Nghị quyết 12/2004/NQ-HĐND về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa VII, nhiệm kỳ 2004 - 2009
Số hiệu | 12/2004/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 16/07/2004 |
Ngày có hiệu lực | 16/07/2004 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Nguyễn Bá Thanh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2004/NQ-HĐND |
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 07 năm 2004 |
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KHOÁ VII, NHIỆM KỲ 2004- 2009
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHOÁ VII, NHIỆM KỲ 2004- 2009, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11. 2003;
Theo Tờ trình số 54 ngày 12.7.2004 của Thường trực HĐND thành phố về dự thảo Quy chế hoạt động của HĐND thành phố Đà Nẵng khoá Vll, nhiệm kỳ 2004- 2009 và ý kiến của các vị đại biểu HĐND,
QUYẾT NGHỊ
Thường trực HĐND thành phố tiếp thu ý kiến tham gia của các vị đại biểu HĐND, bổ sung, hoàn chỉnh trước khi ban hành.
Nơi nhận: |
TM. HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN TP ĐÀ NẴNG |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐÔNG
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KHOÁ VII, NHIỆM KỲ 2004- 2009
(Ban hành kèm theo Nghị quyêt sô 12 / NQ HDND ngày
16 tháng 7 năm 2004 của Hội đồng nhân
dân thành phô Dà Nằng khoá VII, nhiệm kỳ 2004- 2009)
ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Điều 1: Trách nhiệm chung của đại biểu HĐND thành phố
Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là đại biểu HĐND thành phố) là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành phố Đà Nẵng, có trách nhiệm gương mẫu chấp hành và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là HĐND thành phố), thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ công dân, đồng thời thực hiện Tổt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu nhân dân theo quy định của pháp luật với tinh thần trách nhiệm cao; giữ gìn phấm chất đạo đức, xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân; nghiên cứu và nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các kiến thức về luật pháp, tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương để tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của HĐND thành phố.
Điều 2: Trách nhiệm tham gia kỳ họp, cuộc họp
Đại biểu HĐND thành phố có trách nhiệm tham dự đầy dủ các kỳ họp của HĐND thành phố, các cuộc họp do Thường trực HĐND thành phố, Trưởng ban các Ban HĐND thành phố hoặc Tổ Trưởng Tổ đại biểu HĐND thành phố triệu tập mà đại biểu là thành viên. Khi không tham đự họp được phải có lý do, phải báo cáo và được người chủ toạ kỳ họp, chủ trì cuộc họp chấp thuận.
- Khi tham dự kỳ họp, đại biểu HĐND thành phố phải đeo phù hiệu đại biểu HĐND thành phố do Thường trực HĐND thành phố quy định; nghiên cứu các văn bản, theo dõi các báo cáo, đề án trình tại kỳ họp, tích cực tham gia thảo luận, tranh luận và chất vấn tại kỳ họp;
- Đại biểu HĐND thành phố có trách nhiệm tham gia các kỳ họp của HĐND cấp dưới trực tiếp nói bầu ra mình khi được mời để nắm vững tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND cấp mình, việc chấp hành pháp luật và kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên dịa bàn; tham gia ý kiến về những biện pháp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, thông báo về kết quả hoạt động của HĐND thành phố, những vấn đề mà HĐND thành phố đã có Nghị quyết.
Điều 3: Thực hiện quyền chất vắn của đại biểu HĐND THÀNH PHỐ
5. Đại biểu HĐND thành phố có quyền và trách nhiệm thực hiện quyền chất vấn;
6. Khi thực hiện quyền chất vấn, dại biểu HĐND thành phố cần tìm hiếu kỹ những vấn đề mà mình chất vấn và chất vấn đúng đối tượng.
Tổ chức hoặc cá nhân bị chất vấn có trách nhiệm trả lời rõ ràng, đầy dủ, đúng trọng tâm nội dung chất vấn của đại biểu HĐND thành phố;
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2004/NQ-HĐND |
Đà Nẵng, ngày 16 tháng 07 năm 2004 |
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KHOÁ VII, NHIỆM KỲ 2004- 2009
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHOÁ VII, NHIỆM KỲ 2004- 2009, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11. 2003;
Theo Tờ trình số 54 ngày 12.7.2004 của Thường trực HĐND thành phố về dự thảo Quy chế hoạt động của HĐND thành phố Đà Nẵng khoá Vll, nhiệm kỳ 2004- 2009 và ý kiến của các vị đại biểu HĐND,
QUYẾT NGHỊ
Thường trực HĐND thành phố tiếp thu ý kiến tham gia của các vị đại biểu HĐND, bổ sung, hoàn chỉnh trước khi ban hành.
Nơi nhận: |
TM. HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN TP ĐÀ NẴNG |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐÔNG
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KHOÁ VII, NHIỆM KỲ 2004- 2009
(Ban hành kèm theo Nghị quyêt sô 12 / NQ HDND ngày
16 tháng 7 năm 2004 của Hội đồng nhân
dân thành phô Dà Nằng khoá VII, nhiệm kỳ 2004- 2009)
ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Điều 1: Trách nhiệm chung của đại biểu HĐND thành phố
Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là đại biểu HĐND thành phố) là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành phố Đà Nẵng, có trách nhiệm gương mẫu chấp hành và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là HĐND thành phố), thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ công dân, đồng thời thực hiện Tổt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu nhân dân theo quy định của pháp luật với tinh thần trách nhiệm cao; giữ gìn phấm chất đạo đức, xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân; nghiên cứu và nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các kiến thức về luật pháp, tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương để tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của HĐND thành phố.
Điều 2: Trách nhiệm tham gia kỳ họp, cuộc họp
Đại biểu HĐND thành phố có trách nhiệm tham dự đầy dủ các kỳ họp của HĐND thành phố, các cuộc họp do Thường trực HĐND thành phố, Trưởng ban các Ban HĐND thành phố hoặc Tổ Trưởng Tổ đại biểu HĐND thành phố triệu tập mà đại biểu là thành viên. Khi không tham đự họp được phải có lý do, phải báo cáo và được người chủ toạ kỳ họp, chủ trì cuộc họp chấp thuận.
- Khi tham dự kỳ họp, đại biểu HĐND thành phố phải đeo phù hiệu đại biểu HĐND thành phố do Thường trực HĐND thành phố quy định; nghiên cứu các văn bản, theo dõi các báo cáo, đề án trình tại kỳ họp, tích cực tham gia thảo luận, tranh luận và chất vấn tại kỳ họp;
- Đại biểu HĐND thành phố có trách nhiệm tham gia các kỳ họp của HĐND cấp dưới trực tiếp nói bầu ra mình khi được mời để nắm vững tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND cấp mình, việc chấp hành pháp luật và kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên dịa bàn; tham gia ý kiến về những biện pháp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, thông báo về kết quả hoạt động của HĐND thành phố, những vấn đề mà HĐND thành phố đã có Nghị quyết.
Điều 3: Thực hiện quyền chất vắn của đại biểu HĐND THÀNH PHỐ
5. Đại biểu HĐND thành phố có quyền và trách nhiệm thực hiện quyền chất vấn;
6. Khi thực hiện quyền chất vấn, dại biểu HĐND thành phố cần tìm hiếu kỹ những vấn đề mà mình chất vấn và chất vấn đúng đối tượng.
Tổ chức hoặc cá nhân bị chất vấn có trách nhiệm trả lời rõ ràng, đầy dủ, đúng trọng tâm nội dung chất vấn của đại biểu HĐND thành phố;
7. Giữa hai kỳ họp, việc trả lời chất vấn được thực hiện bằng văn bản gửi đến Thường trực HĐND thành phố và đại biểu trực tiếp chất vấn. Nội đung chất vấn và trả lời chất vấn có thể được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nêu xét thấy nội dung trả lời chất vấn chưa đầy đủ, người chất vấn có quyền yêu cầu được trả lời rõ hơn. Trong trũòng hợpcần thiết, đại biểu HĐND thành phố có quyền đề nghị chủ toạ kỳ họp đưa vấn đề ra thảo luận tại kỳ họp. Khi cần thiết, HĐND thành phố ra Nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của cơ quan hoặc cá nhân bị chất vấn.
Điều 4: Tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố
- Đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri theo đơn vị bầu cử và theo từng xã, phường. Tại các buối tiếp xúc cử tri, các đại biểu HĐND thành phố ở cùng một đơn vị bầu cử ra một người làm Thư ký để ghi biên bản các ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi Tổ Trưởng Tổ đại biểu HĐND thành phố chậm nhất là 2 ngày sau buổi tiếp xúc cử tri. Chậm nhất là 3 ngày, kế từ ngày nhận được biên bản ý kiến của các Thư ký, Tổ trưổng Tổ đại biểu HĐND thành phố Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở các đơn vị bầu cử gửi Thường trực HĐND thành phố với nội dung sau:
Những ý kiến kiến nghị, đề xuất hoặc yêu cầu trả lời của cử tri đối với đại biểu HĐND thành phố, Thường trực HĐND thành phố, ủy ban nhân dân thành phố ( sau đây viết tắt là UBND thành phố) và đối với các cơ quan, tổ chức liên quan.
- Việc Tổng hợp ý kiến, kiến nghị phải được phân loại theo từng lĩnh vực kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh và chỉ tập hợp các ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố.
- Đại biểu HĐND thành phố có trách nhiệm giám sát việc trả lời ý kiến cử tri. Trong trường hợp cần thiết có thế đề nghị Thường trực HĐND thành phố đưa vấn đề ra xem xét thảo luận tại kỳ họp HĐND thành phố.
Ngoài việc tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND thành phố phải dành thời gian thích đáng để tìm hiểu nguyện vọng của công dân, những ý kiến tham gia xây dựng chính quyền ở đơn vị bầu cử.
- Định kỳ 6 tháng một lần đại biểu HĐND thành phố có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản thực hiện nhiệm vụ đại biểu cho Thường trực HĐND thành phố và ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố (sau đây viết tắt là UBMTTQVN thành phố). Đại biểu là thành viên của các Ban của HĐND thành phố còn phải liên hệ báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ được bàn giao;
- Mỗi năm một lần đại biểu HĐND thành phố báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình.
Điều 6: Đánh giá hoạt động của đại biểu HĐND thành phố
Việc thực hiện các quy định nêu tại các điều 1,2,3,4 và 5 Quy chế này là căn cứ để đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND thành phố và bình xét thi đua, khen THƯỜNG cuối nhiệm kỳ.
Điều 7: Cung cấp thông tin cho đại biểu HĐND thành phố
Trong nhiệm kỳ hoạt động của mình, đại biểu HĐND thành phố được cung cấp các thông tin sau:
1. Các văn bản có liên quan đến hoạt động của HĐND thành phố;
2. Các Nghị quyết của HĐND thành phố, các văn bản, báo cáo, các đề án có liên quan trước, trong và sau kỳ họp HĐND thành phố;
3. Các báo cáo định kỳ của các Cơ quan, ban, ngành, địa phưong có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đại biểu HĐND thành phố;
4. Báo " Người đại biểu nhân dân";
5. Kỷ yếu các kỳ họp HĐND thành phố;
6. Các thông tin có liên quan khác.
Điều 8: Hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND thành phố
1. Các đại biểu HĐND thành phố cùng được bầu tại một quận, huyện hợp thành Tổ đại biểu, số lượng và danh sách Tổ đại biểu do Thường trực HĐND thành phố quyết định. Mỗi Tổ đại biểu cử Tổ Trưởng, Tổ phó để điều hành công việc của Tổ.
2. Các thành viên trong Tổ đại biểu có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp do Tổ Trưởng triệu tập, chấp hành sự phân công của Tổ Trưởng Tổ đại biểu trong việc tiếp xúc cử tri, quan hệ chặt chẽ vổi chính quyền, cơ quan đơn vị, nhân dân tại đơn vị bầu cử để nắm tình hình, nguyện vọng nhân dân và phản ánh trong các phiên họp Tổ đại biểu, đồng thời báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp HĐND thành phố.
3. Tổ trưởng Tổ đại biểu có trách nhiệm:
a/ Điều khiển các phiên họp Tổ; Tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu trong Tổ để phản ánh với Thường trực HĐND thành phố;
b/ Phối hợp với UBMTTQVN thành phố, Thường trực HĐND quận, huyện Tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri theo luật định và Tổng hợp báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri về Thường trực HĐND thành phố;
c/ Căn cứ vào chương trình hoạt động hàng năm của HĐND thành pho, chủ động tổ chức giám sát về các lĩnh vực trên địa bàn hoạt động của Tổ; phối hợp với các Đoàn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND thành phố để thực hiện nhiệm vụ của Đoàn giám sát;
4. Trước kỳ họp HĐND thành phố, Tổ đại biểu sinh hoạt để nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đóng góp ý kiến cho kỳ họp, đồng thời tổ chức kiểm điểm, đánh giá tình hình hoạt động của Tổ và bàn kế hoạch công tác của Tổ.
Các cuộc sinh hoạt của Tổ đại biểu HĐND thành phố phải ghi thành biên bản và gửi về Thường trực HĐND thành phố.
KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Điều 9: Gửi tài liệu phục vụ kỳ họp
1. Các tài liệu chính thức của kỳ họp HĐND thành phố phải được gửi đến đại biểu HĐND thành phố chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Các báo cáo, đề án của UBND thành phố và các cơ quan liên quan trình kỳ họp phải được gửi đến Thường trực HĐND thành phố, các Ban của HĐND thành phố chậm nhất là mưòi lăm ngày trưốc ngày khai mạc kỳ họp và các văn bản đó phải là văn bản chính thức trình tại kỳ họp;
2. Trong trường hợp các báo cáo, đề án gửi đến chậm hòn thời hạn quy định nêu trên hoặc văn bản gửi không phải là văn bản chính thức theo quy định mà các Ban HĐND thành phố không thể thực hiện nhiệm vụ thẩm tra thì các cơ quan dự thảo báo cáo, đề án chịu trách nhiệm trước HĐND thành phố.
Điều 10: Thành phần khách mời dự kỳ họp
1. Đại biểu Quốc hội được bầu tại thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch UBMTTQVN thành phố, người đứng đầu các tổ chức đoàn thể nhân dân của thành phố và đại diện cử tri được mời tham dự kỳ họp HĐND thành phố;
2. Tùy theo tính chất, chưong trình nội dung kỳ họp, Thường trực HĐND thành phố mời đại diện các cơ quan, đoàn thế, Tổ chức chính tri, tổ chức xã hôi, các tổ chức cá nhân khác ổ đĩa
phưong với thành phần phù họp.
Điều 11: Chuẩn bị trước kỳ họp
Thời gian, nội dung chưong trình làm việc của ký họp HĐND thành phố do Thường trực HĐND thành phố, UBND thành phố và Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban của HĐND thành phố thống nhất dự kiến trước khi trình kỳ họp thông qua. Thời giandành cho mỗi kỳ họp HĐND thành phố phải thoả đáng và phù hợp với nội dung và yêu cầu của kỳ họp, trong đó thời gian giành cho việc thảo luận và chất vấn của đại biểu HĐND thành phố ít nhất bằng hai phần ba quỹ thời gian của toàn kỳ họp.
Điều 12: Chất vấn và thảo luận tại kỳ họp
1. Ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND thành phố, của người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND thành phố phải ngắn gọn, đúng trọng tâm;
2. Thời gian Tổi đa không quá 5 phút cho người chất vấn và không quá 15 phút cho người trả lời chất vấn, người tham gia thảo luận tại kỳ họp;
3. Việc trả lời chất vấn của đại biểu HĐND thành phố tại kỳ họp HĐND thành phố có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc trả lời miệng;
4. Những ý kiến chất vấn, trả lời chất vấn và phát biểu thảo luận của đại biểu HĐND thành phố phải được ghi đầy đủ vào biên bản kỳ họp.
Điều 13: Thông qua Nghị quyết kỳ họp
1. Nghị quyết kỳ họp của HĐND thành phố phải được quá nửa tổng số đại biểu HĐND thành phố biểu quyết tán thành, trừ trường họp bãi nhiệm đại biểu HĐND thành phố phải được ít nhất hai phần ba Tổng sổ đại biểu biểu quyết tán thành;
2. Nghị quyết và biên bản các phiên họp HĐND thành phố phải do Chủ tịch HĐND thành phố ký chứng thực.
Điều 14: Triển khai công việc sau kỳ họp
Chậm nhất 15 ngày kế từ ngày bế mạc kỳ họp, Thường trực HĐND thành phố có trách nhiệm:
Tổ chức họp liên tịch với UBND thành phố, UBMTTQVN thành phố, các Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban của HĐNDthành phố để đánh giá tình hình Tổ chức và phục vụ kỳ họp, bàn biện pháp hưóng dẫn, triến khai có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố;
- Đôn đốc các Tổ đại biểu HĐND thành phố tổ chức để các đại biểu HĐND thành phố báo cáo kết quả của kỳ họp HĐND thành phố với cử tri ở đơn vị bầu cử, phố biến Nghị quyết của HĐND thành phố.
THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Điều 15: Thường trực HĐND thành phố
1. Thường trực HĐND thành phố gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và uỷ viên thường trực. Thường trực HĐND thành phố thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 53 Luật Tổ chức HĐND và UBND, các văn bản pháp luật có liên quan và quy định tại Quy chế này.
Thường trực HĐND thành phố hoạt động Thường xuyên, bảo đảm việc tổ chức các hoạt động của HĐND thành phố; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND thành phố;
2. Chủ tịch HĐND thành phố điều khiển các hoạt động của Thường trực HĐND thành phố và phân công nhiệm vụ cụ thế cho Phó Chủ tịch, uỷ viên Thường trực để bảo đảm cho Thường trực HĐND thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình do pháp luật quy định.
Điều 16: Trách nhiệm của Thường trực HĐND thành phố trong việc triệu tập kỳ họp.
1. Phối hợp với UBND thành phố chuẩn bị dự kiến chương trình kỳ họp, các báo cáo, đề án trình HĐND thành phố thông qua.
Chậm nhất là 30 ngày trước ngày triệu tập kỳ họp Thường lệ, Thường trực HĐND thành phố họp với UBND thành phố, cácTrưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND thành phố quyết định dự kiến chương trình và những vấn đề khác có liên quan đến kỳ họp và giao cho các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung kỳ họp. Chủ tịch uỷ ban MTTQVN thành phố được mời dự cuộc họp này;
2. Quyết định và thông báo kỳ họp HĐND thành phố; công bố dự kiến chương trình kỳ họp;
3. Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn thành phố để báo cáo tại kỳ họp;
4. Bảo đảm việc chuẩn bị các dự thảo Nghị quyết kỳ họp HĐND thành pho ’
Điều 17: Trách nhiệm của Thường trực HĐND thành phố trong việc chủ tọa kỳ họp
8. Điều khiển các phiên họp theo chương trình đã được HĐND thành phố thông qua;
9. Bảo đảm thảo luận dân chủ; tạo điều kiện để các đại biểu tham gia đóng góp các ý kiến; lấy biểu quyết về những vấn đề được đưa ra thảo luận khi xét thấy cần thiết;
10. Chỉ đạo việc tổng hợp ý kiến đại biểu và tiếp thu chỉnh lý đề án theo ý kiến của các đại biểu.
1. Yêu cầu UBND thành phố, các cơ quan Nhà nước ở địa phương báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản về tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố; thi hành các biện pháp cần thiết để bảo dảm thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố;
- Tổ chức các Đoàn giám sát thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố;
- Khi phát hiện có sai phạm trong việc thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố hoặc những sai phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đòi sống của nhân dân thành phố, Thường trực HĐND thành phố có quyền yêu cầu UBND thành phố, các cơ quan Nhà nưổc ở địa phương xem xét, xử lý và báo cáo kết quả với Thường trực HĐND thành phố trong thời hạn do Thường trực HĐND thành phố quy định. Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND thành phố có thể trình ra kỳ họp gần nhất hoặc triệu tập kỳ họp bất thường để HĐND thành phố xem xét, quyết định;
- Phối hợp với UBND thành phố giải quyết những vấn đề nảy sinh khi thực hiện Nghị quyết về nhiệm vụ trong năm của HĐND thành phố giữa hai kỳ họp HĐND thành phố; điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố theo đề nghị của UBND thành phố, các Ban của HĐND thành phố và báo cáo để HĐND thành phố xem xét tại kỳ họp gần nhất.
1 Phân công các Ban của HĐND thành phố thẩm tra các báo cáo, đề án trình HĐND thành phố xem xét, quyết định;
2. Điều hòa, phối hợp hoạt động giám sát của các Ban của HĐND thành phố; Tổng hợp kết quả giám sát trình HĐND thành phố xem xét, quyết định xử lý theo thẩm quyền;
3. Điều hòa, phối hợp chương trình hoạt động của các Ban của HĐND thành phố và đôn đốc các Ban hoạt động;
4. Tham dự các phiên họp của các Ban của HĐND thành phố khi xét thấy cần thiết;
- Tổ chức và chủ trì các cuộc họp hàng tuần, hàng tháng của Thường trực HĐND thành phố và các Trưởng ban, Phó Trưởng ban HĐND thành phố; khi cần thiết mời Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc các thành viên khác của các Ban của HĐND thành phố tham gia hoạt động của Thường trực HĐND thành phố.
1. Đôn đốc các Tổ đại biểu tổ chức để đại biểu HĐND thành pho tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri về hoạt động của HĐND thành phố và việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố;
2. Tiếp nhận các kiến nghị, chất vấn của đại biểu HĐND thành phố để chuyên đến người bị chất vấn, đến các cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan để trả lời chất vấn hoặc xem xét xử lý giải quyết theo thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị của đại biểu HĐND thành phố; tổng hợp, báo cáo trước HĐND thành phố những kiến nghị đó và kết quả giải quyết của các cơ quan, tổ chức hữu quan;
3. Theo dõi, đôn dóc việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với đại biểu HĐND thành phố.
1. Tổ chức việc tiếp dân của HĐND thành phố định kỳ tháng một lần nhận các đơn thư kiến nghị, khiếu nại tố cáo của công dân và chuyển đến tổ chức. người có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Tổ chức. người có thẩm quyền phải giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân và báo cáo bằng văn bản để Thường trực HĐND thành phố biết kết quả giải quyết theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
2. Giúp HĐND thành phố xem xét việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, phản ánh của các cơ quan thông tin đại chúng đối vổi hoạt động của HĐND thành phố, đại biểu HĐND thành phố;
3. Đôn đốc, kiểm tra tp chức, người có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, Tố cáo của công dân;
4. Đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, chậm được giải quyết, Thường trực HĐND thành phố có thể thành lập Đoàn giám sát để kiểm tra việc giải quyết của cơ quan chức năng. Cơ quan chức năng phải báo cáo kết quả xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, Tố cáo trong thời hạn do Đoàn giám sát quyết định.
Điều 22: Chương trình công tác, chế độ họp của Thường trực HĐND thành phố.
1. Căn cứ Nghị quyết về chương trình hoạt động của HĐND thành phố hàng năm, Thường trực HĐND thành phố xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, 6 tháng và năm;
2. Chế độ họp:
a/ Mỗi tuần một lần, Thường trực HĐND thành phố tổ chức họp giao ban với các Trưởng ban, Phó Trưởng ban HĐND thành phố để đánh giá tình hình công tác và triển khai công tác trong tuần tới;
b/ Mỗi tháng một lần, Thường trực HĐND thành phố họp với các Trưởng ban, Phó Trưởng ban HĐND thành phố. Mời đại diện UBND, UBMTTQVN thành phố và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố tham dự để đánh giá tình hình hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND thành phố; tình hình thực hiện pháp luật và Nghị quyết HĐND thành phố; dự kiến chương trình công tác của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND thành phố trong tháng tới; c/ Sáu tháng một lần, Thường trực HĐND thành phố tổ chức họp với Tổ Trưởng các Tổ đại biểu HĐND thành phố, đại diện Thường trực HĐND các quận, huyện để nắm tình hình hoạt động của đại biểu HĐND thành phố, tình hình thực thi pháp luật và Nghị quyết HĐND tại địa phương, bàn việc phối hợp đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố. Mời đại diện lãnh dạo UBMTTQVN thành phố tham dự và thông báo kết quả giám sát các hoạt động của đại biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND thành phố tại các đơn vị bầu cử;
d/ Ba tháng một lần Thường trực HĐND thành phố tổ chức họp giao ban với Thường trực HĐND các quận, huyện để nắm thông tin về tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố tại địa bàn các quận, huyện và Phối hợp hoạt động nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND thành phố, HĐND các quận, huyện.
CÁC BAN CỦA HỘI ĐÔNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Điều 23: Tổ chức các Ban của HĐND thành phố
- HĐND thành phố có 3 ban: Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hoá- xã hội và Ban Pháp chế, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 55 Luật Tổ chức HĐND và UBND, các văn bản pháp luật có liên quan và quy định tại Quy chế này;
- Số lượng thành viên của mỗi Ban do HĐND thành phố quyết định và được bầu chọn theo quy định tại điều 54 Luật Tổ chức HĐND và UBND. Trường hợp số lượng thành viên trong Ban bị khuyết, HĐND thành phố tổ chức bầu bổ sung để đảm bảo hoạt động của Ban;
Mỗi Ban của HĐND thành phố có ít nhất một chuyên viên giúp việc, có kinh phí hoạt động. Kinh phí này do các Ban lập dự trù và được đưa vào dự toán kinh phí hoạt động chung của HĐND thành phố hàng năm.
Điều 24: Chương trình công tác , chế độ họp của các Ban
1. Căn cứ vào chương trình hoạt động hàng năm của HĐND thành phố, các Ban của HĐND thành phố xây dựng chương trình công tác của Ban mình hàng tháng, hàng quý và hàng năm;
2. Ba tháng một lần, các Ban họp để kiểm điếm việc thực hiện chương trình công tác của Ban, bàn công tác quý sau và phân công cụ thể cho các thành viên trong Ban. Cuối mỗi năm, các Ban họp tổng kết đánh giá hoạt động của Ban trong năm. Trường hợp thành viên của Ban liên tục không tham gia hoạt động theo chương trình của Ban, đã được nhắc nhỏ nhiều lần nhưng chậm khắc phục thì Ban có thế thông qua Thường trực HĐND thành phố kiến nghị HĐND thành phố bãi nhiệm chức danh thành viên của Ban và bầu bổ sung thành viên khác để đảm bảo hoạt động của Ban theo quy định của pháp luật;
3. Sáu tháng một lần các Ban của HĐND thành phố Phối hợp tổ chức họp trao đổi kinh nghiệm hoạt động với các Ban của HĐND quận, huyện để nắm bắt thông tin và phối hợp trong hoạt động.
Điều 25: Hoạt động thẩm tra của các Ban
1. Các Ban của HĐND thành phố chịu trách nhiệm thẩm tra các báo cáo, đề án có nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Ban. Ngoài ra, các Ban còn thẩm tra các báo cáo, đề án theo sự phân công của HĐND thành phố hoặc Thường trực HĐND thành phố;
2. Việc chuẩn bị thẩm tra báo cáo, đề án được tiến hành theo trình tự:
a/ Cử thành viên của Ban tham gia các cuộc họp có liên quan, nghiên cứu các báo cáo, đề án do UBND thành phố hoặc các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố cung cấp;
b/ Yêu cầu cơ quan soạn thảo báo cáo, đề án, các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và trình bày về những vấn đề mà Ban quan tâm;
c/ Tổ chức họp lấy ý kiến những người có chuyên môn, am hiểu về vấn đề đó;
d/ Tổ chức khảo sát tình hình thực tế tại các địa phương, cơ sỏ về nhừng nội dung liên quan đến báo cáo, đề án;
- Việc thẩm tra báo cáo, đề án được tiến hành theo trình tự:
a/ Đại diện cơ quan soạn thảo báo cáo, đề án trình bày nội dung báo cáo, đề án;
b/ Đại diện cơ quan hữu quan phát triến ý kiến;
c/ Các thành viên của Ban thảo luận;
d/ Chủ toạ cuộc họp kết luận, lấy biểu quyết về những vấn đề được Ban nhất trí, chưa nhất trí và những ý kiến khác nhau, những kiến nghị sửa đổi, bổ sung;
đ/ Trên cơ sở ý kiến kết luận tại cuộc họp, Ban xây dựng báo cáo thẩm tra trình HĐND thành phố xem xét, quyết định tại kỳ họp HĐND thành phố;
- Báo cáo thẩm tra của các Ban của HĐND thành phố được Trưỗng ban thay mặt Ban trình bày tại kỳ họp HĐND thành phố. Nội dung của Báo cáo thẩm tra phải nêu được ý kiến đánh giá của Ban về báo cáo, đề án; nhừng vấn đề được Ban nhất trí, những vấn đề Ban không nhất trí hoặc còn có ý kiến khác nhau; những kiến nghị sửa đổi, bố sung để HĐND thành phố xem xét, quyết định.
Điều 26: Hoạt động giám sát của các Ban
1. Trong quá trình giám sát của Ban đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật, vi phạm Nghị quyết HĐND thành phố, các Ban của HĐND thành phố có quyền và có trách nhiệm yêu cầu bằng văn bản cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm chấm dứt các hành vi vi phạm, đồng thời báo cáo Thường trực HĐND thành phố và báo cáo HĐND thành phố tại kỳ họp gần nhất;
2. Các cơ quan, đơn vị phải có văn bản trả lời các Ban của HĐND thành phố (đồng gửi bậo cáo Thường trực HĐND thành phố ) chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu. Trường hợp các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm trong việc xử lý, giải quyết những sai phạm, chậm trả lời bằng văn bản thì các Ban của HĐND thành phố có thể thông qua Thường trực HĐND thành phố hoặc trực tiếp đưa vấn đề ra trước kỳ họp để HĐND thành phố xem xét, quyết định về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đó.
Điều 27: Quan hệ với UBND thành phố.
1. Thường trực HĐND thành phố, các Ban của HĐND thành phố phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố trong việc chuẩn bị dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp, các báo cáo, đề án trình ra HĐND thành phố; giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố giữa hai kỳ họp về nhiệm vụ kinh tế - xã hội của thành phố; theo dõi việc Tổ chức triến khai và thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố; thực hiện chúc năng kiểm tra, đôn đốc UBND thành phố trong việc thực hiện Nghị quyết HĐND thành phố theo luật định;
- Thường trực HĐND thành phố được mời dự các cuộc họp hàng tháng của UBND thành phố bàn về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - ngân sách, các nhiệm vụ khác liên quan đến HĐND thành phố và các cuộc họp Tổng kết công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố. Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban của HĐND thành phố được mời dự các cuộc họp của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố về những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ban;
- Chậm nhất 30 ngày trưỏc ngày khai mạc kỳ họp HĐND thành phố, Thường trực HĐND thành phố họp với UBND thành phố để thông báo nội dung trình tại kỳ họp và phân công các cơ quan chức năng chuẩn bị báo cáo, đề án. Tham dự cuộc họp có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên Thường trực HĐND thành phố, Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban của HĐND thành phố, đại diện UBND và UBMTTQVN thành phố. Ý kiến của người đại diện cho UBND và UBMTTQVN thành phố là ý kiến thay mặt cho UBND và UBMTTQVN thành phố.
Điều 28: Quan hệ với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố
1. Thường trực HĐND thành phố Phối hợp chặt chẽ với UBMTTQVN thành phố và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác; xây dựng mối quan hệ làm việc để hoàn thành Tổt nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật. Mỗi năm 2 lần vào giữa năm và cuối năm, Thường trực HĐND thành phố thông báo bằng văn bản đến UBMTTQVN thành phố về tình hình hoạt động của HĐND thành phố và nêu những kiến nghị của HĐND thành phố với UBMTTQVN thành phố.
Trong kỳ họp Thường lệ của HĐND thành phố, UBMTTQVN thành phố báo cáo về hoạt động của Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền, về những ý kiến kiến nghị của Mặt trận đói với HĐND thành phố, UBND thành phố và đại biểu HĐND thành phố;
2. UBMTTQVN thành phố chỉ đạo UBMTTQVN các quận huyện, xã, phường Phối hợp với Thường trực HĐND các quận, huyện, phường, xã Tổ chức cho đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri để báo cáo HĐND thành phố.
UBMTTQVN thành phố thông qua hệ thống Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở các cấp, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND thành phố, của Tổ đại biểu, các Ban của HĐND và Thường trực HĐND thành phố; trao đối với Thường trực HĐND thành phố những nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân; Phối hợp với Thường trực HĐND thành phố trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản pháp luật và những vấn đề quan trọng ở thành phố.
1. Chuẩn bị nghiêm túc, đúng thời hạn các báo cáo, đề án trình tại kỳ họp HĐND thành phố; gửi báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh định kỳ hàng tháng, quý, năm (đói vối UBND, TAND~ VKSND thành phố), các báo cáo về hoạt động của đơn vị, cơ quan liên quan theo yêu cầu của Thường trực HĐND thành phố;
2. Tham gia các Đoàn giám sát của HĐND thành phố về các vấn đề có liên quan khi có yêu cầu;
3. Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu về những vấn đề được Thường trực HĐND thành phố, đại biểu HĐND thành phố, các Ban của HĐND thành phố quan tâm khi có yêu cầu, trừ những thông tin mật theo quy định của Nhà nước. UBND thành phố gửi báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hàng tháng, 6 tháng, năm cho đại biểu HĐND thành phố;
4. Tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn kiểm tra, giám sát do các Ban của HĐND thành phố, các Tổ đại biểu HĐND thành phố hoặc Thường trực HĐND thành phố chủ trì hoàn thành nhiêm vu;
5. Trả lời bằng văn bản các yêu cầu của Thường trực HĐND thành phố, các Ban của HĐND thành phố, đại biểu HĐND thành phố.
Điều 30: Phối hơp hoạt động với HĐND quận, huyện
Thường trực HĐND thành phố, Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban của HĐND thành phố có trách nhiệm:
1. Tham dự kỳ họp HĐND quận, huyện;
2. Phối hợp vối Thường trực HĐND, các Ban của HĐND quận, huyện, trong các hoạt động kiểm tra, giám sát;
3. Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát của HĐND thành phố về các vấn đề có liên quan đén Thường trực HĐND các quận, huyện;
4. Theo dõi, tổng hợp các nội dung trong báo cáo của Thường trực HĐND quận, huyện theo quy định của pháp luật, gồm:
a/ Các Nghị quyết HĐND quận, huyện;
b/ Biên bản kỳ họp HĐND quận, huyện;
c/ Các báo cáo về tình hình hoạt động HĐND quận, huyện hàng quý, năm.
Điều 31: Thực hiện nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân- Quản lý hoạt động của Hội thẩm nhân dân.
1. Hội thẩm nhân dân làm việc theo yêu cầu cụ thể của Chánh án Toà án nhân dân thành phố, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chịu sự giám sát cua HĐND thành phố UBMTTQVN thành phố;
2. HĐND thành phố giao cho Ban Pháp chế phối hợp với UBMTTQVN thành phố, Tờa án nhân dân thành phố giúp HĐND thành phố giám sát hoạt động của Hội thẩm nhân dân.
Điều 32: Trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động.
Sáu tháng một lần, Trưỗng đoàn hoặc Phó Trưởng đoàn Hội thấm nhân dân thành phố có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động của Hội thẩm nhân dân với Thường trực HĐND thành phố, Ban Pháp chế HĐND thành phố.
Điều 33: Chế độ khen THƯỜNG, kỷ luật đối với Hội thẩm nhân dân.
1. Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Hội thẩm nhân dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân có thành tích xuất sắc được khen thưởng theo các quy định của Nhà nưỏc về thi đua khen thuổng;
2. Hội thẩm nhân dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vì lý do sức khoẻ hoặc vì những lý do khác mà không thế đảm nhiệm được nhiệm vụ Hội thẩm nhân dân theo quy định hoặc có vi phạm về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật thì HĐND thành phố sẽ xem xét miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm chức danh Hội thấm nhân dân theo đề nghị của Thường trực UBMTTQVN thành phố;
3. Hội thẩm nhân dân khi hoạt động được hưổng chế độ theo quy định của Nhà nước; chính quyền thành phố hỗ trợ một phần theo khả năng thực tế của ngân sách địa phương.
NHỮNG ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND THÀNH PHỐ
Điều 34: Kinh phí hoạt động của HĐND thành phố
1. Kinh phí hoạt động của HĐND thành phố được bố trí từ ngân sách của thành phố, do HĐND thành phố quyết định trên cơ sỏ đề nghị của Chủ tịch HĐND thành phố. Chủ tịch HĐND thành phố chỉ đạo thực hiện việc sử dụng kinh phí hoạt động của HĐND thành phố;
2. Thường trực HĐND thành phố đảm bảo các điều kiện Tổ chức, hoạt động và các chế độ theo quy định của pháp luật đối với các Ban của HĐND thành phố, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND thành phố.
Điều 35: Chế độ, chính sách, khen thưởng.
1. Đại biểu của HĐND thành phố được hưởng các chế độ, chính sách do pháp luật quy định; được cấp và sử dụng thẻ đại biểu HĐND thành phố. Khi làm nhiệm vụ đại biểu, đại biểu HĐND thành phố xuất trình thẻ đại biểu HĐND thành phố.
2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND thành phố hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 36: Bộ máy giúp việc của HĐND, THƯỜNG trực HĐND thành phố
1. Văn phòng HĐND thành phố là bộ máy giúp việc của HĐND, Thường trực HĐND thành phố, có chức năng tổ chức phục vụ các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, cácBan của HĐND, các đại biểu HĐND thành phố và tham mưu một só công việc do Thường trực HĐND thành phố giao;
2. Văn phòng HĐND thành phố chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Thường trực HĐND thành phố.
1. Quy chế hoạt động của HĐND thành phố Đà Nẵng có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2004 cho đến hết nhiệm kỳ 2004- 2009 HĐND thành phố khoá VII. Khi ủy Ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ ban hành những quy định khác với quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo các văn bản của uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ;
2. Việc sửa đổi, bố sung Quy chế phải được thông qua tại kỳ họp HĐND thành phố.
Điều 38: Trách nhiệm thực hiện Quy chế
1. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố, UBND thành phố, các Cố quan, Tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
2. Định kỳ mỗi năm một lần Văn phòng HĐND thành phố có trách nhiệm Tổng hợp, báo cáo Thường trực HĐND thành phố về tình hình thực hiện Quy chế này./.