HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
15/2021/NQ-HĐND
|
Phú
Thọ, ngày 09 tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ
THỌ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 26/2020/NĐ-CP
ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Bảo vệ bí mật nhà nước;
Xét Tờ trình số 19/TTr-KTNS ngày
23 tháng 11 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm
tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy chế bảo vệ bí
mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ.
Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng
nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Văn
phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị quyết.
Nghị quyết được Hội đồng nhân dân tỉnh
Phú Thọ Khóa XIX Kỳ họp thứ Ba thông qua ngày 08 tháng 12
năm 2021, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.
Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ;
- VPQH, VPCP;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- TTTU, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TAND, VKSND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Các đại hiểu HĐND tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- CVP, các PCVP;
- TT Công nghệ thông tin và truyền
thông;
- TT Công báo - Tin học (VP UBND tỉnh);
- Lưu: VT, TTDN (ĐN).
|
CHỦ
TỊCH
Bùi Minh Châu
|
QUY CHẾ
BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Phú Thọ)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quy chế này
quy định về các hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước chủ yếu và trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước của Hội
đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ.
2. Những nội dung không được quy định
trong quy chế này thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành về bảo
vệ bí mật nhà nước.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với Hội đồng
nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu,
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ và các cơ
quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú
Thọ.
Chương II
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ
BÍ MẬT NHÀ NƯỚC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 3. Xác định
bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
1. Việc xác định bí mật nhà nước và độ
mật của bí mật nhà nước trong các hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh phải căn
cứ vào danh mục bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành và quy định của
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Giao Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh giúp cơ quan Hội đồng nhân dân trong việc
xác định bí mật nhà nước, độ mật, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được
phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong các hoạt động của Hội đồng
nhân dân tỉnh. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ
quan, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Trường hợp thông tin
trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước
có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất.
3. Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước trong hoạt động của Hội
đồng nhân dân tỉnh phải đề xuất người có thẩm quyền xác định
bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành,
được phép hay không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại
Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, địa điểm, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước và có trách
nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra. Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện
nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hay không được
phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người
soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được
người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của
bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải
đóng dấu độ mật theo quy định.
4. Trong hoạt động của Hội đồng
nhân dân tỉnh, người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí
mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải
báo cáo người đứng đầu cơ quan để có
biện pháp xử lý theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế này. Người được giao xử lý phải có văn bản đề
xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật
nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao,
chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ
trong quá trình tiếp nhận và xử lý.
Điều 4. Sao, chụp
tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có
thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong hoạt động
của Hội đồng nhân dân tỉnh độ Tuyệt mật.
2. Những người có thẩm quyền cho phép
sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội
đồng nhân dân tỉnh.
b) Trưởng các ban của Hội đồng
nhân dân tỉnh.
c) Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Người có thẩm quyền cho phép sao,
chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật, bao gồm:
a) Những người được quy định tại khoản
2 Điều này.
b) Trưởng các phòng trực thuộc Văn
phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.
4. Người có thẩm quyền cho phép sao,
chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại khoản
1, 2 của Điều này có thể ủy quyền bằng văn bản
cho cấp phó thực hiện. Việc ủy quyền thực hiện theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
và văn bản pháp luật có liên quan.
5. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa
bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số
26/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 5. Mang tài
liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật
nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục
vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh cho
phép.
2. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật
nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở nước
ngoài phải được Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc Phó
Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh được Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh
ủy quyền cho phép và phải báo cáo Trưởng đoàn công tác.
3. Trong quá trình mang tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh ra khỏi nơi lưu giữ phải có biện
pháp bảo quản, bảo đảm an toàn.
4. Trong thời gian mang tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ, nếu phát hiện bí
mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh bị lộ, bị mất, người mang tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực
tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác và Công an tỉnh để
có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
5. Việc mang tài liệu, vật chứa
bí mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh ra khỏi nơi lưu giữ thực
hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 26/2020/NĐ-CP.
Điều 6. Cung cấp,
chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực
hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước
1. Thẩm quyền quyết định việc cung cấp,
chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt
Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước của Hội
đồng nhân dân tỉnh như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh
quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ
Tuyệt mật, Tối mật, Mật.
b) Những người quy định tại khoản 2
Điều 4 của Quy chế này quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối
mật, Mật.
c) Những người quy định tại khoản 3
Điều 4 của Quy chế này quyết định cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Mật.
2. Việc cung cấp, chuyển giao bí mật
nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được
giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà
nước thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 7. Cung cấp,
chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có
thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật
nhà nước độ Tối mật, độ Mật thuộc phạm vi quản lý cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Bí mật nhà nước
chỉ được cung cấp, chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân nước ngoài tham gia vào chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ
có liên quan đến bí mật nhà nước.
3. Việc cung cấp, chuyển giao bí mật
nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định tại
khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 16 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 8. Tổ chức hội
nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước
1. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo,
cuộc họp tại tỉnh có nội dung bí mật
nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh, các cơ quan của Hội đồng nhân dân tỉnh phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Được sự đồng ý của người có thẩm
quyền quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 của Quy chế này.
b) Thành phần tham dự là người được
giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật nhà nước.
c) Địa điểm tổ chức
bảo đảm an toàn, không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước.
d) Sử dụng các phương tiện, thiết bị
đáp ứng yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước.
đ) Có phương án bảo vệ hội nghị, hội
thảo, cuộc họp.
e) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được thu hồi sau hội nghị, hội thảo, cuộc họp.
2. Người đứng đầu cơ quan quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí
mật nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người tham dự hội nghị, hội thảo,
cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và yêu cầu
của Chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp.
4. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo,
cuộc họp thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 26/2020/NĐ-CP.
Điều 9. Tiêu hủy
tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Tiêu hủy tài
liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong trường hợp sau đây:
a) Khi không cần thiết phải lưu giữ
và việc tiêu hủy không gây hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
b) Nếu không tiêu hủy ngay sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa
bí mật nhà nước phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Không để bị lộ,
bị mất bí mật nhà nước.
b) Quá trình
tiêu hủy phải tác động vào tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước làm thay đổi
hình dạng, tính năng, tác dụng.
c) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
sau khi tiêu hủy không thể phục hồi hình dạng, tính năng,
tác dụng, nội dung.
3. Thẩm quyền tiêu hủy tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước đang lưu trữ tại các cơ quan của Hội
đồng nhân dân tỉnh như sau:
a) Những người được quy định tại khoản
1, khoản 2 Điều 4 của Quy chế này;
b) Người đang quản lý tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy trong
trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và báo cáo
ngay bằng văn bản về việc tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan.
4. Việc tiêu hủy tài liệu, vật
chứa bí mật nhà nước trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 4
Điều 25 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Chương III
TRÁCH NHIỆM BẢO
VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 10. Trách
nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức
thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong các hoạt động của Hội đồng
nhân dân tỉnh.
b) Tổ chức, chỉ đạo công tác giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm:
a) Thực hiện bảo vệ bí mật nhà nước
trong quá trình tổ chức các hoạt động theo phạm vi lĩnh vực phụ trách của Ban.
b) Tổ chức giám sát việc thực hiện Luật
Bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh theo phân công của Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh.
Điều 11. Trách
nhiệm của đại biểu, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
Đại biểu, Tổ đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm thực hiện bảo vệ bí mật nhà nước
trong hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, các văn bản pháp luật liên quan, Quy chế này và hướng dẫn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 12. Trách
nhiệm của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh giúp
tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong các hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân tỉnh phân công công chức thuộc Phòng Hành chính - Tổ
chức - Quản trị có đủ tiêu chuẩn theo
quy định để thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật
nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu công
tác bảo vệ bí mật nhà nước, lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác bảo vệ bí
mật nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh trình cơ quan có
thẩm quyền quyết định theo quy định.
Điều 13. Trách
nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước của Hội đồng
nhân dân tỉnh
1. Người tiếp cận bí mật nhà nước có
trách nhiệm:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về
bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế này.
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí
mật nhà nước.
c) Sử dụng bí mật nhà nước đúng
mục đích.
d) Thực hiện bảo vệ bí mật nhà nước
theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Người trực tiếp quản lý bí mật nhà
nước có trách nhiệm:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại
khoản 1 Điều này.
b) Đề xuất người có thẩm quyền quyết
định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý.
c) Trường hợp phát hiện vi phạm trong
hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người quản lý trực tiếp phải có biện pháp
xử lý và báo cho người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức
xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục.
d) Trước khi thôi việc, chuyển
công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà
không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật
nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật
nhà nước đã quản lý.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Trách
nhiệm thực hiện Quy chế
1. Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn
phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh; các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, cá nhân liên quan đến bí mật nhà nước trong hoạt động của Hội đồng nhân
dân tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội
và Hội đồng nhân dân tỉnh giúp Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đánh giá về
tình hình, kết quả thực hiện Quy chế.
Điều 15. Sửa đổi,
bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu có nội
dung cần thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc trình Hội đồng
nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy chế./.