Nghị quyết 13/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 13/2012/NQ-HĐND
Ngày ban hành 12/07/2012
Ngày có hiệu lực 22/07/2012
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Hà Ban
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2012/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 12 tháng 7 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THÔNG QUA QUY HOẠCH TỔNG THỂ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 46/TTr-UBND ngày 15/6/2012 về việc thông qua Quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến tham gia của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025 với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ. Đến năm 2015 cơ bản định hình quy mô sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực (cao su, cà phê, đàn trâu, bò…) để giai đoạn tiếp theo phát triển nông nghiệp theo chiều sâu. Dự báo giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 9%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 8%/năm trong giai đoạn tiếp theo.

- Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đến khai thác, chế biến lâm sản và dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái, đảm bảo nguyên tắc bền vững và hiệu quả.

- Phát triển thủy sản nhằm từng bước cung cấp đủ tiêu dùng tại địa phương, góp phần đảm bảo an ninh dinh dưỡng, tạo thêm việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

- Giá trị sản xuất và cơ cấu tổng sản phẩm: Giá trị sản xuất (theo giá so sánh) ngành nông lâm ngư nghiệp đến năm 2015 đạt 2.077 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 3.047,3 tỷ đồng; về cơ cấu, giá trị tổng sản phẩm ngành nông, lâm ngư nghiệp đến năm 2015 chiếm 33%, đến năm 2020 chiếm 25,1% tổng giá trị sản phẩm toàn tỉnh.

- Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 là 8,8%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 8%/năm. Trong đó: Giai đoạn 2011-2015 nông nghiệp tăng khoảng 9%/năm, lâm nghiệp tăng 4,8%/năm, thuỷ sản tăng 9,3%/năm; giai đoạn 2016-2020 nông nghiệp tăng khoảng 8,1%/năm, lâm nghiệp tăng 4,4%/năm, thuỷ sản tăng 8%/năm.

3. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực và sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu giai đoạn 2011-2020, định hướng 2025

3.1. Định hướng sử dụng đất giai đoạn 2011-2020

Stt

Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010

Dự kiến 2015

Dự kiến 2020

 

Tổng diện tích tự nhiên

968.960,6

968.960,6

968.960,6

1

Đất nông nghiệp

856.572,7

864.154,2

887.953,0

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

195.347,4

180.385,5

188.151,1

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

115.795,1

94.013,4

82.013,4

1.1.1.1

Đất trồng lúa

17.702,8

17.384,0

17.276,8

1.1.1.1.1

Đất chuyên trồng lúa

11.276,8

11.199,0

11.276,8

1.1.1.1.2

Đất trồng lúa nước còn lại

4.094,1

4.083,3

4.035,6

1.1.1.1.3

Đất trồng lúa nương

2.332,0

2.101,7

1.946,4

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

97.750,0

76.629,4

64.736,6

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

79.552,3

86.372,1

106.137,8

1.1.2.1

Đất trồng cây CN lâu năm

74.556,7

79.509,7

97.161,4

1.1.2.2

Đất trồng cây ăn quả lâu năm

394,4

2.827,9

5.841,5

1.1.2.3

Đất trồng cây lâu năm khác

4.601,1

4.034,5

3.134,9

1.2

Đất lâm nghiệp

660.521,7

682.677,7

698.446,3

1.2.1

Đất rừng sản xuất

397.914,7

393.345,8

395.056,3

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

171.831,4

195.846,0

208.187,0

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

90.775,6

93.486,0

95.203,0

2

Đất phi nông nghiệp

42.975,2

58.028,5

74.653,0

3

Đất chưa sử dụng

69.412,8

46.777,9

6.354,6

3.2. Quy hoạch phát triển lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2025

3.2.1. Sản xuất lương thực: Tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi để đến năm 2020, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt: 37.500 ha, trong đó, diện tích lúa: 25.500 ha (lúa Đông xuân: 8.500 ha, lúa mùa: 17.000 ha); diện tích ngô: 12.000 ha; áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản lượng lương thực có hạt 172.150 tấn, góp phần giải quyết an ninh lương thực tại chỗ.

3.2.2. Phát triển cây cao su: Rà soát chi tiết quỹ đất, trong đó tập trung vào đất chưa sử dụng, đất trồng sắn, đất trồng cây hàng năm khác kém hiệu quả, đất lâm nghiệp đảm bảo các tiêu chí theo quy định có thể chuyển đổi... tiến hành trồng thử nghiệm một số giống cao su chịu lạnh ở huyện Kon Plong và huyện Tu Mơ Rông, phấn đấu đến năm 2020 quy mô diện tích cao su toàn tỉnh đạt 90.000 ha.

- Trong giai đoạn 2011-2015: Huy động nguồn lực để nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có trên cơ sở đầu tư, thay thế thiết bị cũ, lạc hậu bằng việc ưu tiên lựa chọn các công nghệ chế biến cao su tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, ít tiêu hao nhiên liệu, tận dụng tối đa nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất nhằm tạo ra nhiều loại sản phẩm (mủ cốm, mủ kem, mủ cao su kỹ thuật) với cơ cấu hợp lý, có chất lượng ổn định, phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư các nhà máy chế biến sản phẩm từ cao su với công suất 3 triệu sản phẩm/năm để sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao (cao su công nghiệp, cao su y tế, cao su tiêu dùng…).

3.2.3. Phát triển cà phê: Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất với những diện tích có điều kiện tưới; chuyển đổi những vườn cà phê già cỗi, kém hiệu quả sang các loại cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế hơn; phát triển diện tích cà phê chè vùng Đông Trường sơn (địa bàn các huyện Đăk Glei, Kon Plong, Tu Mơ Rông).

- Tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh theo chiều sâu, chú ý đến tất cả các khâu từ gieo trồng, chăm sóc, thu hái, công nghệ sau thu hoạch và hệ thống chế biến để đảm bảo chất lượng cà phê theo tiêu chuẩn VietGap phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Phấn đấu đến năm 2015 chế biến được 6 ngàn tấn cà phê bột và đến năm 2020 là 10 ngàn tấn.

3.2.4. Phát triển mía: Rà soát chi tiết quỹ đất để lập quy hoạch chi tiết vùng phát triển nguyên liệu mía, từ đó đề xuất các cơ chế chính sách như cho vay vốn ưu đãi, thực hiện tốt công tác liên kết trong việc sản xuất, tiêu thụ và chế biến mía đường để nâng diện tích mía lên khoảng 2.500 ha và ổn định đến năm 2020; đồng thời, thực hiện tốt công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đưa năng suất mía từ 490 tạ/ha như hiện nay lên 700 tạ/ha để đáp ứng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến đường của tỉnh..

[...]