HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 15/NQ-HĐND
|
Phú Thọ,
ngày 13 tháng 12 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN; DỰ
TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG; PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM
2019
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVIII, KỲ HỌP THỨ BẢY
Căn cứ
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị
định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ
Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy
chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu
tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03
năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán
ngân sách địa phương hằng năm;
Căn cứ
Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ;
Căn cứ
Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã,
phường, thị trấn;
Căn cứ
Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết
định số 2231/QĐ-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2019;
Xét Tờ
trình số 5359/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo
cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo
luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT
NGHỊ:
Điều 1. Thông
qua dự toán thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2019:
I. Dự toán
thu, chi ngân sách năm 2019
1. Tổng
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 6.696.000 triệu đồng:
- Thu nội địa:
6.461.000 triệu đồng;
- Thu từ
hoạt động xuất, nhập khẩu: 235.000 triệu đồng;
2. Tổng
thu ngân sách địa phương: 11.883.029 triệu đồng;
Bao gồm:
- Các
khoản thu ngân sách được hưởng theo phân cấp: 5.046.300 triệu đồng;
- Thu bổ
sung từ ngân sách trung ương: 6.836.729 triệu đồng;
3. Tổng
chi ngân sách địa phương: 11.883.029 triệu đồng;
Bao gồm:
a) Chi cân
đối ngân sách địa phương: 10.463.089 triệu đồng.
- Chi đầu
tư phát triển: 1.252.019 triệu đồng;
- Chi
thường xuyên: 8.996.430 triệu đồng;
- Chi trả
nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay: 9.900 triệu đồng;
- Chi bổ
sung quỹ dự trữ tài chính: 1.200 triệu đồng;
- Chi dự
phòng ngân sách: 203.540 triệu đồng;
b) Chi từ
nguồn bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định
(Vốn sự nghiệp) và 02 chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình mục
tiêu, nhiệm vụ khác (Vốn đầu tư): 1.419.940 triệu đồng.
4. Phương
án phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh: 10.497.579 triệu đồng:
a) Chi cân
đối ngân sách cấp tỉnh: 4.668.846 triệu đồng
- Chi đầu
tư phát triển: 902.019 triệu đồng;
- Chi
thường xuyên: 3.626.639 triệu đồng;
- Chi trả
nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay: 9.900 triệu đồng;
- Chi bổ
sung Quỹ dự trữ tài chính: 1.200 triệu đồng;
- Chi dự
phòng ngân sách: 129.088 triệu đồng;
b) Chi từ
nguồn bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định
(Vốn sự nghiệp) và 02 chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình mục
tiêu, nhiệm vụ khác (Vốn đầu tư): 1.419.940 triệu đồng.
c) Chi bổ
sung cân đối cho ngân sách các huyện: 4.408.793 triệu đồng.
(Có các phụ biểu chi tiết kèm theo)
II. Các
giải pháp chủ yếu
* Về thu
ngân sách:
(1) Tiếp tục
cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát
triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng
nhằm thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững, tạo nguồn thu ngân sách ổn định,
vững chắc. Rà soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển
sản xuất kinh doanh, nhất là ưu đãi về đất đai, cải cách toàn diện các quy định
về điều kiện kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu
lực hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho
bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội nhằm tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
(2) Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế, bảo đảm thu đúng, đủ,
kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Các cơ quan chức
năng phối hợp chặt chẽ trong quản lý thu, chống thất thu, ngăn chặn có hiệu quả
các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả,
chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng,
không đủ, gian lận thuế. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia
tăng, thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với 100% các trường hợp có rủi
ro cao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, lợi dụng
chính sách hoàn thuế.
(3) Rà soát,
tăng cường khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công (đất đai, tài nguyên,
tài sản tại khu vực sự nghiệp công, tài sản là các loại kết cấu hạ tầng giao
thông) nhằm huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá lại các
nguồn thu, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu trên địa bàn, đặc
biệt là các nguồn thu còn tiềm năng, các khoản nợ đọng thuế để triển khai đồng
bộ các giải pháp quản lý thu, phấn đấu thực hiện hoàn thành vượt dự toán thu
ngân sách năm 2019 Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân tỉnh giao.
(4) Tăng cường
huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển nền kinh tế,
hoàn thiện bổ sung các chính sách để thu hút các nguồn vốn đầu tư, khuyến khích
và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục
nghiên cứu, xây dựng thực hiện dịch vụ công trực tuyến với mức độ cao trên môi
trường mạng, đảm bảo cho cá nhân, tổ chức có thể tìm kiếm, khai thác các thông
tin liên quan đến tài chính - NSNN.
* Về chi
ngân sách:
(5) Thực hiện đồng
bộ, hiệu quả các giải pháp về chi NSNN, từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo
hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi
mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ sự nghiệp công; cơ cấu lại chi ngân sách trong từng
lĩnh vực, tập trung đảm bảo cho các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, các chính
sách an sinh xã hội, các dịch vụ quan trọng, thiết yếu. Rà soát các chính sách
an sinh, xã hội; chỉ ban hành các chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần
thiết và cân đối được nguồn kinh phí trong suốt quá trình thực hiện.
(6) Tiếp tục
tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn NSNN, khắc phục tình trạng bố trí vốn phân
tán, dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư theo kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2016 - 2020.
- Tập
trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án được giao, nhất là các dự án trọng điểm,
các dự án dự kiến hoàn thành trong năm; Chủ động rà soát tiến độ từng dự án
công trình thuộc từng nguồn vốn, xác định cụ thể nhiệm vụ từng khâu, từng bộ
phận và công tác phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện dự án; khắc phục
triệt để tình trạng chậm chễ trong nghiệm thu, thanh toán vốn; đảm bảo kế hoạch
rút vốn trong kỳ và cam kết chi trong năm kế hoạch.
- Kiểm
soát chặt chẽ việc điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh bổ sung thiết kế, dự
toán; xác định cụ thể tính chất, điều kiện, nguyên tắc điều chỉnh các điều
khoản hợp đồng (hình thức hợp đồng, giá hợp đồng, gia hạn thời gian thực hiện
hợp đồng...) để kịp thời báo cáo hoặc xử lý theo thẩm quyền quy định đối với
các trường hợp vi phạm hợp đồng;
- Thực
hiện nghiêm chế độ báo cáo giám sát đầu tư và báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch đầu tư vốn NSNN theo quy định;
(7) Tiếp tục
triển khai lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá các dịch vụ sự nghiệp
công sử dụng NSNN, đồng thời với việc giao quyền tự chủ về tổ chức, biên chế đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng
2 năm 2015 của Chính phủ. Các ngành, các cấp khẩn trương rà soát các điều kiện
làm cơ sở để giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập. Từng bước chuyển
phương thức hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập
sang cơ chế đặt hàng; đồng thời, Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các đối
tượng chính sách khi điều chỉnh tăng giá dịch vụ công.
(8) Các đơn
vị, cơ quan và các cấp ngân sách thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - NSNN,
tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN, nhất
là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Siết chặt kỷ luật tài
khoá, ngân sách; quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN theo đúng dự toán được
giao, giải ngân vốn trong phạm vi kế hoạch, vay nợ trong hạn mức được giao; hạn
chế tối đa việc ứng trước dự toán, các trường hợp ứng thực hiện theo đúng quy định
của Luật NSNN. Triệt để tiết kiệm các khoản chi liên quan đến mua sắm phương
tiện, trang thiết bị đắt tiền; giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo,
đi công tác nước ngoài.
Điều 2. Hội
đồng nhân dân tỉnh giao:
- Uỷ ban
nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết;
- Thường
trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng
nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết
này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Khoá XVIII, kỳ họp thứ Bảy thông qua
ngày 12 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm
2019./.
Nơi nhận:
-
UBTVQH,
Chính phủ;
- VPQH, VPCP;
- Các Bộ: Tài chính; KH&ĐT
- TTTU, TTHĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TAND, VKSND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- CVP, các PCVP;
- TT Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu VT.
|
CHỦ TỌA
PHÓ
CHỦ TỊCH
Vi
Trọng Lễ
|