Nghị quyết 22/2009/NQ-HĐND về Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tỉnh Bến Tre giai đoạn từ năm 2010-2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa VII, kỳ họp thứ 18 ban hành
Số hiệu | 22/2009/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 08/12/2009 |
Ngày có hiệu lực | 18/12/2009 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Người ký | Huỳnh Văn Be |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2009/NQ-HĐND |
Bến Tre, ngày 08 tháng 12 năm 2009 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010-2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN
TRE
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 18
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Sau khi nghe Uỷ ban nhân dân tỉnh trình bày Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức trong hệ thống chính trị tỉnh Bến Tre giai đoạn từ năm 2010-2015; báo cáo
thẩm tra của Ban Văn hóa và Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tỉnh Bến Tre giai đoạn từ năm 2010-2015 với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu:
Trang bị những kiến thức theo quy định tiêu chuẩn ngạch công chức và chức danh lãnh đạo quản lý; trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, kỹ năng lãnh đạo quản lý, kỹ năng phối hợp xử lý các vấn đề có tính chất liên ngành; đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là công chức trẻ có khả năng đào tạo sau đại học và quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nữ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Phạm vi đối tượng:
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là cán bộ, công chức các cơ quan hành chính Nhà nước, các cơ quan Đảng, Mặt trận và đoàn thể; cán bộ lãnh đạo, quản lý một số đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã của tỉnh Bến Tre giai đoạn từ năm 2010-2015 nhằm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cũng như tạo nguồn nhân lực đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm tiếp theo.
3. Giải pháp thực hiện:
a) Đối với cấp tỉnh, huyện, xã:
- Việc chọn, cử cán bộ, công chức đưa đi đào tạo, bồi dưỡng phải có kế hoạch cụ thể và phải dựa vào quy hoạch cán bộ, đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa và phát triển.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt cán bộ, công chức phải đi liền với việc thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, về cán bộ nữ, đồng thời với tinh giản biên chế, cho nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đến tuổi, cho thôi việc và giải quyết chính sách đối với cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, không có triển vọng phát triển, không đủ điều kiện để bố trí theo yêu cầu sử dụng.
- Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch và kế hoạch, cần khuyến khích cán bộ, công chức tự học để nâng cao trình độ và năng lực công tác.
b) Đối với các cơ sở đào tạo:
- Tăng quyền tự chủ đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chú trọng đến nội dung, chương trình đào tạo; mở các chuyên ngành đào tạo phù hợp chức danh; quyết tâm đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ đạt chất lượng; tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy.
- Chuẩn bị kịp thời kế hoạch triển khai các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp từ năm 2010-2015.
c) Các giải pháp chung khác:
- Có chính sách thu hút và bố trí sinh viên về công tác tại các cơ quan tỉnh, huyện và tạo nguồn về xã, phường, thị trấn, thay thế số cán bộ, công chức đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ việc; đồng thời nâng dần trình độ chuyên môn của đội ngũ này theo chỉ tiêu đặt ra đến năm 2015. Không tuyển dụng những cán bộ, công chức, những người chưa được đào tạo về chuyên môn.
- Tuyển chọn con gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, con cán bộ, công chức, con gia đình lao động trên địa bàn xã để cử đi đào tạo các lớp tạo nguồn.
- Từng cơ quan, đơn vị phải chủ động tiến hành rà soát nguồn đào tạo hiện có để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho phù hợp thực tế, đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định, hướng đến việc chọn cử cán bộ, công chức, viên chức dự thi và học sau đại học theo một số chuyên ngành cụ thể; phân loại từng ngành, nghề, lĩnh vực, độ tuổi.
- Phân công rõ trách nhiệm, phạm vi, phân cấp quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các cấp, các ngành ở địa phương theo thời gian học và đối tượng học nhằm đảm bảo hài hòa số lượng cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng và cân đối giữa các ngành, lĩnh vực và địa phương.
4. Kinh phí thực hiện:
- Tổng cộng: 76.699.000.000đ (bảy mươi sáu tỷ, sáu trăm chín mươi chín triệu đồng).
- Kinh phí thực hiện bình quân mỗi năm (chia 6 năm từ năm 2010-2015): là 12.783.170.000đ (mười hai tỷ, bảy trăm tám mươi ba triệu, một trăm bảy chục ngàn đồng).
- Ngoài khoảng kinh phí nêu trên tỉnh dành một khoảng kinh phí hàng năm dự kiến từ 3 đến 5 tỷ (dự trù cụ thể hàng năm) để phục vụ cho việc đào tạo sau đại học.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định hiện hành.