HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
20/2007/NQ-HĐND
|
Cần
Thơ, ngày 07 tháng 12 năm 2007
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ BAN HÀNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU TÀI CHÍNH PHỤC
VỤ HOẠT ĐỘNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA VII - KỲ
HỌP THỨ MƯỜI MỘT
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày
16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Quy chế hoạt động của Hội đồng
nhân dân ngày 02 tháng 4 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 1157/NQ-UBTVQH11
ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định một số chế độ,
định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc
hội, các Ban của UBTVQH, Văn phòng Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội;
Căn cứ Thông tư số 127/2007/TT-BTC
ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số
23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của
Bộ Tài chính;
Theo Tờ trình số 04/TTr-HĐND-TT ngày
22 tháng 11 năm 2007 của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về việc
đề nghị thông qua Nghị quyết ban hành một số chế độ, định mức chi tiêu tài
chính phục vụ hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp thành phố Cần Thơ;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của các
Ban của Hội đồng nhân dân thành phố và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân thành phố Cần Thơ,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Hội đồng nhân dân
thành phố thống nhất ban hành một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ
hoạt động Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp thành phố Cần Thơ, như sau:
1. Quy định chung
- Việc
chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của
HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND phải có trong dự toán đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở chế độ, định mức được quy định tại Nghị
quyết này và các quy định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Sử dụng
có hiệu quả kinh phí hoạt động của HĐND; đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
- Việc
chi cho đại biểu HĐND và cá nhân tham gia các hoạt động của HĐND, Thường trực
HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND do cơ quan, đơn vị tổ chức triệu tập đảm
bảo.
2. Chi hoạt động thẩm tra, giám
sát
Ngoài chế độ thanh toán công tác phí
theo quy định hiện hành, mức chi bồi dưỡng cho đại biểu HĐND, cán bộ, công chức,
viên chức tham gia phục vụ thẩm tra, giám sát, như sau:
a) Chi
cho cá nhân tham gia cuộc họp thẩm tra đề án, báo cáo, xây dựng nghị quyết của
HĐND:
- Bồi dưỡng
người chủ trì cuộc họp: thành phố 100.000 đồng/người/ngày; quận, huyện 70.000 đồng/người/ngày;
phường, xã, thị trấn 50.000 đồng/người/ngày;
- Bồi
dưỡng cho thành viên dự họp: thành phố 50.000 đồng/người/ngày; quận, huyện
35.000 đồng/người/ngày; phường, xã, thị trấn 25.000 đồng/người/ngày;
- Chi bồi
dưỡng cho việc soạn thảo báo cáo thẩm tra: thành phố 200.000 đồng/đề án, báo
cáo, dự thảo nghị quyết; quận, huyện 150.000 đồng/đề án, báo cáo, dự thảo nghị
quyết.
b) Chi
cho tổ chức, cá nhân được mời đóng góp ý kiến bằng văn bản về các đề án, báo
cáo phục vụ ban hành Nghị quyết của HĐND được trả thù lao nghiên cứu. Tùy theo
nội dung, Thường trực HĐND quyết định mời tổ chức, cá nhân tham gia, với mức
chi cụ thể như sau:
- Đối với
tổ chức: thành phố không quá 1.500.000 đồng/đề án, báo cáo; quận, huyện không
quá 1.000.000 đồng/đề án, báo cáo;
- Đối với
cá nhân: thành phố không quá 400.000 đồng/đề án, báo cáo; quận, huyện không quá
250.000 đồng/đề án, báo cáo.
c) Chi
cho việc tổ chức đoàn giám sát của HĐND:
- Đại
biểu HĐND, thành viên tham gia đoàn giám sát và cán bộ, công chức, viên chức phục
vụ: thành phố 30.000 đồng/người/ngày; quận, huyện 20.000 đồng/người/ngày; phường,
xã, thị trấn 15.000 đồng/người/ngày;
- Chi
việc tổng hợp viết báo cáo giám sát (từ xây dựng kế hoạch, nội dung đến báo cáo
kết quả giám sát): thành phố 200.000 đồng/báo cáo, quận, huyện 100.000 đồng/báo
cáo; phường, xã, thị trấn 50.000 đồng/báo cáo.
3. Chi hội nghị các hoạt động
HĐND
Mức chi các cuộc họp của Thường trực
HĐND, các Ban của HĐND và các Tổ đại biểu HĐND (như: hội nghị thảo luận đóng
góp ý kiến các đề án, báo cáo, tình hình kinh tế - xã hội, nội dung hoạt động của
Ban HĐND, của Tổ đại biểu HĐND,...), như sau:
- Đại
biểu HĐND, đại diện chính quyền, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức dự cuộc
họp của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND: thành phố 50.000 đồng/người/ngày;
quận, huyện 35.000 đồng/người/ngày; phường, xã, thị trấn 25.000 đồng/người/ngày;
- Đại
biểu HĐND, đại diện chính quyền, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức dự cuộc
họp của Tổ đại biểu: thành phố 30.000 đồng/người/ngày; quận, huyện 20.000 đồng/người/ngày;
phường, xã, thị trấn 15.000 đồng/người/ ngày;
- Chi bồi
dưỡng viết tổng hợp báo cáo tiếp xúc cử tri: thành phố 200.000 đồng/báo cáo; quận,
huyện 100.000 đồng/báo cáo; phường, xã, thị trấn 50.000 đồng/báo cáo.
4. Chi ăn, nghỉ khi đại biểu dự
họp HĐND
- Đại
biểu HĐND, khách mời dự họp HĐND được bồi dưỡng: thành phố 50.000 đồng/người/ngày;
quận, huyện 35.000 đồng/người/ngày; phường, xã, thị trấn 25.000 đồng/người/ngày.
Cán bộ, công chức, viên chức phục vụ kỳ
họp HĐND được bồi dưỡng: thành phố 30.000 đồng/người/ngày; quận, huyện 20.000 đồng/người/ngày;
phường, xã, thị trấn 15.000 đồng/người/ngày.
- Đại
biểu HĐND và khách mời không hưởng lương từ ngân sách nhà nước dự họp HĐND được
Văn phòng HĐND bố trí nơi nghỉ theo quy định hiện hành.
5. Chi hỗ trợ nơi tổ chức tiếp
xúc cử tri của đại biểu HĐND
Chi hỗ trợ cho nơi tổ chức tiếp xúc cử
tri, nhằm trang trải chi phí cần thiết (như: trang trí, nước uống, bảo vệ và
các khoản chi khác): thành phố 200.000 đồng/điểm tiếp xúc; quận, huyện 100.000
đồng/điểm tiếp xúc; phường, xã, thị trấn
50.000 đồng/điểm tiếp xúc.
6. Chi công tác phí cho đại biểu
HĐND
Đại biểu HĐND các cấp đi công tác cho
các hoạt động HĐND (như: tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, họp HĐND, họp Tổ đại
biểu HĐND,...) được thanh toán công tác phí, như sau:
- Đại
biểu HĐND hưởng lương từ ngân sách nhà nước, thanh toán công tác phí tại cơ
quan, tổ chức nơi làm việc theo quy định hiện hành.
- Đại
biểu HĐND không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được thanh toán công tác phí
tại Văn phòng HĐND theo quy định hiện hành. (cấp thành phố tại Văn phòng HĐND
thành phố; cấp quận, huyện tại Văn phòng HĐND và UBND quận, huyện; cấp phường,
xã, thị trấn tại UBND phường, xã, thị trấn).
7. Chi thăm hỏi ốm đau, trợ cấp
khó khăn đột xuất, trợ cấp mai táng cho đại biểu HĐND
- Đại
biểu HĐND thành phố khi bị ốm đau được chi tiền thăm hỏi 200.000 đồng/lần;
nếu phải nằm viện, mức chi thăm hỏi không quá 400.000 đồng/lần. Trường hợp bị bệnh
hiểm nghèo thì mức chi hỗ trợ không quá 2.000.000 đồng/người;
Đại biểu HĐND quận, huyện khi bị ốm đau
được chi tiền thăm hỏi 150.000 đồng/lần; nếu phải nằm viện, mức chi thăm hỏi không
quá 300.000 đồng/lần. Trường hợp bị bệnh hiểm nghèo thì mức chi hỗ trợ không
quá 1.000.000 đồng/người;
Đại biểu HĐND phường, xã, thị trấn khi bị
ốm đau được chi tiền thăm hỏi 100.000 đồng/lần; nếu phải nằm viện, mức chi thăm
hỏi không quá 200.000 đồng/lần. Trường hợp bị bệnh hiểm nghèo thì mức chi hỗ trợ
không quá 500.000 đồng/người.
- Đại
biểu HĐND không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, khi qua đời được trợ cấp mai
táng: thành phố 5.000.000 đồng/người; quận, huyện 3.500.000 đồng/người; phường,
xã, thị trấn 2.500.000 đồng/người.
- Đại
biểu HĐND có cha, mẹ ruột (kể cả của vợ hoặc chồng), con chết, được hỗ trợ:
thành phố 500.000 đồng/người; quận, huyện 300.000 đồng/người; phường, xã, thị
trấn 200.000 đồng/người.
8. Chi mua báo chí, thông tin
cho đại biểu HĐND
Giao Thường trực HĐND các cấp chi mua
báo chí, thông tin cho đại biểu HĐND, theo khả năng kinh phí hoạt động của HĐND
ở cấp mình.
9. Chi hỗ trợ tiền may trang phục
cho đại biểu HĐND
Giao Thường trực HĐND các cấp chi hỗ trợ
tiền may trang phục cho đại biểu HĐND, theo khả năng kinh phí hoạt động của
HĐND ở cấp mình.
Điều 2.
- Giao Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển
khai và chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết này.
- Giao
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng
nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo luật định.
Điều 3.
- Nghị quyết này có hiệu lực sau mười ngày kể từ ngày Hội đồng
nhân dân thành phố Cần Thơ khóa VII, kỳ họp thứ mười một thông qua và được phổ
biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
- Nghị
quyết này thay thế phần nội dung chi “báo cáo thẩm tra” tại điểm b, khoản 3, điều
1 Nghị quyết số 44/2005/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2005 của HĐND thành phố Cần
Thơ về kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng, kiểm tra và lấy ý kiến đóng góp cho dự
thảo văn bản quy phạm trên địa bàn thành phố./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Quyên
|