Nghị quyết 16/2011/NQ-HĐND về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XVII, kỳ họp thứ 2 ban hành

Số hiệu 16/2011/NQ-HĐND
Ngày ban hành 18/08/2011
Ngày có hiệu lực 21/08/2011
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Nguyễn Doãn Khánh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 16/2011/NQ-HĐND

Phú Thọ, ngày 18 tháng 8 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Sau khi xem xét Tờ trình số 2277/TTr-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển kinh tế rừng tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch phát triển lâm nghiệp của rừng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã phê duyệt;

- Phát triển kinh tế rừng thành ngành kinh tế trọng điểm, đa mục tiêu theo hướng xã hội hóa, đảm bảo hài hoà, phù hợp giữa lợi ích môi trường, kinh tế, xã hội và thích ứng với biến đổi khí hậu:

- Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, phát triển rừng bền vững, nâng cao chất lượng rừng, làm giàu rừng; khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, đảm bảo đáp ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản của tỉnh, gắn bảo vệ và phát triển rừng với an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường và phát triển du lịch sinh thái:

- Khuyến khích dồn đổi, tích tụ đất lâm nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng sản xuất, tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn, hiệu quả cao. Gắn quy hoạch trồng rừng với quy hoạch chế biến lâm sản và tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm lâm nghiệp và chứng chỉ rừng trên địa bàn tỉnh.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Đối với rừng đặc dụng

Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của rừng; nâng cao chất lượng làm giàu rừng, tăng độ che phủ rừng; khai thác, phát triển du lịch sinh thái; phát huy tốt nhất khả năng bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.

2. Đối với rừng phòng hộ

Bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có, trồng hỗn loài bằng những loài cây bản địa, cây đa mục đích, các loại cây phù trợ, cây dược liệu dưới tán rừng. Nâng cao chất lượng rừng, tăng độ che phủ rừng để phát huy tốt nhất khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Đối với rừng sản xuất

Phát triển tối đa diện tích rừng kinh tế; tập trung có chọn lọc loại cây đa mục tiêu, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp trên địa bàn; quy hoạch phát triển rừng thuần thâm canh gắn chế biến công nghệ cao, chế biến với tiêu thụ.

III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

a) Về kinh tế: Đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo cung cấp tới mức tối đa nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ, ván nhân tạp, bao bì của tỉnh; xây dựng và phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng với nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ và các loại lâm sản khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đồng thời áp dụng các giải pháp lâm sinh hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao giá trị thu nhập trên đất sản xuất lâm nghiệp. Xây dựng phát triển thành vùng nguyên liệu cây cao su của tỉnh. Gắn bảo vệ phát triển rừng với phát triển du lịch, bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen động, thực vật và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học lâm nghiệp.

b) Về môi trường: Bảo vệ toàn bộ diện tích tự nhiên, rừng trồng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp với trồng rừng để đảm bảo độ che phủ của rừng đạt trên 51% vào năm 2020. Đảm bảo khả năng bảo vệ môi trường sinh thái phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, giảm thiểu khí phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.

c) Về xã hội: Giải quyết, tạo việc làm cho trên 8 nghìn lao động/năm, đồng thời đảm bảo giữ gìn trật tự an toàn xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng gắn với xây dựng nông thôn mới. Thông qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp tạo môi trường đào tạo và chuyển giao công nghệ cho trên 50% số lao động ngành lâm nghiệp.

d) Về an ninh - quốc phòng: Bảo vệ và phát triển rừng trên các diện tích quy hoạch gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng theo Quyết định số 229/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

[...]