Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 12/2009/NQ-HĐND bổ sung mục tiêu và giải pháp tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng gia đình văn hóa giai đoạn 2005-2010; Chương trình phòng, chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2006-2010; Chiến lược dân số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007-2010 tầm nhìn đến năm 2020

Số hiệu 12/2009/NQ-HĐND
Ngày ban hành 22/07/2009
Ngày có hiệu lực 01/08/2009
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Huỳnh Văn Be
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
 TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2009/NQ-HĐND

Bến Tre, ngày 22 tháng 7 năm 2009

VỀ BỔ SUNG MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2010; CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006-2010; CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2007-2010 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 17

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Sau khi nghe Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo sơ kết thực hiện: Đề án xây dựng gia đình văn hóa tỉnh Bến Tre giai đoạn 2005-2010; kết quả thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm giai đoạn 2006-2009; Tờ trình số 2111/TTr-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2009 về việc điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết số 08/ 2007/NQ-HĐND ngày 02 tháng 5 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chiến luợc dân số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007-2010 tầm nhìn đến năm 2020;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Về Đề án xây dựng gia đình văn hóa giai đoạn 2005-2010

Bổ sung các mục tiêu và giải pháp cụ thể sau:

1. Mục tiêu:

a) Phấn đấu vận động mỗi năm có trên 13.000 hộ chấm cờ thi đua xây dựng gia đình văn hóa (để đến năm 2010 đạt 100% hộ chấm cờ gia đình văn hóa).

b) Công nhận mới trên 3.000 hộ gia đình văn hóa (để đến năm 2010 đạt trên 90% hộ được công nhận gia đình văn hóa).

c) Đạt 55% xã, phường, thị trấn văn hóa.

d) Phấn đấu có 02 huyện đạt 100% xã (phường, thị trấn) đạt chuẩn văn hóa.

đ) Huyện Châu Thành cơ bản đạt tiêu chí huyện văn hóa.

2. Giải pháp thực hiện:

a) Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa chính quyền với Mặt trận, các đoàn thể và các ngành trong cuộc vận động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trong đó trọng tâm và trước hết là xây dựng gia đình văn hóa, phát huy tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên, đoàn viên hội viên trong xây dựng gia đình văn hóa. Thực hiện nếp sống có văn hóa.

b) Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa các cấp; nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của mọi người làm cho các nội dung tiêu chuẩn, tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa thành nếp sống hàng ngày của mọi người, mọi nhà. Tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình.

d) Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, vận động, triển khai nội dung xây dựng và nâng chất gia đình văn hóa, ấp, khu phố, xã, phường văn hóa cho thành viên các Ban Chỉ đạo, Ban Vận động và cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân, nhằm nâng nhận thức mới về xây dựng đời sống văn hóa trong toàn xã hội, đảm bảo độ bền vững của phong trào.

đ) Đầu tư, hỗ trợ lại trang thiết bị cho ấp, khu phố đã nhận trang thiết bị từ 8 đến trên 10 năm.

Điều 2. Về Chương trình phòng, chống tệ nạn xã hội giai đoạn 2006-2010

Bổ sung các giải pháp tiếp tục thực hiện Chương trình phòng chống tệ nạn xã hội cụ thể như sau:

a) Gắn công tác xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

b) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đến tận hộ gia đình nhất là nhóm có nguy cơ cao. Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phong trào toàn dân phòng, chống tệ nạn xã hội; gắn việc phòng, chống các tệ nạn xã hội vào cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

c) Tăng cường sự phối hợp giữa ngành Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội phạm ma tuý, mại dâm, triệt phá kịp thời ổ nhóm, đường dây tội phạm ma tuý, mại dâm. Có biện pháp ngăn chặn, xử lý không để phát sinh mới tiến tới giảm dần tệ nạn mại dâm, ma tuý ra khỏi đời sống xã hội.

d) Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội nhằm đảm bảo công tác quản lý, giáo dục, điều trị bệnh, dạy nghề cho người nghiện ma tuý, người bán dâm trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc tại Trung tâm.

đ) Các xã, phường, thị trấn thường xuyên quản lý tốt địa bàn, nắm chắc tình hình tệ nạn ma tuý, mại dâm, diễn ra để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng pháp luật. Những địa bàn đạt chuẩn lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm và được công nhận danh hiệu văn hóa, cần giữ vững và nâng cao chất lượng, kịp thời ngăn chặn và xóa bỏ không để phát sinh đối tượng và tụ điểm hoạt động ma tuý, mại dâm.

e) Chính quyền các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục, hỗ trợ, tạo việc làm ổn định cho người nghiện ma túy, người bán dâm khi tái hòa nhập cộng đồng nhằm kéo giảm tỷ lệ tái nghiện, tái phạm.

Điều 3. Về Chiến lược dân số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007-2010 tầm nhìn đến năm 2020

Sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu, giải pháp thực hiện Chiến lược dân số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 08/2007/NQ-HĐND ngày 02 tháng 5 năm 2007 với những nội dung cụ thể như sau:

[...]