ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
16/2024/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày
11 tháng 7 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP
NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
CÁC CẤP THUỘC NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022, NĂM ĐẦU THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH
2022 - 2025 THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ
QUYẾT SỐ 36/2021/NQ-HĐND NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2021 VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ
37/2022/NQ-HĐND NGÀY 09 THÁNG 12 NĂM 2022 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI BỐN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ các Nghị định của
Chính phủ: số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; số 60/2021/NĐ-CP ngày 21
tháng 6 năm 2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số
56/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một
số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài
sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Xét Tờ trình số
5049/TTr-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị Hội
đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định
về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường
xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa phương năm
2022, năm đầu thời kỳ ổn định
ngân sách 2022-2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước ban hành kèm theo
Nghị quyết số 36/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 và Nghị quyết số
37/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo
thẩm tra số 99/BC-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội
đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ
họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định
mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa
phương năm 2022, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 36/2021/NQ-HĐND ngày 08
tháng 12 năm 2021 và Nghị quyết số 37/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của
Hội đồng nhân dân tỉnh, cụ thể:
1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản
1 Điều 10 của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 36/2021/NQ-HĐND như sau:
“b) Phân bổ chi hoạt động thường
xuyên Cùng với nguồn thu phí được để lại và chi hoạt động thường xuyên được
phân bổ, các đơn vị quản lý theo cơ chế tự chủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ
được giao theo quy định. Định mức phân bổ cho hoạt động thường xuyên như sau:
Định mức chung phân bổ chi ngân
sách:
Tiêu chí phân bổ
|
Định mức phân bổ
|
Cơ quan được giao từ 40 biên
chế trở lên
|
50 triệu đồng/biên chế thực tế/năm
|
Cơ quan được giao từ 30 đến
dưới 40 biên chế
|
62 triệu đồng/biên chế thực tế/năm
|
Cơ quan được giao từ 20 đến
dưới 30 biên chế
|
71 triệu đồng/biên chế thực tế/năm
|
Cơ quan được giao trên 10 đến
dưới 20 biên chế
|
81 triệu đồng/biên chế thực tế/năm
|
Cơ quan được giao từ 10 biên
chế trở xuống
|
96 triệu đồng/biên chế thực tế/năm
|
Các Ban, cơ quan của Đảng,
các Đoàn thể
|
66 triệu đồng/biên chế thực tế/năm
|
Văn phòng Tỉnh ủy
|
70 triệu đồng/biên chế thực tế/năm
|
Văn phòng Đoàn ĐHQH và HĐND tỉnh
|
75 triệu đồng/biên chế thực tế/năm
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
85 triệu đồng/biên chế thực tế/năm
|
Căn cứ vào hoạt động đặc thù của
từng cơ quan, áp dụng hệ số phân bổ chi hoạt động thường xuyên như sau:
Các cơ quan thuộc khối Đảng: Hệ
số 1,3.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh: Hệ số 1,2.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội
Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh và Hội Cựu chiến binh
tỉnh: Hệ số 1,1.
Các sở, ban, ngành còn lại là
đơn vị dự toán cấp I: Hệ số 1,0.
Các đơn vị trực thuộc sở, ban,
ngành cấp tỉnh: Hệ số 0,8 và các đơn vị trực thuộc đơn vị trực thuộc cấp sở: Hệ
số 0,7.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều
12 của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 36/2021/NQ-HĐND như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản
1 Điều 12 như sau:
“đ) Trường hợp trong năm các
trường (trừ Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam) đã nỗ lực tuyển sinh nhưng tỷ lệ
tuyển sinh không đạt chỉ tiêu, dẫn đến chỉ tiêu đào tạo bình quân đến cuối năm
đạt dưới 80% chỉ tiêu đào tạo bình quân tỉnh giao thì dự toán được phân bổ lại
theo quỹ lương và chi hoạt động đối với 80% biên chế trong phạm vi biên chế được
cấp thẩm quyền giao và định mức phân bổ chi hoạt động áp dụng theo định mức
phân bổ chi hoạt động sự nghiệp còn lại tại Điều 14. Đồng thời, đảm bảo theo
các nguyên tắc sau: (1) Quỹ lương được xác định theo quỹ lương tại thời điểm lập
dự toán ngân sách của năm đó. (2) Trường hợp tính lại dự toán dẫn đến số thu hồi
lớn hơn cách tính theo chỉ tiêu đào tạo thì không áp dụng nguyên tắc tính lại dự
toán theo cơ chế quỹ lương và hoạt động của 80% biên chế thực tế có mặt nêu
trên. (3) Dự toán giao đầu năm theo chỉ tiêu đào tạo là mức tối đa, trường hợp
tính lại dự toán theo cơ chế quỹ lương và hoạt động của 80% biên chế thực tế có
mặt cao hơn dự toán đã giao đầu năm theo chỉ tiêu đào tạo thì ngân sách không cấp
thêm phần chênh lệch tăng”.
b) Bổ sung điểm e vào khoản 1
Điều 12 như sau:
“e) Đối với đào tạo nhóm ngành,
nghề y, dược tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam: Phân bổ tiền lương (mức lương,
các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định) đối với viên
chức, hợp đồng lao động theo quy định thực tế có mặt trong phạm vi chỉ tiêu
biên chế được cấp có thẩm quyền giao; đồng thời, xác định thêm để nâng lương định
kỳ bằng 1/3 số lao động thực tế có mặt với hệ số lương 0,33 và các khoản đóng
góp theo quy định.
Chi hoạt động thường xuyên: 87
triệu đồng/người làm việc thực tế/năm.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và
điểm b khoản 3 Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số
36/2021/NQ-HĐND; các khoản 3, 4 Điều 1 Nghị quyết số 37/2022/NQ-HĐND như sau:
“1. Đối với các Bệnh viện đa
khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh (gọi chung là cơ sở y tế điều trị):
a) Đối với đơn vị tự bảo đảm
chi thường xuyên: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày
21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập và nguyên tắc tự bảo đảm chi thường xuyên từ nguồn thu dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
b) Đối với đơn vị tự bảo đảm một
phần chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên theo quy định
tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ. Trong đó, mức
kinh phí hỗ trợ từ ngân sách là phần chênh lệch giữa tổng các khoản thu, khoản
chi được xác định theo nguyên tắc sau:
Tổng các khoản thu: Tính đúng,
tính đủ theo quy định các khoản thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, thu hoạt
động sự nghiệp, thu phí được để lại, thu khác theo quy định của pháp luật.
Tổng các khoản chi, gồm: (1)
Chi tiền lương (không bao gồm các khoản phụ cấp tăng thêm theo Nghị định số
76/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ), gồm: Tiền lương, các
khoản phụ cấp (kể cả phụ cấp cấp ủy nếu có), các khoản đóng góp theo quy định đối
với viên chức, hợp đồng lao động theo quy định thực tế có mặt tại thời điểm lập
dự toán năm sau trong phạm vi chỉ tiêu số người làm việc được giao hoặc số lượng
vị trí việc làm được phê duyệt; tiền công theo hợp đồng vụ việc; đồng thời, xác
định thêm để nâng lương định kỳ bằng 1/3 số lao động thực tế có mặt trong phạm
vi chỉ tiêu số người làm việc được giao hoặc số lượng vị trí việc làm được phê
duyệt với hệ số nâng lương 0,33 và các khoản đóng góp theo quy định; (2) Chi
phí trực tiếp phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh: chi phí về thuốc, hóa chất,
dịch truyền, vật tư y tế, thiết bị y tế…; (3) Chi hoạt động (không bao gồm chi
phí trực tiếp phục vụ công tác khám chữa bệnh nêu trên): thuê chuyên gia, bác sỹ,
giáo sư tuyến trên (nếu có); chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý; chi phí dịch
vụ thuê ngoài; chi mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản thường xuyên; các khoản
chi khác. Đồng thời, đảm bảo tối đa không quá 65 triệu đồng/giường bệnh/năm.
2. Định mức phân bổ chi thường
xuyên đối với cơ sở y tế dự phòng tuyến tỉnh: Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường
xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của
Chính phủ. Trong đó, mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách là phần chênh lệch giữa tổng
các khoản thu, khoản chi được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Tổng các khoản thu: Tính
đúng, tính đủ theo quy định các khoản thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, thu
hoạt động sự nghiệp, thu phí được để lại, thu khác theo quy định của pháp luật.
b) Tổng các khoản chi, gồm: (1)
Chi tiền lương (không bao gồm các khoản phụ cấp tăng thêm theo Nghị định số
76/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ), gồm: Tiền lương, các
khoản phụ cấp (kể cả phụ cấp cấp ủy nếu có), các khoản đóng góp theo quy định đối
với viên chức, hợp đồng lao động theo quy định thực tế có mặt tại thời điểm lập
dự toán năm sau trong phạm vi chỉ tiêu số người làm việc được giao hoặc số lượng
vị trí việc làm được phê duyệt; tiền công theo hợp đồng vụ việc; đồng thời, xác
định thêm để nâng lương định kỳ bằng 1/3 số lao động thực tế có mặt trong phạm
vi chỉ tiêu số người làm việc được giao hoặc số lượng vị trí việc làm được phê
duyệt với hệ số nâng lương 0,33 và các khoản đóng góp theo quy định; (2) Chi hoạt
động, gồm: thuê chuyên gia, bác sỹ, giáo sư tuyến trên (nếu có); chi hoạt động
chuyên môn, chi quản lý; chi phí dịch vụ thuê ngoài; chi mua sắm, sửa chữa, bảo
dưỡng tài sản thường xuyên; các khoản chi khác. Đồng thời, đảm bảo chi hoạt động
tối đa không quá 36 triệu đồng/biên chế thực tế/năm (đối với đơn vị được giao
50 biên chế trở lên); 39 triệu đồng/biên chế thực tế/năm (đối với đơn vị được
giao 40 đến dưới 50 biên chế); 42 triệu đồng/biên chế thực tế/năm (đối với đơn
vị được giao 30 đến dưới 40 biên chế); 46 triệu đồng/biên chế thực tế /năm (đối
với đơn vị được giao dưới 30 biên chế).
3. Định mức phân bổ chi thường
xuyên đối với các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố: Thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ đối với
Trung tâm y tế đa chức năng.
a) Đối với hoạt động khám, chữa
bệnh: Mức hỗ trợ từ ngân sách là phần chênh lệch giữa tổng các khoản thu, khoản
chi được xác định theo nguyên tắc sau:
Tổng các khoản thu: Tính đúng,
tính đủ theo quy định các khoản thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, thu hoạt
động sự nghiệp, thu phí được để lại, thu khác theo quy định của pháp luật.
Tổng các khoản chi, gồm: (1)
Chi tiền lương (không bao gồm các khoản phụ cấp tăng thêm theo Nghị định số
76/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ), gồm: Tiền lương, các
khoản phụ cấp (kể cả phụ cấp cấp ủy nếu có), các khoản đóng góp theo quy định đối
với viên chức, hợp đồng lao động theo quy định thực tế có mặt tại thời điểm lập
dự toán năm sau trong phạm vi chỉ tiêu số người làm việc được giao hoặc số lượng
vị trí việc làm được phê duyệt; tiền công theo hợp đồng vụ việc; đồng thời, xác
định thêm để nâng lương định kỳ bằng 1/3 số lao động thực tế có mặt trong phạm
vi chỉ tiêu số người làm việc được giao hoặc số lượng vị trí việc làm được phê
duyệt với hệ số nâng lương 0,33 và các khoản đóng góp theo quy định; (2) Chi
phí trực tiếp phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh: chi phí về thuốc, hóa chất,
dịch truyền, vật tư y tế, thiết bị y tế...; (3) Chi hoạt động (không bao gồm
chi phí trực tiếp phục vụ công tác khám chữa bệnh nêu trên): thuê chuyên gia,
bác sỹ, giáo sư tuyến trên (nếu có); chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý; chi
phí dịch vụ thuê ngoài; chi mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản thường xuyên;
các khoản chi khác. Đồng thời, đảm bảo tối đa không quá 60 triệu đồng/giường bệnh/năm.
b) Đối với hoạt động y tế dự
phòng, nâng cao sức khỏe, dân số, an toàn thực phẩm, hoạt động của Trạm Y tế
xã, phường, thị trấn: Mức hỗ trợ từ ngân sách là phần chênh lệch giữa tổng các
khoản thu, khoản chi được xác định theo nguyên tắc sau:
Tổng các khoản thu: Tính đúng,
tính đủ theo quy định các khoản thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, thu hoạt động
sự nghiệp, thu phí được để lại, thu khác theo quy định của pháp luật.
Tổng các khoản chi, gồm: (1)
Chi tiền lương (không bao gồm các khoản phụ cấp tăng thêm theo Nghị định số
76/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ), gồm: Tiền lương, các
khoản phụ cấp (kể cả phụ cấp cấp ủy nếu có), các khoản đóng góp theo quy định đối
với viên chức, hợp đồng lao động theo quy định thực tế có mặt tại thời điểm lập
dự toán năm sau trong phạm vi chỉ tiêu số người làm việc được giao hoặc số lượng
vị trí việc làm được phê duyệt hưởng lương từ ngân sách nhà nước để thực hiện
nhiệm vụ cung cấp y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, dân số, an toàn thực phẩm,
hoạt động của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; tiền công theo hợp đồng vụ việc;
đồng thời, xác định thêm để nâng lương định kỳ bằng 1/3 số lao động thực tế có
mặt trong phạm vi chỉ tiêu số người làm việc được giao hoặc số lượng vị trí việc
làm được phê duyệt với hệ số nâng lương 0,33 và các khoản đóng góp theo quy định;
(2) Chi hoạt động, gồm: thuê chuyên gia, bác sỹ, giáo sư tuyến trên (nếu có);
chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý; chi phí dịch vụ thuê ngoài; chi mua sắm,
sửa chữa, bảo dưỡng tài sản thường xuyên; các khoản chi khác. Đồng thời, đảm bảo
chi hoạt động tối đa không quá 32 triệu đồng/biên chế thực tế/năm (đối với đơn
vị được giao 50 biên chế trở lên); 34 triệu đồng/biên chế thực tế/năm (đối với
đơn vị được giao 40 đến dưới 50 biên chế); 38 triệu đồng/biên chế thực tế/năm
(đối với đơn vị được giao 30 đến dưới 40 biên chế); 41triệu đồng/biên chế thực
tế/năm (đối với đơn vị được giao dưới 30 biên chế).”
4. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều
14 của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 36/2021/NQ-HĐND như sau:
“b) Chi hoạt động thường xuyên:
Chỉ tiêu
|
Định mức phân bổ (triệu đồng/số người làm việc thực tế / năm)
|
Đơn vị trực thuộc UBND tỉnh
|
Đơn vị trực thuộc cấp sở)
|
Cơ quan được giao từ 50 biên
chế trở lên
|
40
|
32
|
Cơ quan được giao từ 40 đến
dưới 50 biên chế
|
43
|
34
|
Cơ quan được giao từ 30 đến
dưới 40 biên chế
|
47
|
38
|
Cơ quan được giao dưới 30
biên chế
|
51
|
41
|
Điều 2. Bãi
bỏ một số nội dung Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 36/2021/NQ-HĐND của
Hội đồng nhân dân tỉnh, cụ thể:
1. Bãi bỏ nội dung “Nhóm ngành,
nghề y, dược: 18,872 triệu đồng/học sinh, sinh viên/năm” tại điểm b khoản 1 Điều
12.
2. Bãi bỏ nội dung “Nhóm ngành,
nghề y, dược: 15,098 triệu đồng/học sinh, sinh viên/năm” tại điểm c khoản 1 Điều
12.
Điều 3. Tổ
chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh
triển khai thực hiện Nghị quyết. Trong đó:
a) Đối với triển khai định mức
phân bổ chi hoạt động thường xuyên tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này, giao Ủy
ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí, sắp xếp lại nguồn kinh phí giao không tự chủ
và điều chỉnh dự toán đã giao tại Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm
2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh cho phù hợp và đúng quy định đối với các cơ
quan, đơn vị sau khi áp dụng định mức phân bổ dự toán chi hoạt động thường
xuyên năm 2024 vượt nhu cầu đảm bảo quỹ lương và kinh phí hoạt động đối với hợp
đồng hỗ trợ, phục vụ đã bố trí dự toán 2024.
Ngân sách tỉnh bố trí lại nguồn
kinh phí giao không tự chủ để cơ quan, đơn vị thực hiện phương án hợp đồng thuê
dịch vụ đối với cơ quan, đơn vị sau khi áp dụng định mức phân bổ dự toán chi hoạt
động thường xuyên năm 2024 chưa đảm bảo nhu cầu bảo quỹ lương và kinh phí hoạt
động đối với hợp đồng hỗ trợ, phục vụ đã bố trí dự toán 2024.
Đối với năm 2025, chỉ đạo các
cơ quan, đơn vị tự sắp xếp, cân đối kinh phí đảm bảo cho các hợp đồng hỗ trợ,
phục vụ trong phạm vi dự toán được giao.
b) Đối với triển khai định mức
phân bổ chi hoạt động thường xuyên tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết này, giao Ủy
ban nhân dân tỉnh cân đối, sắp xếp dự toán năm 2024 (kể cả các khoản dự toán
năm 2024 chưa triển khai kịp thời) để đảm bảo thực hiện; đồng thời, ưu tiên cân
đối đảm bảo chi lương và chế độ, chính sách cho người lao động.
c) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn kịp
thời hướng dẫn nội dung liên quan định mức phân bổ chi cho hợp đồng lao động của
các lĩnh vực thuộc ngân sách cấp huyện để đảm bảo tính đồng bộ giữa các cấp
ngân sách.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân,
các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Các nội dung khác tại Quy định
về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường
xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa phương năm 2022, năm đầu thời kỳ ổn
định ngân sách 2022-2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước ban hành kèm
theo Nghị quyết số 36/2021/NQ-HĐND và Nghị quyết số 37/2022/NQ-HĐND của Hội đồng
nhân dân tỉnh không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị quyết này vẫn còn hiệu lực
thi hành.
4. Trường hợp các văn bản được
dẫn chiếu để áp dụng tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng
văn bản mới thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Nghị quyết này được Hội đồng
nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa X, kỳ họp thứ hai mươi bốn thông qua ngày 11 tháng
7 năm 2024, có hiệu lực từ ngày 22 tháng 7 năm 2024./.
Nơi nhận:
- UBTVQH;
- Chính phủ;
- VP: QH, CTN, CP;
- Ban CTĐB-UBTVQH;
- Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế Bộ Tài chính;
- Cục KT VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- BTV Tỉnh ủy, TT HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- TTXVN tại Quảng Nam;
- Báo Quảng Nam, Đài PT-TH tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐND (2).
|
TM. CHỦ TỌA KỲ
HỌP
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Xuân Vinh
|