Nghị quyết 197/2009/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVI, kỳ họp thứ 18 ban hành

Số hiệu 197/2009/NQ-HĐND
Ngày ban hành 16/12/2009
Ngày có hiệu lực 26/12/2009
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Ngô Đức Vượng
Lĩnh vực Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 197/2009/NQ-HĐND

Việt Trì, ngày 16 tháng 12 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI TÁM

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 3916/TTr-UBND ngày 07/12/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc đề nghị thông qua Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, và thảo luận
,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành thông qua "Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 

- Quy hoạch phát triển thương mại phải bám sát quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại của cả nước, vùng trung du niền núi phía bắc và phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh để phát huy được tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, của vùng trung du miền núi phía bắc, đảm bảo phát triển thương mại nhanh, bền vững, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Khuyến khích phát triển các loại hình thương mại, trong đó thương mại nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thương mại ngoài quốc doanh là nòng cốt và động lực cho phát triển thương mại, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và ổn định thị trường.

- Phát triển đồng bộ các cơ cấu của ngành thương mại bao gồm các phân ngành đại lý uỷ quyền, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh của tỉnh, trong đó bán buôn là chủ đạo.

- Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trọng tâm là xây dựng các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, hệ thống bán buôn, ứng dụng công nghệ quản lý bán hàng hiện đại, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Phát triển thương mại phải gắn liền với phát triển du lịch và dịch vụ, đưa thương mại - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung.

- Xây dựng và phát triển mạnh thương mại nội địa theo hướng hiện đại dựa trên các cơ cấu hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết của nhà nước; nâng cao vai trò của ngành thương mại trong việc tăng giá trị tăng thêm đóng góp vào GDP của tỉnh; thu hút lao động xã hội, tạo việc làm mới; kết nối sản xuất và tiêu dùng, điều khiển và dẫn dắt sản xuất định hướng theo nhu cầu thị trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Duy trì các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, đồng thời phát triển các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, chất xám và giá trị tăng thêm cao; đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và tăng cường xuất khẩu dịch vụ.

2. Mục tiêu cụ thể.

- Tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thương mại đạt 16,5%/năm giai đoạn 2011- 2015 và 17%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội tăng bình quân 15-17,5%/năm giai đoạn 2006 - 2010; tăng 21%/năm giai đoạn 2011 - 2015; tăng 24,1%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt 17% giai đoạn 2011 - 2015 và 15% giai đoạn 2016 - 2020.

III. ĐỊNH HƯỚNG

- Phát triển các hệ thống thị trường hàng hóa của tỉnh Phú Thọ, tập trung cho hệ thống thị trường tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất, thị trường nông sản, thủy sản phục vụ cho đầu vào của sản xuất công nghiệp, tiêu thụ hàng công nghiệp và phát triển các hệ thống thị trường chung.

- Phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại và truyền thống.

- Phát triển doanh nghiệp thương mại và các thành phần kinh tế, trong đó tập trung phát triển các doanh nghiệp thương mại bán lẻ, doanh nghiệp thương mại bán buôn và các mô hình tổ chức kinh doanh.

- Phát triển dịch vụ phụ trợ liên quan đến phân phối hàng hóa. Hình thành thị trường và hạ tầng các khu logesticl phục vụ công nghiệp (kho xăng, dầu, tổng kho) hình thành khu trung chuyển gắn với vành đai kinh tế Côn Minh - Hải Phòng bao gồm các tổng kho, các bãi cảng ICD, các kho ngoại quan, các dịch vụ khác.

- Phân bố cơ cấu bán buôn và bán lẻ của ngành thương mại trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo hướng tập trung hóa theo khu vực, tiểu vùng để tăng cường tính hướng ngoại cho các trung tâm kinh tế của tỉnh.

- Phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu, bao gồm định hướng phát triển ngành hàng, mặt hàng xuất - nhập khẩu; định hướng phát triển thị trường xuất, nhập khẩu và định hướng phát triển năng lực kinh doanh xuất - nhập khẩu.

- Phát triển các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

[...]