HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 131/2015/NQ-HĐND
|
Tiền Giang, ngày 11 tháng 12 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Luật Nhà ở năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP
ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Nhà ở;
Qua xem xét dự thảo Nghị quyết kèm
theo Tờ trình số 218/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về thông qua Chương trình
phát triển nhà ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Báo
cáo thẩm tra số 61/BC-HĐND ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Ban Kinh tế - Ngân
sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua nội dung Chương trình phát triển nhà ở
tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó các nội dung
chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu chung
- Đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở của
các tầng lớp dân cư với chất lượng, tiện nghi, giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng thu nhập của từng hộ gia đình, cá
nhân.
- Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các đối
tượng là người có công với cách mạng, người nghèo tại khu vực nông thôn, khu vực
thường xuyên bị thiên tai, nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp với cơ chế, chính sách phù hợp. Phấn đấu hoàn thành các
mục tiêu cơ bản về nhà ở và an sinh xã hội.
- Phấn đấu phát triển nhà ở đủ về số
lượng, bảo đảm chất lượng; thu hẹp khoảng cách về chất lượng nhà ở và môi trường
sống tại khu vực nông thôn với khu vực thành thị.
- Mở rộng khả năng huy động vốn đầu
tư của các thành phần kinh tế và của xã hội tham gia phát triển nhà ở, thúc đẩy
hình thành và phát triển thị trường bất động sản nhà ở.
2. Các chỉ tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020, giai đoạn 2015 - 2020
- Đến năm 2020:
+ Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh
phấn đấu đạt 21,0m2 sàn/người. Trong đó: đô thị
là 25,0 m2 sàn/người, nông thôn là 19,5m2 sàn/người. Phấn
đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 8 m2 sàn/người.
+ Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 40%; nhà
bán kiên cố 52%, nhà thiếu kiên cố 8%; xóa bỏ nhà đơn sơ.
+ Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án
phát triển nhà ở tại các đô thị loại 3 trở lên tối thiểu đạt 20% tổng số đơn vị
nhà ở xây dựng mới tại các dự án.
- Giai đoạn 2015 - 2020:
+ Xây dựng khoảng 8.195 căn nhà ở cho
công nhân đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 40% số công nhân; xây dựng khoảng
1.330 phòng ký túc xá sinh viên, đáp ứng nhu cầu cho khoảng 60% sinh viên.
+ Đầu tư xây dựng khoảng 1.500 căn
nhà ở cho người có thu nhập thấp, khoảng 123 căn nhà ở công vụ cho cán bộ, công
chức, viên chức, với diện tích trung bình khoảng 45m2/căn.
+ Hỗ trợ nhà ở xây dựng, sửa chữa nhà
ở cho khoảng 4.563 hộ nghèo, 4.235 hộ có công với cách mạng; 351 đối tượng xã hội
đặc biệt khó khăn.
b) Đến năm 2030, giai đoạn 2021
- 2030
- Đến năm 2030:
+ Diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh
phấn đấu đạt 27,1m2 sàn/người. Trong đó: đô thị
là 29,8m2 sàn/người, nông thôn là 25,0m2
sàn/người. Phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 12m2
sàn/người.
+ Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 60%; nhà
bán kiên cố 35%, nhà thiếu kiên cố 5%.
+ Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án
phát triển nhà ở tại đô thị tối thiểu đạt 30% tổng số đơn
vị nhà ở xây dựng mới tại các dự án.
- Giai đoạn 2021 - 2030:
+ Xây dựng khoảng 17.639 căn nhà ở cho
công nhân đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 60% số công nhân; xây dựng thêm khoảng
600 phòng ở ký túc xá sinh viên, đáp ứng nhu cầu cho khoảng 80% sinh viên.
+ Đầu tư xây dựng khoảng 3.000 căn
nhà ở cho người có thu nhập thấp; 105 căn nhà ở công vụ cho cán bộ công chức,
viên chức.
+ Hỗ trợ nhà ở cho khoảng 2.426 hộ
nghèo, 1.255 hộ có công với cách mạng, xây dựng, sửa chữa nhà ở cho khoảng 246
đối tượng xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Nhu cầu vốn
và quỹ đất để xây dựng nhà ở
a) Giai đoạn 2015 - 2020
- Tổng số vốn đầu tư cho nhà ở là
25.816,13 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách: 999,57 tỷ đồng
(Trung ương 742,45 tỷ đồng, địa phương 257,13 tỷ đồng).
+ Ngoài ngân sách: 24.816,56 tỷ đồng.
- Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở
là 507,4 ha.
b) Giai đoạn 2021 - 2030
- Tổng số vốn đầu tư cho nhà ở là
80.903,92 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách: 1.185,73 tỷ đồng
(Trung ương 507,54 tỷ đồng, địa phương 678,18 tỷ đồng).
+ Ngoài ngân sách: 79.718,19 tỷ đồng.
- Quỹ đất dành cho phát triển nhà ở
là 846,2 ha.
4. Nhiệm vụ và các giải pháp
thực hiện
a) Nhiệm vụ
- Đưa chỉ tiêu kế hoạch phát triển
nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng xã hội phải được xác định là một
trong các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa
phương làm căn cứ để các cấp, các ngành chỉ đạo điều hành cho phù hợp với từng
giai đoạn của địa phương.
- Tập trung giải quyết vấn đề nhà ở
cho người có công, người nghèo, đối tượng đặc biệt khó khăn, nhà ở tái định cư
và nhà ở công nhân.
- Tập trung thực hiện tốt công tác lập
quy hoạch và rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng cho phù hợp.
- Rà soát quy hoạch, bố trí quỹ đất
và ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
- Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ
máy của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tư vấn và đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực phát triển và quản lý nhà ở.
b) Các giải pháp thực hiện
- Về hoàn thiện
cơ chế chính sách:
+ Đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính, đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian xét duyệt các dự án phát triển nhà
để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
+ Áp dụng đúng, đủ các cơ chế chính
sách của Nhà nước đã ban hành; các chính sách hỗ trợ nhà ở, ưu đãi đối với Chủ
đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia phát triển nhà ở.
+ Giao UBND tỉnh ban hành chính sách
khuyến khích cụ thể để thu hút mọi
nguồn vốn tham gia đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.
- Về đất đai:
+ Thực hiện rà soát quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất để tạo quỹ đất dành cho việc phát triển các khu dân cư mới, khu tái
định cư, tạm cư cho các hộ dân nằm trong diện phải giải tỏa; thực hiện việc thu
hồi đất và giao đất theo quy hoạch.
+ Khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng
khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung trên địa bàn phải xác định
và bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội; đối với các dự án phát triển nhà ở,
khu đô thị mới có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên phải dành tối thiểu 20%
diện tích đất ở của dự án (sau khi đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật) để tạo
quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội.
- Về quy hoạch,
kiến trúc và công nghệ xây dựng:
+ Đẩy nhanh việc lập mới, điều chỉnh
và phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết phát triển đô thị, nông thôn;
trong quy hoạch đô thị phải xác định cụ thể diện tích đất để phát triển nhà ở,
đặc biệt là đất để xây dựng nhà ở xã hội.
+ Chú trọng việc phát triển nhà ở
theo dự án đối với khu vực đô thị, khu vực được quy hoạch để phát triển đô thị.
+ Ban hành các thiết kế mẫu nhà ở phù
hợp với tập quán sinh hoạt, điều kiện sản xuất và truyền thống văn hóa của các
vùng, miền, có khả năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.
+ Khuyến khích đầu tư xây dựng nhà
chung cư cao tầng tại các đô thị nhằm hình thành không
gian đô thị hiện đại; dành quỹ đất cho cây xanh và các sinh hoạt công cộng khác
tại đô thị.
- Về nhà ở tái định cư và nhà ở ven
sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, ngập lụt:
+ Lập, rà soát quy hoạch để thực hiện
giải tỏa di dời đối với một số khu vực nhà ở nằm ven sông, kênh rạch có nguy cơ
sạt lở, ngập lụt cao; chủ động rà soát, đánh giá nhu cầu tái định cư để lập,
xây dựng kế hoạch tái định cư 5 năm, hàng năm.
+ Nhà nước chủ động đầu tư cơ sở hạ tầng
kỹ thuật các khu đất có điều kiện thuận lợi để phát triển dân cư tập trung, đồng
thời dành quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ gia đình nằm trong khu vực
giải tỏa, di dời.
+ Có chính sách khuyến khích để các
nhà đầu tư tham gia vào việc đầu tư phát triển hạ tầng kết hợp khai thác quỹ đất
để xây dựng các dự án nhà ở bố trí tái định cư cho các hộ gia đình bị thu hồi đất
để thực hiện dự án.
+ Kết hợp lồng ghép việc bố trí tái định
cư cho các hộ nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt với các Chương
trình quốc gia, Đề án của Chính phủ để thực hiện bố trí dân cư và định cư đối với
các hộ dân sống trong khu vực thường xuyên bị sạt lở, ngập nước.
- Về vốn và cơ chế, chính sách tài
chính về nhà ở:
+ Huy động tất cả các nguồn lực tài
chính hợp pháp, kêu gọi đầu tư, khai thác các nguồn vốn từ Trung ương thông qua
các chương trình, dự án hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng xã hội có khó khăn về
nhà ở, khu vực thiên tai, bão lũ,...
+ Tận dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ
từ Trung ương, vốn vay từ ngân hàng chính sách, nguồn vốn huy động hợp pháp từ
các mạnh thường quân, nhà hảo tâm và vận động cộng đồng hỗ trợ xây dựng nhà ở
cho hộ gia đình chính sách, hộ có công, hộ nghèo khó khăn về nhà ở; tạo điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp, chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội tiếp
cận nguồn vốn vay ưu đãi theo quy định.
+ Hàng năm, UBND các cấp có trách nhiệm
bố trí nguồn vốn ngân sách chi cho đầu tư phát triển nhà ở để đảm bảo thực hiện
đạt được các mục tiêu đề ra.
- Về chính sách quản lý và phát triển
thị trường nhà ở:
+ Đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc
biệt là nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội để làm căn
cứ quản lý, điều hành việc phát triển nhà ở của từng địa phương.
+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc
chấp hành quy định về pháp luật nhà ở, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh
doanh nhà ở có hành vi vi phạm pháp luật.
+ Đẩy mạnh công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; thực hiện các biện pháp để đảm bảo tính công khai, minh bạch của
các giao dịch trên thị trường nhà ở.
- Về phát triển nhà ở cho các đối tượng
xã hội:
+ Thống nhất về nhận thức và hành động
của các ngành, các cấp trong việc nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách và thực
hiện hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng xã hội gặp khó khăn về chỗ ở.
+ Tập trung phát triển nhà ở xã hội
thông qua các hình thức Nhà nước đầu tư từ ngân sách; đồng thời khuyến khích
các nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thông qua các chính sách ưu đãi khác theo
quy định của pháp luật.
+ Trong quá trình lập, thẩm định và
phê duyệt quy hoạch (quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất)
phải xác định rõ quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội.
- Về ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Thực hiện việc di dời các hộ dân sống
trong khu vực có nguy cơ sạt lở để bố trí tái định cư vào trong các cụm, tuyến
dân cư; đồng thời kết hợp lồng ghép với chương trình chống sạt lở ven sông,
kênh, rạch để giữ đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Tuyên truyền và tập huấn cho người
dân có nhận thức đầy đủ về những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với
dân sinh và phát triển nhà ở, tạo sự đồng thuận, góp sức của các tầng lớp nhân
dân trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Giải pháp tổ chức bộ máy phát triển
và quản lý nhà ở:
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy
quản lý và phát triển nhà ở tại địa phương nhằm tăng cường lực lượng quản lý,
kiểm soát lĩnh vực phát triển nhà ở.
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý và phát triển nhà
ở cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực nhà ở các cấp để đảm bảo đáp ứng đòi hỏi ngày
càng cao của công tác phát triển và quản lý nhà ở trong thời gian tới.
- Về thông tin, tuyên truyền, vận động:
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền vận động các tầng lớp dân cư thay đổi phương thức, tập
quán từ hình thức ở nhà riêng lẻ sang căn hộ chung cư; tăng cường tham gia hỗ
trợ, giúp đỡ nhau trong cải tạo, xây dựng nhà ở.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn,
tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,
các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc
thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân
tỉnh Tiền Giang khóa VIII, kỳ họp thứ 14 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày,
kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- UB Thường vụ Quốc hội;
- VP. Quốc hội, VP. Chính phủ;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính;
- Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Vụ Công tác đại biểu (VPQH);
- Vụ IV (VPCP);
- Cơ quan TT Bộ Nội vụ;
- Các đ/c UVBTV Tỉnh ủy;
- UBND, UB.MTTQ tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- ĐB.Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang;
- ĐB.HĐND tỉnh;
- TT.HĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- TT.HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo Ấp Bắc;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Danh
|