các dự án lớn như: Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Hưng Nghiệp Formosa - Đài Loan (2025,37ha); Nhà máy Nhiệt điện Vũng áng I, các dự án xây dựng đường giao thông, thuỷ lợi...
1.2. Về đấu giá quyền sử dụng đất
- Về đấu giá đất ở: đã thực hiện với tổng diện tích 62,69ha, tổng số tiền thu được là 1030,15 tỷ đồng; trong đó:
+ Giai đoạn 2006 - 2010: Việc đấu giá quyền sử dụng đất được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng diện tích đất bán đấu giá đất ở đạt 54,59 ha, tổng tiền sử dụng đất thu được từ đấu giá là 803,74 tỷ đồng.
+ Giai đoạn từ sau triển khai thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ đến nay: Tổng diện tích đất bán đấu giá đất ở đạt 8 ha, tổng tiền sử dụng đất thu được từ đấu giá là 226,41 tỷ đồng.
Việc đấu giá đất ở chủ yếu thực hiên tại các khu đô thị, khu vực nông thôn chỉ thực hiện ở khu vực có đường giao thông chính, các khu quy hoạch có quy mô nhỏ, chưa được đầu tư hạ tầng đồng bộ, tỷ lệ đưa đất vào sử dụng thấp.
- Đấu giá đất cho sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ: Hà Tĩnh từ trước tới nay việc bán đấu giá đất làm mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất vẫn chưa thực hiện được.
2. Nguồn thu tư đất và quản lý, sử dụng nguồn thu từ đất
2.1. Tổng nguồn thu (giai đoạn 2006 - 2011)
Theo số liệu của Cục Thuế tỉnh thì nguồn thu từ đất nộp vào ngân sách thông qua việc giao đất, cho thuê đất giai đoạn 2006-2010 đạt 35-40% tổng nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh; trong đó tiền sử dụng đất hàng năm là:
Năm 2006: Thu tiền sử dụng đất là 165,5 tỷ đồng
Năm 2007: Thu tiền sử dụng đất là 315,9 tỷ đồng. tăng 90,63%.
Năm 2008: Thu tiền sử dụng đất là 332, 538 tỷ đồng, tăng 5,26%.
Năm 2009: Thu tiền sử dụng đất là 423,949 tỷ đồng, tăng 27.48%.
Năm 2010: Thu tiền sử dụng đất 729,642 tỷ đồng, tăng 72,10%.
Năm 2011 (9 tháng): Thu tiền sử dụng đất 340,798 tỷ đồng.
Nguồn thu từ đất tăng dần trong từng năm (trừ năm 2011,dự kiến thu cả năm chỉ đạt khoảng 600 tỷ đồng), các địa phương có tỷ lệ tiền sử dụng đất thu được lớn như: Thành phố Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh và Can Lộc.
(Có Phụ lục số 01 kèm theo)
2.2. Việc phân bổ, sử dụng nguồn thu từ tiền sử dụng đất
Thời gian qua thực hiện theo nội dung Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của UBND tỉnh và Nghị quyết số 136/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của HĐND tỉnh (quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách theo giai đoạn; định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương theo các năm) thì nguồn thu tiền sử dụng đất phân bổ về ngân sách cấp tỉnh và trích Quỹ phát triển đất khu vực đô thị chiếm 40%; phần còn lại thuộc ngân sách cấp huyện và xã và đây cũng là nguồn thu chủ yếu của các địa phương.
Từ năm 2006 đến nay tỉnh ta chưa có quy định cụ thể về việc dành nguồn thu từ đất cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Thực tế, nhiệm vụ chi này đều đang nằm chung trong nội dung chi cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, chưa được tập trung đầu tư cho phát triển quỹ đất.
Thời gian gần đây, một số địa phương đã chủ động dành nguồn thu từ đất và huy động thêm nhiều nguồn khác để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm nâng giá trị đất để đấu giá, tăng nguồn thu ngân sách.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG ƯU ĐIỂM, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Ưu điểm
- Việc lập quy hoạch và quản lý quy hoạch thời gian qua đã tạo điều kiện cho các ngành, địa phương chủ động dành quỹ đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực; các địa phương căn cứ quy hoạch để thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển đô thị, khu công nghiệp, cụm TTCN tập trung, các khu thương mại, dịch vụ, du lịch... Công tác quy hoạch đã góp phần tích cực cho việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp nhu cầu cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
- Việc giao đất, cho thuê đất, đấu giá đất đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các nhà đầu tư, các đối tượng sử dụng đất; tạo ra tác động tích cực thúc đẩy các dự án, ngành nghề liên quan phát triển; huy động tổng hợp và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tề - xã hội và các công trình, dự án trọng điểm; góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách trên địa bàn.
- Về phát triển, quản lý sử dụng quỹ đất: Việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thời gian qua đã được quan tâm đặc biệt của cấp uỷ chính quyền các cấp, đã huy động được cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện, nên đã đạt được những kết quả nhất định, cơ bản đã có mặt bằng thi công các dự án, tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư; được đại bộ phận nhân dân trong tỉnh đồng tỉnh ủng hộ.
Diện tích đất được giải phóng mặt bằng trong các Khu kinh tế được giao toàn bộ cho các Ban quản lý khu kinh tế để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung và cho nhà đầu tư thuê lại đất thực hiện các dự án. Diện tích đất trong các khu đô thị, khu nông thôn được chính quyền địa phương sử dụng vào mục đích phát triển đô thị và giao đất, đấu giá đất ở.
- Về tiền sử dụng đất: Được thu nộp vào ngân sách nhà nước và phân chia cho ngân sách ba cấp quản lý sử dụng theo từng năm. Tiền sử dụng đất những năm qua đã góp phần tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
2. Tồn tại
2.1. Đối với công tác quy hoạch
- Chất lượng của một số quy hoạch ngành, lĩnh vực chưa cao; chưa căn cứ vào các chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất cũng như các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu của tỉnh một phần do phân bổ, cơ cấu chỉ tiêu quy hoạch chưa thật sư phù hợp cho nhu cầu phát triển trước mắt cũng như lâu dài, nhất là quỹ đất dành cho phát triển dịch vụ, công cộng, trụ sở văn phòng của các doanh nghiệp... một số địa phương lập quy hoạch các điểm dân cư nông thôn chủ yếu tập trung vào các trục đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, không hình thành các khu dân cư tập trung gắn với đầu tư xây dựng hạ tầng.
- Việc quản lý, thực hiện quy hoạch chưa nghiêm túc, tình trạng lấn chiếm, xây dựng cơi nới các công trình kiến trúc trái phép chưa được xử lý kịp thời (đặc biệt trong Khu kinh tế Vũng Áng), nhiều địa phương đang còn tùy tiện sử dụng đất lúa sang mục đích khác vượt chỉ tiêu được duyệt. Việc công khai cắm mốc quy hoạch chậm được thực hiện, hoặc chưa thực hiện, đặc biệt khu đô thị và các tuyến giao thông chính.
- Việc bố trí vốn cho việc lập, thực hiện quy hoạch đang còn nhiều hạn chế, nhất là việc phối kết hợp giữa các chương trình, dự án để thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, đặc biệt là gắn việc đầu tư kết cấu hạ tầng với công tác chỉnh trang đô thị.
2.2. Đối với công tác giao đất, cho thuê đất, đấu giá đất quyền sử dụng đất
Một số dự án được giao đất, cho thuê đất nhưng sử dụng kém hiệu quả (chậm triển khai đưa đất vào sử dụng, để hoang hoá, cho thuê cho mượn trái pháp luật …); qua thanh tra, kiểm tra đã thu hồi 104 khu đất với tổng diện tích 1.423,45ha đất của các tổ chức, cá nhân vi phạm sử dụng đất.
Việc giao đất, đấu giá đất ở cũng còn nhiều tồn tại, như: giao đất không đúng đối tượng, không đưa vào sử dụng, đấu giá đất thiếu minh bạch và tập trung chủ yếu vào các đối tượng đầu cơ đất; một số khu đất sau khi đấu giá chậm đưa vào sử dụng, điển hình như khu đất của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Công ty 475 tại thành phố Hà Tĩnh.
2.3. Về phát triển, quản lý quỹ đất
Việc phát triển quỹ đất thời gian qua chủ yếu dựa vào kết cấu hạ tầng đã có, chưa có quy hoạch và các giải pháp để mở rộng quỹ đất ở những vùng có lợi thế nhưng chưa có kết cấu hạ tầng; phát triển quỹ đất chưa gắn với giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư, nhất các dự án hạ tầng giao thông (điển hình như: dự án đường Hàm Nghi, đường nối quốc lộ 1A đi mỏ sắt Thạch Khê …).
2.4. Về nguồn thu tiền sử dụng đất
Việc khai thác nguồn thu còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng đất đai hiện có. Giá đất ban hành hàng năm chưa chi tiết, chưa sát với giá thị trường; cơ chế điều tiết tiền sử dụng đất chưa phù hợp, chưa căn cứ vào chi phí đầu tư để tính tỷ lệ điều tiết. Về phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất, trích lập quỹ phát triển đất chưa đáp ứng yêu cầu (mới dành 10% tiền sử dụng đất cho Quỹ phát triển đất); chưa có quy định cụ thể về nhiệm vụ chi cho công tác phát triển quỹ đất.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
- Hà Tĩnh có lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và con người... Chính sách thu hút kêu gọi đầu tư và kiên trì thực hiện chính sách kêu gọi đầu tư của tỉnh thời gian qua đã mang lại hiệu quả nhất định;
- Hà Tĩnh cũng là địa phương được Trung ương quan tâm chọn thực hiện các công trình trọng điểm và đặc biệt là được nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm;
- Công tác cải cách hành chính được thực hiện khá tốt và tương đối đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư; hệ thống các văn bản quy định về các chế độ chính sách, trình tự thủ tục hành chính của một số lĩnh vực được ban hành khá đầy đủ, kịp thời.
- Sự tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp giữa các cơ quan tham mưu với chính quyền cơ sở trong công tác lập quy hoạch, thực hiện bồi thường GPMB, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng các khu tái định cư ... nên đã mang lại hiệu quả không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém
Công tác quy hoạch thiếu được quan tâm nhất là sau khi tách tỉnh (đến năm 2002 mới có quy hoạch chung thị xã Hà Tĩnh và đến năm 2007 mới có quy hoạch chung của thành phố đến năm 2030);
Quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập nhất là tình trạng cấp đất trái thẩm quyền còn diện ra ở nhiều địa phương; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực hiện thường xuyên và hiệu quả, hiệu lực thấp.
Các chính sách của tỉnh ban hành về quy hoạch, về quản lý sử dụng đất, quản lý đô thị còn bất cập: Tỷ lệ điều tiết tiền sử dụng đất, phân cấp quản lý chưa thực sự phù hợp.
Năng lực cán bộ cơ sở còn thiếu và yếu chưa đáp ứng yêu cầu; ý thức chấp hành pháp luật của một số đối tượng sử dụng đất còn hạn chế.
Nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý đất đai, cho phát triển quỹ đất còn bất cập.
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
1. Mục tiêu chung: Phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2012 - 2020 nhằm nâng cao giá trị kinh tế đất, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
Phát triển quỹ đất trên cơ sở các quy hoạch đã được duyệt, điều chỉnh, bổ sung; đồng thời xây dựng quy hoạch mới có tính chiến lược nhằm phát huy tối đa tiềm năng lợi thế các loại đất để sử dụng vào các mục đích chủ yếu sau đây:
- Phát triển các khu đô thị;
- Xây dựng khu thương mại, dịch vụ và du lịch;
- Xây dựng khu công nghiệp tập trung; cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là giao thông;
- Phát triển khu dân cư nông thôn;
- Xây dựng quỹ đất tái định cư cho các dự án, đất ở cho các đối tượng xã hội, cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang và người có thu nhập thấp.
- Góp phần tăng nguồn thu ngân sách; thực hiện công bằng xã hội và "ổn định, phát triển thị trường bất động sản".
1. Định hướng phát triển quỹ đất
- Quy hoạch phát triển quỹ đất phải đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, bền vững, tiết kiệm quỹ đất, hạn chế chuyển đổi đất trồng 2 vụ lúa sử dụng sang mục đích khác. Ưu tiên bố trí đất cho phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu kinh kế; phát triển du lịch và dịch vụ; phát triển dân cư, đặc biệt là khu vực đô thị.
- Tập trung phát triển quỹ đất gắn với các khu đô thị, khu kinh tế và những vùng có tiềm năng và lợi thế. Các khu đất được quy hoạch phục vụ cho việc đấu giá đất ở; đấu giá, giao đất có thu tiền sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, đất khu du lịch, phát triển thương mại, dịch vụ chỉ tập trung thực hiện ở những vùng có lợi thế vị trí, mặt bằng giá đất cao, nhằm đảm bảo nguyên tắc: trừ chi phí đầu tư, vẫn có lãi.
- Các khu đất quy hoạch để giao đất ở cho các đối tượng chính sách, cán bộ, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang; cho thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, đất du lịch, phát triển thương mại, dịch vụ chỉ đầu tư hạ tầng với suất đầu tư tối thiểu nhưng phải đảm bảo tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
- Đối với các công trình hạ tầng giao thông, khi thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng phải tính toán quỹ đất hai bên đường với mức tối thiểu 50 m mỗi bên đối với khu vực dân cư và 100 m mỗi bên đối với các khu vực khác.
2. Phát triển quỹ đất giai đoạn 2012 – 2020
Trên cơ sở rà soát các quy hoạch được duyệt, dự kiến Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, dự báo phát triển dân số (năm 2010: 1,228 triệu người; năm 2015: 1,35 triệu người và năm 2020 lên hơn 1,5 triệu người); bổ sung quy hoạch và khả năng thực hiện ở các địa phương, tổng quỹ đất toàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2020 cần phát triển để phục vụ cho các nhu cầu sử dụng là 11.902ha ha, gồm:
2.1. Đất ở
- Quỹ đất để sử dụng mục đích đất ở là 2.101 ha, trong đó:
+ Khu vực đô thị và khu vực quy hoạch phát triển đô thị 664 ha.
+ Khu vực nông thôn 1.437 ha.
- Hình thức bố trí sử dụng: Các khu, điểm quy hoạch vào mục đích đất ở sau khi được GPMB và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sẽ cho vào quỹ đất ở để bố trí sử dụng theo các hình thức sau:
+ Giao đất ở cho các đối tượng chính sách, dự án nhà ở xã hội, đối tượng cán bộ, công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang; đất ở phục vụ tái định cư 945 ha (ước tính nhu cầu thực tế tại các địa phương là khoảng 45%; trong đó quỹ đất tái định cư dự kiến để bố trí cho hơn 7.500 hộ tái định cư, tập trung chủ yếu tại các huyện Thạch Hà, Kỳ Anh, Hương Sơn và Vũ Quang).
+ Giao đất ở theo hình thức đấu giá: 1.156 ha (khoảng 55%).
2.2. Đất chuyên dùng
- Quỹ đất để sử dụng mục đích đất chuyên dùng là 9.801 ha, sau khi được quy hoạch chi tiết sẽ cho vào quỹ đất chuyên dùng bố trí sử dụng theo các hình thức:
+ Quỹ đất đấu giá để thực hiện dự án là 222 ha, đây là những khu đất có lợi thế vị trí, có khả năng sinh lợi cao.
+ Quỹ đất giao có thu tiền sử dụng đất cho các dự án sản xuất kinh doanh: 906 ha, đây là những khu quy hoạch nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
+ Quỹ đất cho thuê: 2.233 ha; thuộc quỹ đất quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề.
+ Quỹ đất giao cho các dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình giao thông: 6.440 ha (trong đó, đất để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của khu dân cư 763 ha; còn lại 5.677ha để thực hiện xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các dự án phát triển giao thông, thủy lợi, cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục – đào tạo, dịch vụ xã hội).
(Có Phụ lục số 02 kèm theo)
3. Kế hoạch thực hiện
3.1. Giai đoạn 2012 - 2015
Tổng quỹ đất phải thực hiện bồi thường GPMB đoạn 2012 - 2015 là 4.722 ha (chiếm 40% của tổng nhu cầu đến năm 2020); trong đó:
- Quỹ đất ở: 840 ha, gồm:
+ Khu vực đô thị: 265 ha (trong đó, diện tích đấu giá 145 ha; diện tích giao tái định cư và các đối tượng xã hội 120 ha).
+ Khu vực nông thôn: 575 ha (trong đó, diện tích đấu giá 316 ha; diện tích giao tái định cư và các đối tượng xã hội 259 ha).
- Quỹ đất sản xuất kinh doanh: 451 ha (trong đó, diện tích đấu giá 89 ha; diện tích giao có thu tiền sử dụng đất 362 ha).
- Xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung: 894 ha.
- Quỹ đất đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: 2.537 ha.
(có Phụ lục số 02a kèm theo)
3.2. Giai đoạn 2016 - 2020
Tổng quỹ đất phải thực hiện bồi thường GPMB đoạn 2016 - 2020 là 7.180 ha (chiếm 60% của tổng nhu cầu đến năm 2020); trong đó:
- Quỹ đất ở 1.261 ha, gồm:
+ Khu vực đô thị: 399 ha (trong đó, diện tích đấu giá 220 ha; diện tích giao tái định cư và các đối tượng xã hội 179 ha).
+ Khu vực nông thôn: 862 ha (trong đó, diện tích đấu giá 475 ha; diện tích giao tái định cư và các đối tượng xã hội 387 ha).
- Quỹ đất sản xuất kinh doanh: 677 ha (trong đó, diện tích đấu giá 133 ha; diện tích giao có thu tiền sử dụng đất 544 ha).
- Quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung: 1.339 ha.
- Quỹ đất đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: 3.903 ha.
(Có Phụ lục số 02b)
4. Khái toán nguồn thu tiền sử dụng đất
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 45.880 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 18.398 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 27.482 tỷ đồng.
Chi tiết các huyện, thành phố, thị xã như sau:
4.1. Thành phố Hà Tĩnh:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 11.852 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 5.758 là tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 6.094 tỷ đồng.
4.2. Thị xã Hồng Lĩnh:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 1.701 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 545 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 1.156 tỷ đồng.
4.3. Huyện Kỳ Anh:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 6.063 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 2.259 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 3.804 tỷ đồng.
4.4. Huyện Cẩm Xuyên:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 3.785 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 1.291 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 2.494 tỷ đồng.
4.5. Huyện Thạch Hà:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 6.559 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 2.594 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 3.965 tỷ đồng.
4.6. Huyện Can Lộc:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 2.566 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 949 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 1.617 tỷ đồng.
4.7. Huyện Nghi Xuân:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 2.797 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 969 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 1.828 tỷ đồng.
4.3.8. Huyện Hương Khê:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 1.564 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 592 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 973 tỷ đồng.
4.9. Huyện Hương Sơn:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 3.393 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 1.277 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 2.116 tỷ đồng.
4.10. Huyện Vũ Quang:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 662 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 264 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 398 tỷ đồng.
4.11. Huyện Đức Thọ:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 2.466 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 801 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 1.665 tỷ đồng.
4.12. Huyện Lộc Hà:
Tổng nguồn thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2012-2020 là 2.475 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 1.101 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 1.374 tỷ đồng.
(Có Phụ lục số 03 kèm theo)
5. Nhu cầu nguồn vốn để thực hiện Đề án
5.1. Nhu cầu vốn
Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Đề án giai đoạn 2012 - 2020 dự kiến 32.150 tỷ đồng; trong đó:
- Giai đoạn 2012-2015 là 12.872 tỷ đồng để thực hiện:
+ Hoàn thiện quy hoạch để phát triển quỹ đất: 214 tỷ đồng (7.139 ha x 0,03 tỷ đồng/ha; khoảng 60% chưa có quy hoạch chi tiết).
+ Thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất: 6.333 tỷ đồng với diện tích 4.722 ha.
+ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: 6.325 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016-2020 là 19.278 tỷ đồng để thực hiện:
+ Thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất: 9.797 tỷ đồng với diện tích 7.180 ha.
+ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: 9.481 tỷ đồng.
(số liệu chi tiết có Phụ lục 04 và 05 kèm theo)
5.3. Nguồn vốn và hình thức tạo nguồn vốn
- Nguồn vốn để phát triển quỹ đất được lấy từ Quỹ phát triển đất, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và huy động các nguồn khác theo hình thức xã hội hoá.
- Hình thức tạo nguồn vốn: Tăng cường công tác đấu giá, giao đất có thu tiền sử dụng đất để tăng vốn Quỹ phát triển đất; tranh thủ tối đa các nguồn đầu tư từ Trung ương; đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, PP và BT; thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
1. Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch
- Rà soát các quy hoạch hiện có để đánh giá mức độ phù hợp; lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết (đặc biệt tập trung vào những khu, điểm có quy mô diện tích lớn, có lợi thế vị trí nhưng hiện sử dụng chưa hiệu quả hoặc chưa được sử dụng).
- Tập trung cho công tác quy hoạch mới ở các vùng đất có tiềm năng và lợi thế nhưng chưa có kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông để phát triển các vùng đất này.
- Cắm mốc; công bố, công khai rộng rãi các quy hoạch được duyệt.
- Cung cấp thông tin quy hoạch cho các đối tượng có nhu cầu.
- Quản lý chặt chẽ mặt bằng quy hoạch; cấp phép xây dựng theo quy hoạch.
2. Các giải pháp về kinh tế
- Bố trí vốn cho công tác khảo sát, lập điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, đặc biệt quy hoạch mở rộng quỹ đất.
- Sử dụng nguồn lực từ Quỹ phát triển đất, khuyến khích các nhà đầu tư ứng trước vốn để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng; đồng thời tạo cơ chế, chính sách cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Thực hiện công tác đấu giá đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với các vùng đất có lợi thế để tăng nguồn thu ngân sách.
- Thực hiện chính sách phân bổ tiền sử dụng đất theo hướng:
Xem xét điều chỉnh tỷ lệ điều tiết phân chia nguồn thu từ đất cho các cấp ngân sách theo hướng đảm bảo ưu tiên nguồn vốn cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm tăng giá trị đất, tạo lập thị trường bất động sản phát triển.
3. Các giải pháp về kỹ thuật
- Tổ chức khảo sát, đo đạc, cắm mốc giải phóng mặt bằng, mốc thi công dự án.
- Lập dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ và thực hiện đầu tư xây dựng để tăng giá trị quyền sử dụng đất.
4. Giải pháp về quản lý hành chính
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, sự cần thiết phải thực hiện Đề án.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về:
+ Quy hoạch, đo đạc, quản lý dự án đầu tư, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng.
+ Các quy định về phân công, phân cấp, kiểm tra, giám sát thực hiện.
+ Bổ sung quy định về phân chia tỷ lệ nguồn thu từ đất cho các cấp.
+ Quy định về chính sách sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Quy định cụ thể về hình thức, phương thức giao đất (giao chỉ định, đấu giá), cho thuê đất thu tiền sử dụng đất và kế hoạch thực hiện.
+ Ban hành quy định về quy chế đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
- Kiện toàn tổ chức của Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp tỉnh, đưa trung tâm đấu giá đất, vào hoạt động có hiệu quả. Thành lập Hội đồng định giá đất cấp tỉnh phục vụ tốt cho công tác phát triển quỹ đất.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng chính quyền các cấp.
- Cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực đất đai.
- Kêu gọi xúc tiến đầu tư, đặc biệt tập trung vào những khu, điểm có quy mô diện tích lớn, có lợi thế vị trí nhưng hiện sử dụng chưa hiệu quả hoặc chưa được sử dụng; chú trọng việc huy động nguồn lực để thực hiện.
- Hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị thực hiện theo kế hoạch.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy hoạch kế hoạch.
5. Giải pháp về phân cấp và tổ chức quản lý, thực hiện
5.1. Việc tạo lập quỹ đất sạch
- Các Ban quản lý khu kinh tế (Vũng Áng, Cầu Treo) chịu trách nhiệm tổ chức và phối hợp các sở, ngành, chính quyền địa phương tiến hành thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư thực hiện dự án trong phạm vi Khu kinh tế, Khu công nghiệp.
- UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện lập thủ tục thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với: các khu thương mại, dịch vụ, du lịch, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, khu đô thị, khu dân cư nông thôn và các khu tái định cư. Trừ các khu quy hoạch tỉnh giao Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện.
- Cấp tỉnh giao Trung tâm Phát triển quỹ đất của tỉnh tổ chức thực hiện một số dự án được xác định cụ thể trong nội dung Đề án thuộc khu đô thị, khu vực quy hoạch phát triển đô thị.
5.2. Về quản lý quy hoạch và khai thác quỹ đất
- Quản lý, tổ chức khai thác quỹ đất theo quy hoạch và quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng trong các khu kinh tế, khu công nghiệp do các Ban quản lý khu kinh tế thực hiện.
- Quản lý, thực hiện quy hoạch khu đô thị, khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung, làng nghề, khu thương mại, dịch vụ, du lịch thuộc thẩm quyền cấp huyện và quỹ đất tái định cư do UBND các huyện, thành phố, thị xã trực tiếp thực hiện, hàng năm phải được báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) về số lượng và vị trí các lô đất tái định cư.
- Quản lý, tổ chức khai thác quỹ đất quy hoạch và quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch thuộc thẩm quyền cấp tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện.
- Các ngành, địa phương tiếp tục phối hợp điều tra, khảo sát những vùng đất có quy mô diện tích lớn, có lợi thế vị trí nhưng hiện sử dụng chưa hiệu quả hoặc chưa được sử dụng để lập bổ sung, điều chỉnh quy hoạch vào các mục đích phát triển đô thị, khu du lịch, thương mại ... nhằm tạo thêm quỹ đất phục vụ các nhu cầu.
1. Khảo sát, lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mới ở các địa phương (hoàn thành trong Quý I/2012).
2. Xây dựng quy hoạch chi tiết, lập các dự án GPMB, đầu tư hạ tầng để tạo quỹ đất; xác định chủ đầu tư, hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư (hoàn thành trong Quý II/ 2012).
3. Triển khai thực hiện các dự án từ Quý III/2012.
4. Năm 2012 tập trung triển khai thực hiện tại địa bàn thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và huyện Kỳ Anh.
5.Năm 2013 triển khai diện rộng trên phạm vi toàn tỉnh.
6. Đến năm 2015: Cơ bản thực hiện đối với phần quy hoạch đã có và tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng tạo quỹ đất sạch.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
Các sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giúp UBND tỉnh thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường: Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Đề án; tổ chức chỉ đạo, thực hiện việc khảo sát đo đạc lập bản đồ, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng giá đất.
2. Sở Tài chính: Xây dựng cơ chế chính sách (đặc biệt là cơ chế chính sách về vốn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng); bố trí vốn từ quỹ phát triển đất; xác định và điều tiết, phân bổ nguồn thu; phối hợp thẩm định dự án, thẩm định bồi thường.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Tài chính xây dựng phương án sử dụng nguồn Quỹ phát triển đất để cho công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng các khu đất theo quy hoạch; xây dựng danh mục các Dự án kêu gọi đầu tư. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng theo chức năng nhiệm vụ được giao.
4. Sở Xây dựng: Chỉ đạo các địa phương, ngành hoàn thiện quy hoạch; thẩm định quy hoạch, thẩm định thiết kế cơ sở theo thẩm quyền.
5. Sở Giao thông - Vận tải: Chỉ đạo các chủ đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo các quy hoạch thuộc phạm vi Đề án.
6. Sở Công thương: Chỉ đạo các chủ đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ theo các quy hoạch thuộc phạm vi Đề án.
7. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo các chủ đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ theo các quy hoạch thuộc phạm vi Đề án.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Chỉ đạo các chủ đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc ngành mình đã được xác định trong phạm vi Đề án; chỉ đạo lập, tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,.. nhằm góp phần cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
9. Cục thuế: Xây dựng cơ chế, chính sách thuế; thu nộp ngân sách các nguồn thu từ đất thuộc phạm vi Đề án.
10. Kho bạc Nhà nước: Thực hiện việc giải ngân kịp thời; thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
11. Các Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Cầu Treo: Căn cứ nội dung Đề án tiến hành hoàn thiện quy hoạch; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền.
12. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã: Trên cơ sở nội dung Đề án có trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch chi tiết; lập các dự án GPMB, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ được giao.
13. Trung tâm Phát triển quỹ đất: Thực hiện việc trích đo bản đồ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với những công trình, dự án được UBND tỉnh giao./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|