Nghị quyết 156/2015/NQ-HĐND quyết định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các ngành, các cấp của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 - 2020
Số hiệu | 156/2015/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 11/12/2015 |
Ngày có hiệu lực | 21/12/2015 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Gia Lai |
Người ký | Dương Văn Trang |
Lĩnh vực | Đầu tư,Tài chính nhà nước |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 156/2015/NQ-HĐND |
Pleiku, ngày 11 tháng 12 năm 2015 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 11
(Từ ngày 08/12 đến ngày 11/12/2015)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi số 83/2015/QH13;
Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 5152/TTr-UBND ngày 17/11/2015 về việc đề nghị quyết định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các ngành, các cấp của địa phương giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận thống nhất của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất quyết định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các ngành, các cấp của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:
I. Ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước được bố trí để chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn, trực tiếp hoặc không xã hội hóa được thuộc ngành, lĩnh vực sau:
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản: Các dự án thủy lợi, hạ tầng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển rừng bền vững; phát triển thủy sản; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; các dự án phòng, tránh thiên tai, bão lụt, hạn hán.
2. Công nghiệp: Khu kinh tế cửa khẩu và hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; mạng lưới điện nông thôn, miền núi; mạng lưới điện phục vụ quốc phòng, an ninh; sản xuất năng lượng tái tạo.
3. Thương mại: Các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistic, trung tâm hội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Giao thông: Các dự án hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Cấp nước, thoát nước và xử lý rác thải, nước thải: Các dự án cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải.
6. Kho tàng: Các dự án kho tàng, kho lưu trữ chuyên dụng, lưu giữ hàng dự trữ, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng.
7. Văn hóa: Các dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo di sản văn hóa thế giới, các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia; bảo tồn văn hóa truyền thống, các dự án văn hóa.
8. Thể thao: Các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng thể dục, thể thao.
9. Du lịch: Các dự án hạ tầng kỹ thuật nhằm phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm, địa bàn du lịch.
10. Khoa học, công nghệ: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức khoa học và công nghệ; các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm; các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định; các phòng thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; các trạm, trại thực nghiệm; khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
11. Thông tin: Các dự án phục vụ hoạt động xuất bản, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, công ích thiết yếu.
12. Truyền thông: Các dự án viễn thông phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, đảm bảo an toàn thông tin quốc gia.
13. Công nghệ thông tin: Các dự án đầu tư hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin; bảo mật và an toàn thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước; hạ tầng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng thương mại điện tử, giao dịch điện tử.
14. Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở giáo dục, đào tạo và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cấp học từ mầm non đến đại học và hạ tầng kỹ thuật các khu đại học.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 156/2015/NQ-HĐND |
Pleiku, ngày 11 tháng 12 năm 2015 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 11
(Từ ngày 08/12 đến ngày 11/12/2015)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi số 83/2015/QH13;
Căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 5152/TTr-UBND ngày 17/11/2015 về việc đề nghị quyết định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các ngành, các cấp của địa phương giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận thống nhất của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất quyết định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước cho các ngành, các cấp của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:
I. Ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước được bố trí để chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn, trực tiếp hoặc không xã hội hóa được thuộc ngành, lĩnh vực sau:
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản: Các dự án thủy lợi, hạ tầng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển rừng bền vững; phát triển thủy sản; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; các dự án phòng, tránh thiên tai, bão lụt, hạn hán.
2. Công nghiệp: Khu kinh tế cửa khẩu và hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; mạng lưới điện nông thôn, miền núi; mạng lưới điện phục vụ quốc phòng, an ninh; sản xuất năng lượng tái tạo.
3. Thương mại: Các dự án chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistic, trung tâm hội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Giao thông: Các dự án hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Cấp nước, thoát nước và xử lý rác thải, nước thải: Các dự án cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải.
6. Kho tàng: Các dự án kho tàng, kho lưu trữ chuyên dụng, lưu giữ hàng dự trữ, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng.
7. Văn hóa: Các dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo di sản văn hóa thế giới, các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia; bảo tồn văn hóa truyền thống, các dự án văn hóa.
8. Thể thao: Các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng thể dục, thể thao.
9. Du lịch: Các dự án hạ tầng kỹ thuật nhằm phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm, địa bàn du lịch.
10. Khoa học, công nghệ: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức khoa học và công nghệ; các phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm; các trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định; các phòng thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; các trạm, trại thực nghiệm; khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
11. Thông tin: Các dự án phục vụ hoạt động xuất bản, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, công ích thiết yếu.
12. Truyền thông: Các dự án viễn thông phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, đảm bảo an toàn thông tin quốc gia.
13. Công nghệ thông tin: Các dự án đầu tư hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin; bảo mật và an toàn thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước; hạ tầng công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng thương mại điện tử, giao dịch điện tử.
14. Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở giáo dục, đào tạo và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cấp học từ mầm non đến đại học và hạ tầng kỹ thuật các khu đại học.
15. Y tế, dân số và vệ sinh an toàn thực phẩm: Các dự án bệnh viện, các cơ sở y tế, trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định, giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành.
16. Xã hội: Các dự án nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công; hỗ trợ việc làm; chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe cán bộ, công chức; cai nghiện và các dự án trợ giúp xã hội khác; các dự án cải tạo, nâng cấp các dự án ghi công liệt sỹ.
17. Tài nguyên và môi trường: Đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, thăm dò địa chất và khoáng sản, nguồn nước; quan trắc cảnh báo môi trường; bảo vệ tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
18. Quản lý nhà nước: Các dự án trụ sở, nhà công vụ của các cơ quan Đảng, trụ sở của các sở, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư; trụ sở của các cấp chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp).
19. Quốc phòng, an ninh: Các dự án phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
20. Dự trữ: Bổ sung hàng dự trữ nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội cấp bách có yêu cầu phải xử lý ngay.
II. Nguyên tắc chung về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020
1. Nguyên tắc chung phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020
a) Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các sở, ngành, và các cấp của địa phương (sau đây các cấp địa phương viết tắt là địa phương).
c) Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước phải phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh và địa phương, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác, của từng ngành, lĩnh vực và địa phương.
đ) Bố trí vốn đầu tư tập trung, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.
e) Ưu tiên bố trí vốn cho các vùng miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các địa phương trong tỉnh.
g) Tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng của tỉnh, chương trình mục tiêu, dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của địa phương, của các cấp, các ngành.
h) Bảo đảm công khai, minh bạch trong việc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
i) Dành khoảng 10% tổng số vốn cân đối ngân sách địa phương dự phòng (chưa phân bổ) trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành kế hoạch đầu tư trung hạn.
2. Nguyên tắc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 của các sở, ngành và địa phương
Các sở, ngành và địa phương thực hiện việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 theo các nguyên tắc chung quy định tại các điểm 1, mục III nêu trên và các nguyên tắc cụ thể sau đây:
a) Các sở, ngành và địa phương dự kiến phân bổ chi tiết 90% tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn theo danh mục và mức vốn cho từng dự án báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt; dành lại dự phòng 10% tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn của các sở, ngành và địa phương mình.
b) Việc bố trí vốn kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước trung hạn theo từng ngành, lĩnh vực, chương trình của sở, ngành và địa phương trong giai đoạn 2016 - 2020 theo thứ tự ưu tiên sau đây:
- Ưu tiên bố trí vốn cho dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư;
- Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt;
- Dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 5 Điều 54 của Luật Đầu tư công và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công.
c) Về bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và hoàn trả vốn ứng trước:
- Đối với các sở, ngành và địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước không lớn, phải bố trí đủ vốn kế hoạch đầu tư trung hạn trong từng ngành, lĩnh vực, chương trình để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi các khoản ứng trước; phần còn lại bố trí vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA và bố trí vốn cho các dự án hoàn thành, dự án chuyển tiếp. Số vốn còn lại (nếu có) mới cho phép bố trí khởi công các dự án mới.
- Đối với các sở, ngành và địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản và số ứng trước lớn (kế hoạch đầu tư trung hạn nếu bố trí đủ để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi vốn ứng trước, sẽ không còn nguồn để đối ứng các chương trình, dự án ODA, bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp), yêu cầu sở, ngành và địa phương:
+ Bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Đối với địa phương, nếu trong kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách địa phương không cân đối đủ, cho phép địa phương sử dụng nguồn tăng thu (sau khi đã bố trí để cải cách tiền lương) hằng năm để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản. Đối với địa phương không có tăng thu ngân sách phải huy động các nguồn vốn khác và các nguồn vốn hợp pháp khác để thanh toán nợ đọng. Các sở, ngành và địa phương phải xây dựng phương án cụ thể số vốn trả nợ đọng từ kế hoạch đầu tư trung hạn từ nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh phân cấp và số vốn trả nợ đọng từ nguồn tăng thu ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
+ Bố trí vốn để thanh toán khoảng 50% số vốn ứng trước theo ngành, lĩnh vực, chương trình.
Số vốn còn lại bố trí để đối ứng các chương trình, dự án ODA, các dự án chuyển tiếp. Không được bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn để khởi công các dự án mới, trừ trường hợp đặc biệt do UBND tỉnh quyết định.
Trong quá trình điều hành nếu có tăng thu ngân sách tỉnh, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên bố trí vốn ngân sách tỉnh để thu hồi dứt điểm các khoản ứng trước của sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp sử dụng một phần số tăng thu cân đối ngân sách địa phương để hoàn trả các khoản vốn ứng trước; sau khi thanh toán dứt điểm số nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước, mới được phép sử dụng số tăng thu còn lại để bố trí cho các dự án chuyển tiếp và các dự án khởi công mới.
d) Việc bố trí vốn nước ngoài (ODA) của sở, ngành và địa phương thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Ưu tiên bố trí cho các chương trình, dự án ODA đang triển khai dở dang, hiệu quả; các dự án chuyển tiếp nếu thấy không hiệu quả, phải nghiên cứu dừng ngay việc triển khai thực hiện để bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay.
- Đối với các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016 - 2020 phải kiểm soát chặt chẽ về sự cần thiết, chỉ thực hiện các dự án thực sự hiệu quả; phải phù hợp với khả năng giải ngân vốn ODA theo các Hiệp định đã ký kết với nhà tài trợ và các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện đến năm 2020.
- Danh mục các dự án chưa ký kết Hiệp định, trước mắt chưa đưa vào cân đối trong giai đoạn 2016 - 2020.
đ) Về vốn chuẩn bị đầu tư: sở, ngành và địa phương chủ động cân đối trong số vốn được giao theo ngành, lĩnh vực, chương trình để chuẩn bị đầu tư dự án.
1. Nguyên tắc xây dựng các tiêu chí và định mức phân bổ vốn
- Thực hiện theo đúng quy định của Luật đầu tư công; Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn cân đối ngân sách địa phương thực hiện cho giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phát triển các vùng động lực với các vùng khó khăn. Ưu tiên hỗ trợ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng trong tỉnh.
- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.
- Mức vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách năm 2016, năm đầu của thời kỳ ổn định 2016 - 2020 của từng huyện, thị xã, thành phố (không bao gồm đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn thu quản lý qua ngân sách), không thấp hơn vốn kế hoạch năm 2015 và được ổn định trong 5 năm 2016 - 2020.
2. Các tiêu chí phân bổ vốn
Các tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối (không bao gồm đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn thu xổ số kiến thiết) cho các huyện, thị xã, thành phố, gồm 5 nhóm sau:
- Tiêu chí dân số gồm: Số dân trung bình và số người dân tộc thiểu số của huyện, thị xã, thành phố.
- Tiêu chí về trình độ phát triển, gồm: Tỷ lệ hộ nghèo, số thu trong cân đối của huyện, thị xã, thành phố (không bao gồm số thu từ tiền sử dụng đất).
- Tiêu chí diện tích, gồm: Diện tích đất tự nhiên của các huyện, thị xã, thành phố và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên.
- Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Đơn vị hành chính cấp huyện (gồm các xã, phường, thị trấn), huyện miền núi, vùng cao, huyện biên giới.
- Tiêu chí về xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới.
- Tiêu chí vùng động lực: Tính cho các huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng động lực của tỉnh.
3. Xác định điểm số của từng tiêu chí
3.1. Tiêu chí dân số và đồng bào dân tộc thiểu số
a) Tiêu chí dân số: Lấy dân số trung bình năm 2014 của từng huyện, thị xã, thành phố đã được Cục Thống kê công bố trong Niên giám Thống kê năm 2014.
Từ 50.000 người trở xuống được tính 16 điểm; trên 50.000 người, cứ tăng thêm 10.000 người được tính 2 điểm.
b) Tiêu chí đồng bào dân tộc thiểu số:
- Số dân để tính là đồng bào dân tộc thiểu số có đến 31/12/2014 của từng huyện, thị xã, thành phố đã được Cục Thống kê công bố trong Niên giám Thống kê năm 2014.
- Từ 10.000 dân trở xuống được tính 4 điểm; trên 10.000 dân, cứ tăng thêm 1.000 dân được tính 0,4 điểm.
3.2. Tiêu chí về trình độ phát triển
a) Tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo:
- Tỷ lệ hộ nghèo của từng huyện, thị xã, thành phố lấy theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 tại Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh.
- Từ 5% trở xuống được tính 3,5 điểm; trên 5%, cứ 1% tăng thêm được tính 0,5 điểm.
b) Điểm của tiêu chí thu trong cân đối:
Lấy theo số thu trong cân đối của các huyện, thị xã, thành phố trong dự toán thu chi ngân sách năm 2015 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch tại Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 (không kể số thu từ tiền sử dụng đất, số thu quản lý qua ngân sách).
- Các huyện, thị xã, thành phố có số thu trong cân đối từ 10 tỷ đồng trở xuống, tính 10 điểm.
- Các huyện, thị xã, thành phố có số thu trong cân đối trên 10 tỷ đồng đến 150 tỷ đồng, cứ tăng thêm 1 tỷ đồng được tính thêm 0,5 điểm.
- Các huyện, thị xã, thành phố có số thu trong cân đối từ trên 150 tỷ đồng trở lên, cứ tăng thêm 1 tỷ đồng được tính thêm 0,3 điểm.
3.3. Tiêu chí về diện tích
a) Diện tích tự nhiên: Diện tích đất tự nhiên xác định điểm lấy theo số liệu diện tích đất tự nhiên được Cục Thống kê công bố trong Niên giám Thống kê năm 2014.
- Các huyện, thị xã, thành phố có diện tích tự nhiên từ 50.000 ha trở xuống, được tính 10 điểm.
- Các huyện, thị xã, thành phố có diện tích tự nhiên trên 50.000 ha, cứ tăng thêm 10.000 ha được tính thêm 2 điểm.
b) Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên: Các huyện, thị xã, thành phố có diện tích đất trồng lúa trên 20% trở lên, cứ 1% được tính 0,3 điểm.
3.4. Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp huyện
a) Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện: Xác định điểm tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện theo số xã, phường, thị trấn được Cục Thống kê công bố trong Niên giám Thống kê năm 2014.
- Các huyện, thị xã, thành phố có 10 đơn vị hành chính cấp xã trở xuống, được tính 15 điểm.
- Các huyện, thị xã, thành phố có trên 10 đơn vị hành chính cấp xã, cứ tăng thêm 1 xã tính thêm 1,5 điểm.
b) Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện miền núi: Xác định điểm tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện miền núi căn cứ vào số liệu của Ủy ban dân tộc.
- Mỗi huyện, thị xã, thành phố được tính 5 điểm.
c) Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện vùng cao:
- Mỗi huyện được tính 5 điểm.
d) Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp huyện biên giới:
- Mỗi huyện được tính 5 điểm.
3.5. Tiêu chí bổ sung
a) Tiêu chí về xã đặc biệt khó khăn: Xác định điểm tiêu chí xã đặc biệt khó khăn căn cứ vào Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng chính phủ.
- Các huyện, thị xã, thành phố có xã đặc biệt khó khăn, cứ mỗi xã đặc biệt khó khăn tính 1 điểm.
b) Tiêu chí về xã biên giới: Xác định điểm tiêu chí xã biên giới lấy theo số liệu hiện có của tỉnh.
- Các huyện có xã biên giới, cứ mỗi xã biên giới tính 1,5 điểm.
c) Tiêu chí vùng động lực:
Thành phố Pleiku: 60 điểm
Thị xã An Khê: 40 điểm
Thị xã Ayun Pa: 40 điểm
Huyện Chư Sê: 40 điểm.
4. Nguyên tắc xác định mức vốn đầu tư trong cân đối
Căn cứ vào tiêu chí và định mức trên để tính ra số điểm của từng huyện, thị xã, thành phố và tổng số điểm của 17 huyện, thị xã, thành phố làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối. Trên cơ sở tổng vốn đầu tư cho các huyện, thị xã, thành phố, tính ra định mức cho 1 điểm.
Vốn đầu tư phân bổ cho từng huyện, thị xã, thành phố bằng số điểm của từng địa phương, nhân với định mức cho 1 điểm cộng với vốn bổ sung cho các huyện, thị xã, thành phố có số vốn phân bổ thấp hơn giai đoạn 2011-2015 (nếu có).
Số vốn phân bổ năm 2016 của từng huyện, thị xã, thành phố được ổn định cho giai đoạn 2016-2020.
5. Vốn phân bổ
Vốn cân đối ngân sách tỉnh giai đoạn 2016-2020 phân bổ cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố là 280 tỷ đồng, tăng 40% so với giai đoạn 2011-2015 (có các bảng chi tiết kèm theo).
6. Ngoài vốn cân đối ngân sách địa phương phân bổ cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố; các huyện, thị xã, thành phố được sử dụng toàn bộ nguồn thu tiền sử dụng đất được hưởng, vốn bổ sung có mục tiêu và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn./.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư thực hiện đúng các quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2015; thay thế Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH |
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TỈNH
(năm 2016 và ổn định trong 5 năm 2016 - 2020)
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 156/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh)
STT |
Huyện, thị xã, thành phố |
Vốn phân bổ hàng năm, giai đoạn 2011-2015 |
Vốn phân bổ năm 2016 và ổn định đến năm 2020 |
Vốn phân bổ 2016-2020 tăng so với giai đoạn 2011-2015 |
Tỷ lệ tăng so với năm 2015 (%) |
|
TỔNG SỐ |
200.0 |
280.0 |
80.0 |
140.0 |
1 |
Pleiku |
31.2 |
41.00 |
9.8 |
131.4 |
2 |
An Khê |
11.7 |
15.90 |
4.2 |
135.9 |
3 |
Ayun Pa |
10.6 |
14.20 |
3.6 |
134.0 |
4 |
Kbang |
12.0 |
16.90 |
4.9 |
140.8 |
5 |
Đak Đoa |
11.8 |
16.30 |
4.5 |
138.1 |
6 |
Chư Păh |
9.4 |
13.50 |
4.1 |
143.6 |
7 |
Ia Grai |
11.2 |
16.30 |
5.1 |
145.5 |
8 |
Mang Yang |
9.5 |
13.40 |
3.9 |
141.1 |
9 |
Kông Chro |
11.1 |
15.60 |
4.5 |
140.5 |
10 |
Đức Cơ |
8.5 |
12.90 |
4.4 |
151.8 |
11 |
Chư Prông |
14.6 |
19.30 |
4.7 |
132.2 |
12 |
Chư Sê |
14.9 |
20.20 |
5.3 |
135.6 |
13 |
Đak Pơ |
6.8 |
9.90 |
3.1 |
145.6 |
14 |
Ia Pa |
8.7 |
13.30 |
4.6 |
152.9 |
15 |
Krông Pa |
12.4 |
17.60 |
5.2 |
141.9 |
16 |
Phú Thiện |
7.7 |
11.90 |
4.2 |
154.5 |
17 |
Chư Pưh |
7.9 |
11.80 |
3.9 |
149.4 |
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TỈNH CHO HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 156/2015/NQ-HĐND
ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh)
ĐVT: Tỷ đồng
STT |
Huyện, thị xã, thành phố |
Tổng số điểm của từng huyện, thị xã, thành phố |
Dân số và đồng bào dân tộc thiểu số |
Trình độ phát triển |
Diện tích (tính đến 31/12/2014) |
Huyện miền núi |
Huyện vùng cao |
Huyện biên giới |
Đơn vị hành chính |
Xã ĐBKK |
Xã biên giới |
Vùng động lực |
Tổng số vốn phân bổ theo điểm |
||||||||||||
Dân số trung bình của năm 2014 |
Dân tộc thiểu số (tính đến 31/12/2014) |
Tỷ lệ hộ nghèo (tính đến 31/12/2014) |
Thu trong cân đối ngân sách (Dự toán NS năm 2015) |
Diện tích đất tự nhiên |
Diện tích trồng lúa/DT tự nhiên |
||||||||||||||||||||
(Người) |
Điểm |
(Người) |
Điểm |
% hộ nghèo |
Điểm |
Số thu (Tr.đồng ) |
Điểm |
(Ha) |
Điểm |
% diện tích trồng lúa |
Điểm |
Điểm |
Điểm |
Điểm |
Xã |
Điểm |
Xã |
Điểm |
Xã |
Điểm |
Điểm |
||||
|
TỔNG SỐ |
2.298,8 |
1.377.819 |
382,6 |
613.247 |
248,7 |
276,0 |
158,9 |
706.000 |
388,8 |
1.553.692 |
325,7 |
104.2 |
1,56 |
85 |
85 |
15 |
222,0 |
342,0 |
75,0 |
75,0 |
7 |
11 |
180 |
280,0 |
1 |
Pleiku |
337,0 |
224.664 |
50,9 |
29.290 |
11,7 |
0,41 |
3,5 |
404.500 |
156,4 |
26.199 |
10,0 |
10,0 |
|
5 |
5 |
|
23 |
34,5 |
|
|
|
|
60 |
41,0 |
2 |
An Khê |
130,6 |
65.896 |
19,2 |
1.632 |
4,0 |
1,83 |
3,5 |
44.900 |
27,5 |
20.065 |
10,0 |
6,2 |
|
5 |
5 |
|
11 |
16,5 |
|
|
|
|
40 |
15,9 |
3 |
Ayun Pa |
117,2 |
37.010 |
16,0 |
17.691 |
7,1 |
7,13 |
4,6 |
19.200 |
14,6 |
28.752 |
10,0 |
8,6 |
|
5 |
5 |
|
8 |
15,0 |
|
|
|
|
40 |
14,2 |
4 |
Kbang |
138,7 |
65.292 |
19,1 |
31.219 |
12,5 |
29,50 |
15,8 |
21.200 |
15,6 |
184.186 |
36,8 |
1,7 |
|
5 |
5 |
|
14 |
21,0 |
8 |
8 |
|
|
|
16,9 |
5 |
Đak Đoa |
134,1 |
106.869 |
27,4 |
58.854 |
23,5 |
15,49 |
8,7 |
18.250 |
14,1 |
98.866 |
19,8 |
7,6 |
|
5 |
5 |
|
17 |
25,5 |
5 |
5 |
|
|
|
16,3 |
6 |
Chư Pảh |
111,3 |
71.027 |
20,2 |
37.581 |
15,0 |
14,91 |
8,5 |
13.050 |
11,5 |
98.040 |
19,6 |
4,4 |
|
5 |
5 |
|
15 |
22,5 |
4 |
4 |
|
|
|
13,5 |
7 |
Ia Grai |
134,4 |
94.310 |
24,9 |
46.762 |
18,7 |
12,57 |
7,3 |
27.250 |
18,6 |
112.229 |
22,4 |
4,1 |
|
5 |
5 |
5 |
13 |
19,5 |
5 |
5 |
2 |
3 |
|
16,3 |
8 |
Mang Yang |
110,8 |
60.852 |
18,2 |
37.148 |
14,9 |
20,78 |
11,4 |
11.600 |
10,8 |
112.677 |
22,5 |
3,4 |
|
5 |
5 |
|
12 |
18,0 |
5 |
5 |
|
|
|
13,4 |
9 |
Kông Chro |
128,6 |
46.237 |
16,0 |
33.959 |
13,6 |
28,45 |
15,2 |
13.900 |
12,0 |
144.313 |
28,9 |
2,2 |
|
5 |
5 |
|
14 |
21,0 |
12 |
12 |
|
|
|
15,6 |
10 |
Đức Cơ |
106,0 |
66.591 |
19,3 |
30.057 |
12,0 |
13,57 |
7,8 |
19.850 |
14,9 |
72.312 |
14,5 |
1,4 |
|
5 |
5 |
5 |
10 |
15,0 |
3 |
3 |
3 |
4,5 |
|
12,9 |
11 |
Chư Prông |
158,6 |
106.648 |
27,3 |
50.578 |
20,2 |
12,35 |
7,2 |
25.850 |
17,9 |
169.552 |
33,9 |
2,8 |
|
5 |
5 |
5 |
20 |
30,0 |
4 |
4 |
2 |
3 |
|
19,3 |
12 |
Chư Sê |
166,4 |
114.012 |
28,8 |
53.560 |
21,4 |
11,59 |
6,8 |
29.950 |
20,0 |
64.296 |
12,9 |
6,7 |
|
5 |
5 |
|
15 |
22,5 |
4 |
4 |
|
|
40 |
20,2 |
13 |
Đak Pơ |
75,3 |
41.465 |
16,0 |
9.889 |
4,0 |
12,36 |
7,2 |
12.100 |
11,1 |
50.373 |
10,1 |
3,2 |
|
5 |
5 |
|
8 |
15,0 |
2 |
2 |
|
|
|
9,9 |
14 |
Ia Pa |
109,4 |
53.303 |
16,7 |
37.655 |
15,1 |
34,55 |
18,3 |
6.550 |
10,0 |
86.850 |
17,4 |
10,8 |
|
5 |
5 |
|
9 |
15,0 |
7 |
7 |
|
|
|
13,3 |
15 |
Krông Pa |
145,1 |
78.637 |
21,7 |
53.866 |
21,5 |
32,03 |
17,0 |
12.400 |
11,2 |
162.814 |
32,6 |
3,3 |
|
5 |
5 |
|
14 |
21,0 |
10 |
10 |
|
|
|
17,6 |
16 |
Phú Thiện |
98,5 |
75.971 |
21,2 |
46.211 |
18,5 |
15,52 |
8,8 |
12.750 |
11,4 |
50.473 |
10,1 |
25,2 |
1,56 |
5 |
5 |
|
10 |
15,0 |
2 |
2 |
|
|
|
11,9 |
17 |
Chư Pưh |
96,9 |
69.035 |
19,8 |
37.295 |
14,9 |
13,00 |
7,5 |
12.700 |
11,4 |
71.695 |
14,3 |
2,7 |
|
5 |
5 |
|
9 |
15,0 |
4 |
4 |
|
|
|
11,8 |
ĐIỂM CÁC TIÊU CHÍ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 156/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh)
STT |
Tiêu chí |
Điểm theo QĐ số 29/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 |
Tiêu chí |
Điểm cho giai đoạn 2016-2020 |
I |
Dân số và đồng bào dân tộc thiểu số |
|
Dân số và đồng bào dân tộc thiểu số |
|
1 |
Dân số trung bình |
|
Dân số trung bình |
|
|
Từ 50.000 trở xuống |
14 |
Từ 50.000 trở xuống |
16 |
|
Trên 50000 dân, tăng thêm 10.000 dân |
0,7 |
Trên 50000 dân, tăng thêm 10.000 dân |
2 |
2 |
Dân tộc thiểu số |
|
Dân tộc thiểu số |
|
|
Từ 10.000 trở xuống |
3 |
Từ 10.000 trở xuống |
4 |
|
Trên 10000 dân, tăng thêm 1.000 dân |
0,3 |
Trên 10000 dân, tăng thêm 1.000 dân |
0,4 |
II |
Trình độ phát triển |
|
Trình độ phát triển |
|
1 |
Tỷ lệ hộ nghèo |
|
Tỷ lệ hộ nghèo |
|
|
5% hộ nghèo trở xuống |
2,5 |
5% hộ nghèo trở xuống |
3,5 |
|
Trên 5% thì cứ 1% tăng thêm |
0,4 |
Trên 5% thì cứ 1% tăng thêm |
0,5 |
2 |
Thu trong cân đối ngân sách |
|
Thu trong cân đối ngân sách |
|
|
Cứ 10 tỷ đồng trở xuống được tính |
10 |
10 tỷ đồng trở xuống được tính |
10 |
|
Trên 10 tỷ đến 150 tỷ đồng cứ 1 tỷ đồng tăng thêm |
0,5 |
Trên 10 tỷ đến 150 tỷ đồng cứ 1 tỷ đồng tăng |
0,5 |
|
Trên 150 tỷ đồng cứ 1 tỷ đồng tăng thêm |
0,2 |
Trên 150 tỷ đồng cứ 1 tỷ đồng tăng thêm |
0,3 |
III |
Diện tích |
|
Diện tích |
|
1 |
Diện tích tự nhiên |
|
Diện tích tự nhiên |
|
|
Có DTTN từ 50.000ha trở xuống thì được tính |
10 |
Có DTTN từ 50.000ha trở xuống thì được tính |
10 |
|
Có DTTN trên 50.000ha, cứ 10.000ha tăng thêm |
2 |
Có DTTN trên 50.000ha, cứ 10.000ha tăng thêm |
2 |
2 |
Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích tự nhiên Địa phương có diện tích đất trồng lúa trên 20% cứ 1% tăng thêm |
|
Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích tự nhiên |
|
|
0,5 |
Địa phương có diện tích đất trồng lúa trên 20% cứ 1% tăng thêm |
0,3 |
|
IV |
Đơn vị hành chính cấp huyện |
|
Đơn vị hành chính cấp huyện |
|
|
Có 10 xã trở xuống |
15 |
Có 10 xã trở xuống |
15 |
|
Trên 10 xã, cứ 1 xã tăng thêm |
1,5 |
Trên 10 xã, cứ 1 xã tăng thêm |
1,5 |
V |
|
|
Đơn vị hành chính cấp huyện miền núi |
5 |
VI |
|
|
Đơn vị hành chính cấp huyện vùng cao |
5 |
VII |
|
|
Đơn vị hành chính cấp huyện vùng biên giới |
5 |
VIII |
Tiêu chí bổ sung |
|
Tiêu chí bổ sung |
|
1 |
Xã ĐBKK |
|
Xã ĐBKK |
|
- |
Cứ mỗi xã ĐBKK |
1 |
Cứ mỗi xã ĐBKK |
1 |
2 |
Xã biên giới |
|
Xã biên giới |
|
- |
Cứ mỗi xã biên giới |
1 |
Cứ mỗi xã biên giới |
1,5 |
3 |
Vùng động lực |
|
Vùng động lực |
|
- |
TP Pleiku |
60 |
TP Pleiku |
60 |
- |
TX Ayun Pa |
40 |
TX Ayun Pa |
40 |
- |
TX An Khê |
40 |
TX An Khê |
40 |
- |
Huyện Chư Sê |
20 |
Huyện Chư Sê |
40 |