HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
11/2012/NQ-HĐND
|
Thái Nguyên,
ngày 19 tháng 7 năm 2012
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI Y TẾ
CƠ SỞ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày
22/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng
lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Xét tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 22/6/2012 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị thông qua Đề án củng cố và
hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; báo cáo thẩm tra
của Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020 (có tóm tắt đề án kèm theo), với một số nội dung sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng khám
bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân
dân. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm,
không để dịch lớn xảy ra; kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây
nhiễm; duy trì mức sinh hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.
b) Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2015:
- Số lượt người dân được chăm sóc y tế tại tuyến
huyện đạt 0,9 lượt/người/năm; tại tuyến xã đạt 1,2 lượt/người/năm.
- Giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,1‰; tỷ lệ suy
dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi < 14%.
- Số bác sỹ tại tuyến huyện đạt 80%; 100% trạm y
tế xã có Bác sỹ.
- 50% nhân viên y tế thôn bản đạt trình độ điều
dưỡng sơ cấp, duy trì >95% số thôn, xóm, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế
hoạt động.
- 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về
y tế xã trong đó 70% xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020
theo Quyết định số 3347/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ Y tế.
Đến năm 2020:
- Số lượt người dân được chăm sóc y tế tại tuyến
huyện đạt 1,2 lượt/người/năm; tại tuyến xã đạt 1,5 lượt/người/năm.
- Giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,1‰; Tỷ lệ suy
dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi < 10%.
- Số bác sỹ tại tuyến huyện đạt 100% chỉ tiêu,
trong đó 70% bác sỹ có trình độ sau đại học; 25% trạm y tế xã có 02 bác sỹ.
- 80% số nhân viên y tế thôn bản đạt trình độ điều
dưỡng sơ cấp
- Bệnh viện đa khoa tuyến huyện đảm bảo quy mô từ
100 đến 160 giường bệnh, đạt tiêu chuẩn Quốc gia và làm được các kỹ thuật cấp cứu
của bệnh viện tỉnh; các Trung tâm y tế được cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng
đạt chuẩn Quốc gia.
- 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí Quốc
gia về y tế xã.
2. Giải pháp
a) Về tổ chức quản lý: Nâng cao năng lực quản
lý; thành lập đủ các khoa, phòng tại các đơn vị y tế tuyến huyện theo quy định;
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
b) Về nhân lực, đào tạo: Tuyển đủ cơ cấu cán bộ
y tế tuyến huyện, tuyến xã theo quy định; tăng cường đào tạo bác sỹ cho các trạm
y tế xã; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế phù hợp với
chức năng của từng đơn vị.
c) Nâng cao y đức và chất lượng chuyên môn: Thường
xuyên đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện
tốt 12 điều y đức, quy tắc ứng xử trong ngành y tế. Thực hiện tốt quy chế
chuyên môn trong khám chữa bệnh, làm chủ các trang thiết bị; hoàn thành tốt các
chương trình mục tiêu Quốc gia.
d) Về đầu tư:
- Giai đoạn 2013 - 2015: Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở
vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế tuyến huyện; xây dựng mới 16 trạm y
tế xã thuộc diện cấp bách, cụ thể: năm 2013 xây mới 06 trạm y tế, năm 2014 xây
mới 06 trạm y tế và năm 2015 xây mới 04 trạm y tế.
- Giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục hoàn thiện và
nâng cấp các cơ sở y tế.
đ) Về cơ chế chính sách:
- Ưu tiên dành quỹ đất cho việc xây dựng hệ thống
y tế cơ sở.
- Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo bác sỹ hệ liên kết
và theo địa chỉ cho trạm y tế xã; hỗ trợ đào tạo bác sỹ hệ tập trung 4 năm (bác
sỹ chuyên tu) 10 triệu đồng/người/năm (nguồn ngân sách tỉnh).
- Hỗ trợ cho nhân viên y tế tại các tổ dân phố
thuộc các phường, thị trấn mức 0,15 so với hệ số lương tối thiểu chung/tháng
(nguồn ngân sách tỉnh).
- Hỗ trợ đào tạo sau đại học: Thực hiện theo các
quy định hiện hành của tỉnh.
- Từ năm 2013 - 2015, kinh phí chi thường xuyên
cho trạm y tế phường, thị trấn là 20 triệu đồng/trạm/năm; từ năm 2016 - 2020,
kinh phí chi thường xuyên cho tất cả các trạm y tế xã, phường, thị trấn ít nhất
là 30 triệu đồng/trạm/năm (nguồn ngân sách tỉnh).
- Xây dựng mới trạm y tế:
+ Các xã miền núi hoặc xã có cơ sở nhà trạm xuống
cấp trầm trọng cần xây dựng cấp bách: 100% ngân sách tỉnh.
+ Các phường thuộc thành phố Thái Nguyên, thị xã
Sông Công: 50% ngân sách tỉnh, 50% ngân sách thành phố, thị xã và xã hội hóa.
+ Các xã, thị trấn còn lại: 70% ngân sách tỉnh,
30% ngân sách huyện và xã hội hóa.
- Về trang thiết bị: mỗi năm hỗ trợ 20 máy siêu
âm xách tay cho 20 trạm y tế xã (nguồn ngân sách tỉnh).
- Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế
- xã hội với chương trình phát triển mạng lưới y tế cơ sở.
e) Về kinh phí:
Tổng kinh phí cho Đề án: 537.554 triệu đồng
Trong đó: Ngân sách Trung ương: 355.968 triệu đồng;
ngân sách tỉnh, huyện và xã hội hóa: 181.586 triệu đồng.
Điều 2. Giao UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ
hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với HĐND tỉnh.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Văn hoá - xã hội,
các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái
Nguyên khoá XII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2012./.
TÓM TẮT
ĐỀ ÁN CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ TỈNH THÁI
NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 11/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
I. QUAN ĐIỂM
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Đầu tư
cho y tế là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước. Bảo đảm
mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, các dịch vụ y tế
có chất lượng ngay từ tuyến cơ sở, giảm tỷ lệ mắc bệnh và chết do các bệnh dịch,
không để dịch lớn xảy ra; nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.
Từng bước thực hiện công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh
Thái Nguyên, nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng bệnh đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trong tình hình mới.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống
chế các bệnh truyền nhiễm, không để dịch lớn xảy ra; kiểm soát các yếu tố nguy
cơ của các bệnh không lẫy nhiễm; duy trì mức sinh hợp lý, nâng cao chất lượng
dân số.
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục
tiêu Quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2015:
- Số lượt người dân được chăm sóc y tế tại tuyến
huyện 0,9 lần/người/năm (năm 2011: 0,72 lần/người/năm); tuyến xã 1,2 lần/người/năm
(năm 2011: 1,06/lần/người/năm).
- Giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,1‰; tỷ lệ suy
dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi < 14%.
- Đảm bảo 80% số lượng bác sỹ tại bệnh viện huyện,
trung tâm y tế huyện; 100% trạm y tế xã có bác sỹ.
- Có 50% số nhân viên y tế thôn bản đạt trình độ
điều dưỡng sơ cấp và duy trì >95% số thôn bản, tổ dân phố có nhân viên y tế
thôn bản hoạt động.
- Hoàn thiện các bệnh viện đa khoa và trung tâm
y tế huyện cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế theo dự án đã được phê
duyệt.
- 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về
y tế xã trong đó 70% xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã theo Quyết định số
3347/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ Y tế
Đến năm 2020:
- Số lượt người dân được chăm sóc y tế 1,2 lần/người/năm
tại tuyến huyện; 1,5 lần/người/nămtại tuyến xã.
- Giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,1‰; tỷ lệ suy
dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi < 10%.
- Tuyển đủ 100% số lượng bác sỹ tại bệnh viện
huyện, trung tâm y tế huyện; 25% trạm y tế có 02 bác sỹ.
- Có 70% bác sỹ ở tuyến huyện có trình độ sau đại
học.
- Có 80% số nhân viên y tế thôn bản đạt trình độ
điều dưỡng sơ cấp.
- Các bệnh viện đa khoa huyện được nâng cấp có
quy mô từ 100 đến 160 giường bệnh đạt tiêu chuẩn Quốc gia và làm được các kỹ
thuật cấp cứu của bệnh viện tỉnh; các trung tâm y tế cung cấp được các dịch vụ
y tế dự phòng đạt chuẩn Quốc gia của y tế dự phòng tuyến huyện.
- 100% xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc
gia về y tế xã.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về tổ chức quản lý
- Nâng cao năng lực quản lý; bố trí cán bộ
chuyên môn y tế cho phù hợp với từng vị trí và có quy hoạch đào tạo cán bộ đảm
bảo chức năng quản lý Nhà nước về y tế trên địa bàn.
- Đảm bảo quy mô từ 100 - 160 giường bệnh/01 bệnh
viện đa khoa huyện. Thành lập đủ các khoa, phòng ở bệnh viện đa khoa huyện,
trung tâm y tế huyện, trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình theo quy định của
Bộ Y tế.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công
tác khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc chữa bệnh,
hành nghề y dược.
2. Về nhân lực, đào tạo
- Tuyển đủ cơ cấu cán bộ y tế tuyến huyện, tuyến
xã theo quy định; tăng cường tuyển bác sỹ cho tuyến huyện và tuyến xã, bổ sung
y sỹ cho các trạm y tế; ưu tiên tuyển bác sỹ y học dự phòng, cử nhân y tế công
cộng cho hệ dự phòng.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực kỹ thuật
chuyên môn y tế cho các đơn vị y tế tuyến huyện phù hợp với chức năng của từng
đơn vị.
3. Nâng cao y đức và chất lượng chuyên môn
Thực hiện tốt các quy chế chuyên môn trong khám
chữa bệnh trong các cơ sở y tế. Củng cố phát triển y dược học cổ truyền từ tỉnh
đến cơ sở, phát triển ứng dụng kỹ thuật không dùng thuốc tại các trạm y tế xã.
Tiếp tục củng cố vườn thuốc nam ở 100% xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ
Y tế.
Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc
gia, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh toán một số bệnh xã hội
và bệnh dịch nguy hiểm.
Thường xuyên tổ chức cho toàn ngành học tập tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện 12 điều y đức, quy tắc ứng xử trong ngành
y tế.
4. Về đầu tư
* Giai đoạn 2013 - 2015
- Ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh cơ sở vật chất trang
thiết bị các dự án bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế các huyện, phòng
khám đa khoa khu vực. Tập trung đầu tư cho dự án Bệnh viện đa khoa huyện Phổ
Yên, Trung tâm y tế Phú Lương để chuyển sang địa điểm mới vào năm 2013.
- Nâng cấp hoàn chỉnh về cơ sở vật chất và trang
thiết bị đồng bộ, hiện đại cho các bệnh viện đa khoa huyện đảm bảo thực hiện được
một số kỹ thuật cấp cứu của bệnh viện tỉnh (hồi sức cấp cứu, cấp cứu nội - ngoại
- sản - nhi).
- Lập dự án và đầu tư Trung tâm Y tế Phổ Yên,
Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên.
- Tiếp tục đầu tư xây mới và nâng cấp các trạm y
tế xã, để hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ở các trạm y tế xã vào
năm 2015, xây dựng mới 16 trạm y tế xã diện cấp bách, cụ thể: năm 2013 xây dựng
mới 6 trạm y tế xã, năm 2014 xây dựng mới 6 trạm y tế xã, năm 2015 xây dựng mới
4 trạm y tế xã.
* Giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục hoàn thiện, duy
tu, bảo dưỡng và nâng cấp các cơ sở y tế và trang thiết bị theo quy định của Bộ
Y tế.
5. Cơ chế chính sách
- Ưu tiên quỹ đất cho các cơ sở y tế huyện và
xã.
- Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo bác sỹ hệ liên kết
và theo địa chỉ cho trạm y tế xã; hỗ trợ đào tạo bác sỹ hệ tập trung 4 năm (bác
sỹ chuyên tu) 10 triệu đồng/năm/người (nguồn ngân sách tỉnh).
- Hỗ trợ cho nhân viên y tế tại các tổ dân phố
thuộc các phường, thị trấn mức 0,15 so với hệ số lương tối thiểu chung/tháng.
- Từ năm 2013 - 2015, kinh phí chi thường xuyên
cho trạm y tế phường, thị trấn là 20 triệu đồng/trạm/năm; từ năm 2016 - 2020,
kinh phí chi thường xuyên cho tất cả các trạm y tế xã, phường, thị trấn ít nhất
là 30 triệu đồng/trạm/năm (hiện tại chi thường xuyên của các trạm y tế phường,
thị trấn là 10 triệu đồng/trạm/năm, trạm y tế xã là 20 triệu đồng/trạm/năm)
(nguồn ngân sách tỉnh).
- Hỗ trợ đào tạo sau đại học: Thực hiện theo các
quy định hiện hành của tỉnh.
- Xây dựng mới trạm y tế:
+ Các xã miền núi hoặc xã có cơ sở nhà trạm xuống
cấp trầm trọng cần xây cấp bách: 100% ngân sách tỉnh.
+ Các phường thuộc thành phố Thái Nguyên, thị xã
Sông Công: 50% ngân sách tỉnh, 50% ngân sách thành phố, thị xã và xã hội hóa.
+ Các xã, thị trấn còn lại: 70% ngân sách tỉnh,
30% ngân sách huyện và xã hội hóa.
- Về trang thiết bị: mỗi năm hỗ trợ 20 máy siêu
âm xách tay cho 20 trạm y tế xã (nguồn ngân sách tỉnh).
- Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế
- xã hội với chương trình phát triển mạng lưới y tế cơ sở.
6. Kinh phí:
Tổng kinh phí cho Đề án: 537.554 triệu đồng,
Trong đó:
- Nguồn kinh phí Trung ương: 355.968 triệu đồng
- Nguồn kinh phí tỉnh, xã hội hóa: 181.586 triệu
đồng
Giai đoạn 2013 - 2015: 254.100 triệu đồng
- Nguồn kinh phí Trung ương: 173.160 triệu đồng
- Nguồn kinh phí tỉnh, xã hội hóa: 80.940 triệu
đồng
Giai đoạn 2016 - 2020: 283.454 triệu đồng
- Nguồn kinh phí Trung ương: 182.808 triệu đồng
- Nguồn kinh phí tỉnh, xã hội hóa: 100.646 triệu
đồng./.
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN