Nghị quyết 21/2006/NQ-HĐND về Chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2010

Số hiệu 21/2006/NQ-HĐND
Ngày ban hành 28/07/2006
Ngày có hiệu lực 07/08/2006
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Mai Trực
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2006/NQ-HĐND

Nha Trang, ngày 28 tháng 7 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ
KHOÁ IV, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 3976/TTr-UBND ngày 17/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Báo cáo thẩm tra số 33/BKTNS-TH ngày 21/7/2006 của Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua “Chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006 - 2010”, gồm các nội dung chính sau:

1. Mục tiêu của Chương trình:

a) Mục tiêu chung: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao giá trị ngành chăn nuôi và giá trị ngành dịch vụ trong nông nghiệp, đa dạng các ngành nghề, dịch vụ và công nghiệp ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đa dạng có khả năng cạnh tranh cao, hướng vào phục vụ du lịch; hoàn thành và đưa khu nông nghiệp công nghệ cao vào hoạt động, triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung với phương thức sản xuất hiện đại, gắn với sơ chế và chế biến chất lượng cao và thị trường tiêu thụ, hình thành sự liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn.

Huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, bảo đảm nâng cao đời sống của nhân dân tại nông thôn.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm (bao gồm phần giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản) trên 3,5% và tỷ trọng GDP nông nghiệp chiếm 13% trên tổng GDP của tỉnh.

- Doanh thu bình quân/1ha canh tác đất nông nghiệp ở 1 số vùng sản xuất tập trung đạt trên 40 triệu đồng/năm.

- Cơ giới hóa trong nông nghiệp đạt các tỷ lệ: Khâu làm đất đạt 100% ở vùng đồng bằng và trên 50% ở vùng miền núi; khâu gieo sạ lúa sử dụng rộng rãi máy sạ hàng bán cơ khí trên 80%; khâu thu hoạch khuyến khích nông dân sử dụng máy gặt lúa rải hàng, máy gặt đập liên hiệp bảo đảm trên 40% diện tích lúa được gặt bằng cơ giới.

- Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, bảo đảm đến năm 2010 diện tích đất có rừng toàn tỉnh 226.000 ha nâng độ che phủ của rừng lên 48%.

- Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp dưới 40%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2010 theo hướng tăng công nghiệp và xây dựng, dịch vụ trên 20% và nông nghiệp xuống 80%, trong nông nghiệp chăn nuôi đạt trên 25%.

- Nâng cấp hoàn thiện các hệ thống công trình thuỷ lợi, hoàn thành cơ bản kiên cố hoá hệ thống kênh mương, các hệ thống công trình thủy lợi khác, bảo đảm huy động 70% năng lực thiết kế.

- Dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 90%.

- Tập trung đầu tư nâng cấp đường giao thông tuyến xã, hoàn thành 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, cụm xã; tỷ lệ mặt đường xã được bê tông hoặc nhựa hóa đạt trên 50% ở vùng miền núi và 95% ở vùng đồng bằng.

- Phát triển và tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống điện nông thôn nhằm cung cấp có hiệu quả, an toàn và ổn định phục vụ cho nhu cầu sản xuất và hầu hết các hộ gia đình tại các cụm, các tuyến, các khu dân cư tại nông thôn được sử dụng điện sinh hoạt.

- Khuyến khích, hỗ trợ việc tổ chức lại một số Hợp tác xã cung ứng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp.

2. Các giải pháp thực hiện chương trình:

a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, theo hướng kinh tế hàng hóa gắn với thị trường và công nghiệp chế biến.

b) Ứng dụng rộng rãi những thành tựu của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ, trong đó lưu ý ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống chất lượng.

c) Tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa; trong đó lưu ý đầu tư về thủy lợi, về cấp nước, phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, giao thông nông thôn, đầu tư thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi, hải đảo...

d) Phát triển giáo dục - đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực.

[...]