Nghị quyết 15/NQ-HĐND năm 2017 về nâng cao hiệu quả công tác quản lý và thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu | 15/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 17/07/2017 |
Ngày có hiệu lực | 17/07/2017 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Trần Văn Vinh |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/NQ-HĐND |
Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 7 năm 2017 |
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XVI KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 21 ngày 7 tháng 2016 của HĐND tỉnh về chương trình hoạt động giám sát năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 65/NQ-HĐND ngày 12 ngày 12 năm 2016 của HĐND tỉnh về thành lập Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về xây dựng và quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 46 /BC-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Đoàn giám sát HĐND tỉnh về kết quả giám sát công tác quản lý và thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2016; Báo cáo số 162/BC-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh về công tác quản lý và thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2016; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Trong những năm qua, công tác quy hoạch của tỉnh đã được các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, thực hiện khá đầy đủ đồng bộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh. Công tác quy hoạch đô thị đã từng bước đi vào nề nếp. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về công tác quy hoạch làm căn cứ để các cấp các ngành triển khai thực hiện. Công tác thẩm định phê duyệt các đồ án quy hoạch đô thị được quan tâm. Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai lập các đề án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đến nay đã hoàn thành 15 đồ án phân khu trong phạm vi quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu thuộc phạm vi đô thị Vĩnh Phúc đạt 100%; hoàn thành lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu cho 19 khu vực, 20 khu vực còn lại đang tiếp tục được triển khai. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân được quan tâm. Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch của tỉnh từng bước được kiện toàn chuẩn hóa kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo đúng quy định, kịp thời phát hiện và xử lý, chấn chỉnh những vi phạm trong đầu tư xây dựng phát triển đô thị. Đến nay, công tác quản lý nhà nước về đô thị, nhất là quản lý xây dựng theo quy hoạch đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp; bộ mặt đô thị, không gian cảnh quan kiến trúc đô thị có nhiều đổi mới, quy mô đô thị từng bước được mở rộng, hạ tầng kỹ thuật đô thị có nhiều cải thiện, nếp sống văn minh đô thị dần được hình thành, an ninh, trật tự khu vực đô thị được đảm bảo, chất lượng cuộc sống của đa số người dân đô thị được nâng lên rõ rệt.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý và thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại hạn chế sau:
- Một số đồ án quy hoạch phân khu ở cấp tỉnh và quy hoạch chi tiết ở cấp huyện, cấp xã triển khai còn chậm, thiếu tính dự báo, thiếu cơ sở phân tích số liệu tính toán tin cậy, không dự báo đúng nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch một cách đồng bộ.
- Việc lập, xét duyệt hồ sơ các chỉ giới quy hoạch xây dựng và đưa các mốc giới quy hoạch ra ngoài thực địa chưa được triển khai đồng bộ; việc công bố và công khai các đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt, nhất là các đồ án quy hoạch chi tiết vẫn còn nặng về hình thức.
- Công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị còn một số tồn tại, bất hợp lý: thiếu diện tích cây xanh, không gian sinh hoạt công cộng chưa được đầu tư đầy đủ theo quy hoạch đô thị; kiến trúc công trình, hình thái đô thị chưa rõ nét.
- Các đô thị thị trấn, huyện lỵ và các đô thị loại V nằm ngoài phạm vi đô thị Vĩnh Phúc chưa có quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc. Tình trạng xây dựng không phép, sai phép, không theo quy hoạch vẫn xảy ra, nhất là tình trạng xây dựng tự phát của các tổ chức, cá nhân dọc các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ tại các địa phương còn phổ biến, song chậm xử lý hoặc xử lý thiếu triệt để.
- Nguồn nhân lực làm công tác quản lý quy hoạch đô thị ở cấp huyện còn hạn chế; việc quản lý trật tự xây dựng đô thị còn lỏng lẻo, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách; ý thức chấp hành của công dân về quy định quản lý trật tự xây dựng đô thị chưa cao.
- Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đô thị chưa đầy đủ, các chính sách, cơ chế và biện pháp tạo vốn, thu hút nguồn lực chưa nhiều và hấp dẫn trong kêu gọi cá nhân, tổ chức doanh nghiệp tham gia đầu tư; kinh tế khu vực đô thị chưa có tính đột phá, nếp sống văn minh đô thị chuyển biến chậm.
- Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về phát triển đô thị đến năm 2015 so với chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 đạt thấp, như: Tỷ lệ dân số đô thị, tổng số căn hộ, tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch….Một số các dự án dự kiến triển khai đến năm 2015 nhưng chưa triển khai thực hiện.
a) Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống các văn bản về công tác quy hoạch đô thị thiếu tính ổn định, chưa có sự thống nhất; việc phân cấp quản lý đô thị, quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng cho cấp huyện vẫn còn nhiều bất cập,
- Thiếu sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa ngành, lĩnh vực trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện đồ án quy hoạch đô thị.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý và thực hiện quy hoạch đô thị, nên chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đô thị toàn diện, thiếu sự quyết liệt, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan; công tác tổng kết đánh giá về công tác quy hoạch có chỗ, có nơi chỉ mang tính hình thức; thiếu chủ động trong quản lý quy hoạch đô thị theo phân cấp, dẫn đến hiệu quả trong phân cấp còn thấp; nguồn lực huy động cho phát triển đô thị còn thụ động, kết quả đạt được còn hạn chế.
- Bộ máy quản lý quy hoạch đô thị, quản lý trật tự xây dựng đô thị của cấp huyện, cấp xã còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, chưa sâu sát với thực tiễn, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu.