Nghị quyết 104/NQ-HĐND năm 2013 về đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn các địa phương: Thành phố Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí và huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
Số hiệu | 104/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 19/07/2013 |
Ngày có hiệu lực | 29/07/2013 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký | Nguyễn Đức Long |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải |
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/NQ-HĐND |
Quảng Ninh, ngày 19 tháng 7 năm 2013 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP, ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/TT-BVHTT, ngày 20/03/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng ban hành kèm theo nghị định số 91/2005/NĐ-CP của Chính phủ;
Sau khi xem xét Tờ trình số 3336/TTr-UBND ngày 28/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đặt tên đường, phố và các công trình công cộng trên địa bàn các địa phương: Thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo thẩm tra số 44/BC-HĐND ngày 10/7/2013 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
I. Thành phố Hạ Long:
Đặt tên cho 04 tuyến đường, 52 tuyến phố và 02 công trình công cộng. Gồm:
1. Đặt tên đường (gồm 04 tuyến đường):
- Đường Trần Phú, đường Trần Quốc Nghiễn, đường Trần Thái Tông và đường Đồi Cao.
2. Đặt tên phố (gồm 52 tuyến phố):
- Phường Hồng Hà (17 phố): Phố Lê Thanh Nghị, phố Điện Biên Phủ, phố Cột 5, phố Hải Đăng, phố Trần Cao Vân, phố Lê Chân, phố Nguyễn Thượng Hiền, phố Huỳnh Thúc Kháng, phố Đặng Thuỳ Trâm, phố Nguyễn Văn Trỗi, phố Tô Vĩnh Diện, phố Lương Ngọc Quyến, phố Nguyễn Thái Bình, phố Tạ Quang Bửu, phố Bế Văn Đàn, phố Võ Thị Sáu và phố Kim Đồng.
- Phường Hồng Hải (03 phố): Phố Hồng Quảng, phố Hải Đông và phố Đồi Văn Nghệ.
- Phường Bạch Đằng (02 phố): Phố Nhà thờ và phố Nguyễn Đức Cảnh.
- Phường Trần Hưng Đạo (01 phố): Phố Hồng Tiến.
- Phường Yết Kiêu (04 phố): Phố Nguyễn Thái Học, phố Lương Thế Vinh, phố Ngô Thì Nhậm và phố Ngô Sỹ Liên.
- Phường Cao Xanh (08 phố): Phố Đào Duy Anh, phố Đặng Châu Tuệ, phố Nguyễn Quyền, phố Đào Văn Tuất, phố Vạn Hạnh, phố Thành Công, phố Cửa Lục và phố Phạm Ngọc Thạch.
- Phường Hà Khánh (03 phố): Phố Mạc Thị Bưởi, phố Phan Đình Phùng và phố Đôi Cây.
- Phường Bãi Cháy (06 phố): Phố Trần Quang Diệu, phố Trần Khánh Dư, phố Phan Bội Châu, phố Phan Chu Trinh, phố Trần Bình Trọng và phố Suối Mơ.
- Phường Giếng Đáy (07 phố): Phố Đội Cấn, phố Đặng Dung, phố Ngô Gia Tự, phố Lương Văn Can, phố Lý Tự Trọng, phố Lê Văn Hưu và phố Ba Lan.
- Phường Hà Khẩu (01 phố): Phố Việt Thắng.
3. Đặt tên công trình công cộng (gồm 02 công trình):
- Công viên Hạ Long.
- Quảng trường 30 tháng 10.
II. Thành phố Móng Cái
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/NQ-HĐND |
Quảng Ninh, ngày 19 tháng 7 năm 2013 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP, ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/TT-BVHTT, ngày 20/03/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng ban hành kèm theo nghị định số 91/2005/NĐ-CP của Chính phủ;
Sau khi xem xét Tờ trình số 3336/TTr-UBND ngày 28/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đặt tên đường, phố và các công trình công cộng trên địa bàn các địa phương: Thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo thẩm tra số 44/BC-HĐND ngày 10/7/2013 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
I. Thành phố Hạ Long:
Đặt tên cho 04 tuyến đường, 52 tuyến phố và 02 công trình công cộng. Gồm:
1. Đặt tên đường (gồm 04 tuyến đường):
- Đường Trần Phú, đường Trần Quốc Nghiễn, đường Trần Thái Tông và đường Đồi Cao.
2. Đặt tên phố (gồm 52 tuyến phố):
- Phường Hồng Hà (17 phố): Phố Lê Thanh Nghị, phố Điện Biên Phủ, phố Cột 5, phố Hải Đăng, phố Trần Cao Vân, phố Lê Chân, phố Nguyễn Thượng Hiền, phố Huỳnh Thúc Kháng, phố Đặng Thuỳ Trâm, phố Nguyễn Văn Trỗi, phố Tô Vĩnh Diện, phố Lương Ngọc Quyến, phố Nguyễn Thái Bình, phố Tạ Quang Bửu, phố Bế Văn Đàn, phố Võ Thị Sáu và phố Kim Đồng.
- Phường Hồng Hải (03 phố): Phố Hồng Quảng, phố Hải Đông và phố Đồi Văn Nghệ.
- Phường Bạch Đằng (02 phố): Phố Nhà thờ và phố Nguyễn Đức Cảnh.
- Phường Trần Hưng Đạo (01 phố): Phố Hồng Tiến.
- Phường Yết Kiêu (04 phố): Phố Nguyễn Thái Học, phố Lương Thế Vinh, phố Ngô Thì Nhậm và phố Ngô Sỹ Liên.
- Phường Cao Xanh (08 phố): Phố Đào Duy Anh, phố Đặng Châu Tuệ, phố Nguyễn Quyền, phố Đào Văn Tuất, phố Vạn Hạnh, phố Thành Công, phố Cửa Lục và phố Phạm Ngọc Thạch.
- Phường Hà Khánh (03 phố): Phố Mạc Thị Bưởi, phố Phan Đình Phùng và phố Đôi Cây.
- Phường Bãi Cháy (06 phố): Phố Trần Quang Diệu, phố Trần Khánh Dư, phố Phan Bội Châu, phố Phan Chu Trinh, phố Trần Bình Trọng và phố Suối Mơ.
- Phường Giếng Đáy (07 phố): Phố Đội Cấn, phố Đặng Dung, phố Ngô Gia Tự, phố Lương Văn Can, phố Lý Tự Trọng, phố Lê Văn Hưu và phố Ba Lan.
- Phường Hà Khẩu (01 phố): Phố Việt Thắng.
3. Đặt tên công trình công cộng (gồm 02 công trình):
- Công viên Hạ Long.
- Quảng trường 30 tháng 10.
II. Thành phố Móng Cái
Đặt tên cho 01 tuyến đường, 13 tuyến phố; nối dài cung đường cho 04 tuyến đường và 01 tuyến phố đã được đặt tên. Gồm:
1. Đặt tên đường (gồm 01 tuyến đường):
- Đường Đoan Tĩnh.
2. Đặt tên phố (gồm 13 tuyến phố):
- Phường Hải Yên (08 phố): Phố Lê Ngọc Hân, phố Trần Quý Cáp, phố Trần Nhật Duật, phố Phùng Hưng, phố Cao Thắng, phố Nguyễn Tri Phương, phố Hàm Nghi và phố Duy Tân.
- Phường Ninh Dương (05 phố): Phố Lý Công Uẩn, phố Độc Lập, phố Tràng Vinh, phố Nguyễn Khuyến và phố Dã Tượng.
3. Đường đã đặt tên nay nối dài (gồm 04 tuyến đường):
- Đường Hùng Vương, đường Nguyễn Văn Cừ, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và đường Mạc Đĩnh Chi.
4. Phố đã đặt tên nay nối dài (gồm 01 tuyến phố):
- Phố Long Xuyên.
III. Thành phố Uông Bí
Đặt tên cho 05 tuyến đường, 12 tuyến phố; nối dài cung đường cho 03 tuyến phố đã được đặt tên. Gồm:
1. Đặt tên đường (gồm 05 tuyến đường):
- Đường Phùng Hưng, đường Yên Trung, đường Bạch Thái Bưởi, đường Bãi Soi và đường Cây Trâm.
2. Đặt tên phố (gồm 12 tuyến phố):
- Phường Thanh Sơn (03 phố): Phố Trần Quang Khải, phố Hoàng Hoa Thám và phố Trần Khánh Dư.
- Phường Quang Trung (03 phố): Phố Đập Tràn, phố Đá Cổng và phố Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Phường Vàng Danh (01 phố): Phố Ngô Gia Tự.
- Phường Phương Đông (01 phố): Phố Liên Phương.
- Phường Phương Nam (04 phố): Phố Hồng Hà, phố Lý Nam Đế, phố Lê Quý Đôn và phố Cẩm Hồng.
3. Phố đã đặt tên nay nối dài (gồm 03 tuyến phố):
- Phố Trần Hưng Đạo, phố Nguyễn Trãi và phố Nguyễn Du.
IV. Huyện Hoành Bồ
Đặt tên cho 04 tuyến đường và 05 tuyến phố. Gồm:
1. Đặt tên đường (gồm 04 tuyến đường):
- Đường Hữu Nghị (QL279), đường Nguyễn Trãi, đường Lê Lợi và đường Vân Phong.
2. Đặt tên phố (gồm 05 tuyến phố):
- Phố Đồng Chè, phố Tây Sông Trới, phố Lê Lai, phố Nguyễn Bỉnh Khiêm và phố Hòa Bình.
(Kèm theo phụ lục đặt tên đường, tên phố và công trình công cộng).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
- Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/7/2013 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC
ĐỊA PHƯƠNG: THÀNH PHỐ HẠ LONG, THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ VÀ HUYỆN
HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
(Kèm theo Nghị quyết số 104/NQ-HĐND ngày 19/7/2013 của Hội đồng nhân dân
tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 9)
I. Đặt tên đường (đặt tên mới cho 04 tuyến đường)
(Trần Phú là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Điểm đầu từ ngã tư Loong Toòng theo hướng đi Cao Xanh đi Hà Khánh, điểm cuối giáp Cầu Bang. Chiều dài 8.000m, chiều rộng từ 15m đến 20m, mặt đường nhựa.
(Trần Quốc Nghiễn là một tướng tài thời nhà Trần, có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông thế kỉ I).
Điểm đầu tiếp giáp đường Lê Thánh Tông (đoạn từ Cảng vụ Quảng Ninh, phường Hồng Gai), điểm cuối giáp cảng nam Cầu Trắng (phường Hồng Hà). Chiều dài 8.300m, chiều rộng từ 15m đến 20m, mặt đường nhựa.
(Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần. Ông đã lãnh đạo quân và dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm Nguyên Mông năm 1258).
Điểm đầu tiếp giáp Bến phà cũ (phía đầu Hòn Gai, thuộc phường Yết Kiêu), điểm cuối đồi Hoá Chất (phường Hà Khánh). Chiều dài 7.300m, chiều rộng 20m, mặt đường nhựa.
(Đồi cao là tên gọi quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu tiếp giáp đường An Tiêm (thuộc tổ 40, khu 4, phường Hà Khẩu), điểm cuối giáp đường Tiêu Giao (tổ 13, khu 2, phường Hà Khẩu, khu vực dự án khu nhà tập thể cán bộ của công ty gốm Viglacera Hạ Long). Chiều dài 2.400m, chiều rộng từ 3,5 đến 04m, mặt đường bê tông xi măng.
II. Đặt tên phố (đặt tên mới cho 52 tuyến phố)
1. Phường Hồng Hà (17 tuyến phố)
1.1. Phố Lê Thanh Nghị
(Lê Thanh Nghị là một nhà cách mạng, tham gia cách mạng trong phong trào công nhân mỏ, từng làm công nhân nhà máy điện cột 5 và khu mỏ Vàng Danh...).
Điểm đầu tiếp giáp đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn đối diện trụ sở Ủy ban nhân dân Tỉnh), điểm cuối giáp đường Trần Quốc Nghiễn. Chiều dài 700m, chiều rộng 20m, mặt đường nhựa.
1.2. Phố Điện Biên Phủ
(Điện Biên Phủ là tên địa danh đồng thời là tên chiến dịch của quân và dân ta đánh tan tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp năm 1954).
Điểm đầu giao với đường Trần Quốc Nghiễn (đoạn Trường THCS-THPT Lê Thánh Tông, lối đi qua chung cư cột 8), điểm cuối giáp đường Tuyển Than (thuộc tổ 10, 11, khu 6, phường Hồng Hà). Chiều dài 1.000m, chiều rộng 20m, mặt đường nhựa.
1.3. Phố Cột 5
(Cột 5 là tên địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu giáp đường Nguyễn Văn Cừ (ngõ 26, phía Tây giáp Nhà máy điện cột 5), điểm cuối giáp đường Trần Quốc Nghiễn (đoạn thuộc tổ 1, khu 2, phường Hồng Hà). Chiều dài 1.000m, chiều rộng 10m, mặt đường nhựa.
1.4. Phố Hải Đăng
(Hải Đăng là danh từ chỉ ngọn đèn được thiết kế với mục đích hỗ trợ cho hoạt động của các phương tiện giao thông trên biển định hướng và tìm đường).
Điểm đầu giáp đường Nguyễn Văn Cừ (ngõ 26, thuộc khu 2, phường Hồng Hà), điểm cuối giáp cổng phụ trụ sở Công ty Sông Đà. Chiều dài 430m, chiều rộng 07m, mặt đường nhựa.
1.5. Phố Trần Cao Vân
(Trần Cao Vân là một nho sĩ, nhà thơ, nhà cách mạng nổi tiếng giai đoạn cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20).
Điểm đầu tiếp giáp phố Cột 5 (từ ô số 22 khu quy hoạch đường sông số 3), điểm cuối thuộc tổ 7, khu 2, phường Hồng Hà. Chiều dài 310m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng.
1.6. Phố Lê Chân
(Lê Chân là nữ tướng thời Hai Bà Trưng, quê tại làng An Biên, có công giúp Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại nhà Hán).
Điểm đầu giáp trụ sở Công ty kho vận than Hòn Gai, điểm cuối thuộc tổ 12, khu 2, phường Hồng Hà. Chiều dài 540m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng.
1.7. Phố Nguyễn Thượng Hiền
(Nguyễn Thượng Hiền là một chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ 20, hoạt động trong tổ chức Việt Nam Quang phục hội).
Điểm đầu giáp phố Lê Thanh Nghị, điểm cuối thuộc tổ 1, khu 2, phường Hồng Hà. Chiều dài 1.300m, chiều rộng 07m, mặt đường nhựa.
1.8. Phố Huỳnh Thúc Kháng
(Huỳnh Thúc Kháng là chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông tham gia lãnh đạo phong trào Duy Tân, là Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Chính phủ Liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quyền Chủ tịch nước).
Điểm đầu giáp phố Lê Thanh Nghị, điểm cuối thuộc tổ 1, khu 2, phường Hồng Hà. Chiều dài 1.500m, chiều rộng 07m, mặt đường nhựa.
1.9. Phố Đặng Thuỳ Trâm
(Đặng Thùy Trâm là một nữ liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ).
Điểm đầu giáp đường Điện Biên Phủ (đoạn đối diện Trường THCS-THPT Lê Thánh Tông), điểm cuối thuộc tổ 7, khu 6, phường Hồng Hà (giáp trạm xử lý nước thải khu đô thị Licogi). Chiều dài 677m, chiều rộng 7,5m, mặt đường nhựa.
1.10. Phố Nguyễn Văn Trỗi
(Nguyễn Văn Trỗi là một chiến sĩ cách mạng, liệt sĩ, người đã thực hiện cuộc đánh bom nhằm vào Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ năm 1964).
Điểm đầu giáp đường Trần Quốc Nghiễn, điểm cuối giáp phố Bế Văn Đàn (đoạn thuộc tổ 8, khu 6, phường Hồng Hà). Chiều dài 677m, chiều rộng 7,5m, mặt đường nhựa.
1.11. Phố Tô Vĩnh Diện
(Tô Vĩnh Diện là chiến sĩ, liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đã dũng cảm, không quản ngại hi sinh, lấy thân mình cứu pháo).
Điểm đầu giáp đường Trần Quốc Nghiễn, điểm cuối giáp phố Bế Văn Đàn (đoạn thuộc tổ 9, khu 6, phường Hồng Hà). Chiều dài 650m, chiều rộng 7,5m, mặt đường nhựa.
1.12. Phố Lương Ngọc Quyến
(Lương Ngọc Quyến là một chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ 20. Ông hoạt động tích cực trong phong trào Đông Du và tổ chức Việt Nam Quang phục hội, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917).
Điểm đầu giáp phố Lê Thanh Nghị, điểm cuối ô số A11, lô A14 dự án quy hoạch mở rộng khu đô thị cột 5, cột 8. Chiều dài 437m, chiều rộng 7,5m, mặt đường nhựa.
1.13. Phố Nguyễn Thái Bình
(Nguyễn Thái Bình là một sinh viên, tham gia phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam, là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước của sinh viên Việt Nam).
Điểm đầu giáp phố Lê Thanh Nghị, điểm cuối giáp trạm điện khu đô thị Licogi (thuộc tổ 1, khu 4, phường Hồng Hà). Chiều dài 700m, chiều rộng 7,5m, mặt đường nhựa.
1.14. Phố Tạ Quang Bửu
(Tạ Quang Bửu là nhà chính trị, khoa học và hoạt động giáo dục nổi tiếng. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của ông có tính chất định hướng cho một số ngành khoa học cơ bản tại Việt Nam).
Điểm đầu giáp đường Trần Quốc Nghiễn, điểm cuối giáp phố Điện Biên Phủ (đoạn thuộc tổ 4, khu 6, phường Hồng Hà). Chiều dài 245m, chiều rộng 7,5m, mặt đường nhựa.
1.15. Phố Bế Văn Đàn
(Bế Văn Đàn là một chiến sĩ, liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông đã dũng cảm, không quản ngại hi sinh, xung phong lấy thân mình làm giá đỡ khẩu trung liên cho đồng đội).
Điểm đầu giáp đường Trần Quốc Nghiễn, điểm cuối giáp phố Đặng Thùy Trâm. Chiều dài 200m, chiều rộng 7,5m, mặt đường nhựa.
1.16. Phố Võ Thị Sáu
(Võ Thị Sáu là một nữ chiến sĩ cách mạng, liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp).
Điểm đầu giáp phố Kim Đồng (đoạn thuộc tổ 1, khu 1, phường Hồng Hà, đoạn lên khu dự án khu đô thị Licogi đồi T5), điểm cuối giáp đồi Truyền hình. Chiều dài 439m, chiều rộng 18m, mặt đường bê tông xi măng.
1.17. Phố Kim Đồng
(Kim Đồng là liệt sĩ, đội trưởng đầu tiên của tổ chức).
Điểm đầu giáp đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn trụ sở Báo Quảng Ninh), điểm cuối giáp đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn thuộc tổ 2A, khu 1, phường Hồng Hà). Chiều dài 540m, chiều rộng 18m, mặt đường nhựa.
2. Phường Hồng Hải (03 tuyến phố)
2.1. Phố Hồng Quảng
(Hồng Quảng là tên cũ của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1955-1963).
Điểm đầu giáp đường Nguyễn Văn Cừ (cạnh cây xăng cột 5), điểm cuối giáp đường Trần Quốc Nghiễn. Chiều dài 255m, chiều rộng 14m, mặt đường nhựa.
2.2. Phố Hải Đông
(Hải Đông là tên địa danh cổ trước đây của vùng đất Quảng Ninh).
Điểm đầu giáp đường Nguyễn Văn Cừ (phía Đông Bắc giáp nhà máy điện cột 5), điểm cuối giáp đường Trần Quốc Nghiễn. Chiều dài 255m, chiều rộng 14m, mặt đường nhựa.
2.3. Phố Đồi văn nghệ
(Đồi văn nghệ là tên địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu giáp đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn vườn hoa chéo phường Hồng Hải), điểm cuối là doanh trại Tiểu đoàn 183 (thuộc tổ 8, khu 5, phường Hồng Hải). Chiều dài 450m, chiều rộng 10m, mặt đường bê tông xi măng.
3. Phường Bạch Đằng (02 tuyến phố)
(Nhà thờ là tên địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu giáp ngã tư Cột đồng hồ và đường Trần Hưng Đạo, điểm cuối thuộc tổ 48, khu 3, phường Bạch Đằng. Chiều dài 950m, chiều rộng 3,5m, mặt đường bê tông xi măng.
3.2. Phố Nguyễn Đức Cảnh
(Nguyễn Đức Cảnh là một nhà cách mạng, đóng góp nhiều công sức trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc).
Điểm đầu giáp phố Tuệ Tĩnh (ngã ba đồi Công đoàn, phía sau Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh), điểm cuối thuộc tổ 78, khu 5A, phường Bạch Đằng (đoạn đối diện Cung Văn hoá Thiếu nhi). Chiều dài 1.200m, chiều rộng 3,5m, mặt đường bê tông xi măng.
4. Phường Trần Hưng Đạo (01 tuyến phố)
- Phố Hồng Tiến
(Hồng Tiến là tên địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu giáp phố Tô Hiến Thành, điểm cuối giao với phố Trần Nhật Duật (thuộc tổ 8, khu 4, phường Trần Hưng Đạo). Chiều dài 350m, chiều rộng 05m, mặt đường bê tông xi măng.
5. Phường Yết Kiêu (04 tuyến phố)
5.1. Phố Nguyễn Thái Học:
(Nguyễn Thái Học là nhà cách mạng Việt Nam, sáng lập Việt Nam Quốc Dân Đảng ,lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930).
Điểm đầu từ nhà văn hoá khu 5, phường Yết Kiêu, điểm cuối giáp đường Trần Thái Tông (đoạn trạm xử lý nước thải Vụng Đâng, thuộc tổ 1, khu 5, phường Yết Kiêu). Chiều dài 900m, chiều rộng 5,5m, mặt đường nhựa.
5.2. Phố Lương Thế Vinh
(Lương Thế Vinh là nhà toán học, nhà văn, nhà nghiên cứu nổi tiếng thế kỉ 15. Ông nổi tiếng tài năng về toán học, thường được gọi là Trạng Lường).
Điểm đầu giáp đường Lê Lợi (đoạn đối diện Nhà máy Bia Hạ Long), điểm cuối giáp đường Trần Thái Tông (đoạn thuộc tổ 1, khu 6, phường Yết Kiêu). Chiều dài 500m, chiều rộng 5,5m, mặt đường nhựa.
5.3. Phố Ngô Thì Nhậm
(Ngô Thì Nhậm là danh sĩ đời Hậu Lê - Tây Sơn, giúp Triều Tây Sơn đánh lui giặc Thanh xâm lược cuối thế kỉ 18).
Điểm đầu giáp đường Lê Lợi, điểm cuối giáp đường Trần Thái Tông. Chiều dài 500m, chiều rộng 5,5m, mặt đường nhựa.
5.4. Phố Ngô Sỹ Liên
(Ngô Sỹ Liên là nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam sống ở thế kỉ 15. Ông là tác giả biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư).
Điểm đầu giáp phố Ngô Thì Nhậm, điểm cuối giáp bến phà Bãi Cháy (phà phụ phía Hòn Gai). Chiều dài 500m, chiều rộng 5,5m, mặt đường nhựa.
6. Phường Cao Xanh (10 tuyến phố)
6.1. Phố Đào Duy Anh
(Đào Duy Anh là nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng của Việt Nam. Các công trình nghiên cứu, giảng dạy của ông là những đóng góp quan trọng cho nền khoa học xã hội của nước ta thế kỉ 20).
Điểm đầu giáp đường Trần Phú (đoạn Cầu cống 3), điểm cuối giáp đường Trần Thái Tông (thuộc ô 01, lô C15, khu đô thị Cao Xanh-Hà Khánh). Chiều dài 500m, chiều rộng 7,5m, mặt đường nhựa.
6.2. Phố Đặng Châu Tuệ
(Đặng Châu Tuệ là Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở Vùng mỏ, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng ở vùng Mỏ những năm 30 của thế kỉ 20).
Điểm đầu giáp đường Trần Thái Tông (đoạn thuộc ô 13, lô A9, khu đô thị Cao Xanh-Hà Khánh), điểm cuối thuộc tổ 48 khu 4A, phường Cao Xanh. Chiều dài 400m, chiều rộng 5,5m, mặt đường nhựa.
6.3. Phố Nguyễn Quyền
(Nguyễn Quyền là một nhà nho yêu nước, hoạt động trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20).
Điểm đầu giáp đường Trần Thái Tông (đoạn từ ô 22, lô A8), điểm cuối là ô 18, lô B18, khu đô thị Hà Khánh A (thuộc tổ 48, khu 4A, phường Cao Xanh). Chiều dài 400m, chiều rộng 5,5m, mặt đường nhựa.
6.4. Phố Đào Văn Tuất
(Đào Văn Tuất là một Đảng viên trẻ đã cắm lá cờ Đảng trên núi Bài Thơ để kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 01/5 (năm 1930)).
Điểm đầu giáp đường Trần Thái Tông (đoạn từ ô 19, lô A5), điểm cuối là ô 11, lô B16, khu đô thị Hà Khánh A (thuộc tổ 48, khu 4A, phường Cao Xanh). Chiều dài 400m, chiều rộng 5,5m, mặt đường nhựa.
6.5. Phố Vạn Hạnh
(Vạn Hạnh tức thiền sư Vạn Hạnh người giúp vua Lê Đại Hành của triều đại Lê sơ và Lý Công Uẩn trong hoạt động cai trị đất nước).
Điểm đầu tiếp giáp đường Trần Phú, điểm cuối giáp đường Trần Thái Tông (đoạn thuộc tổ 52, khu 4B, phường Cao Xanh). Chiều dài 450m, chiều rộng 7,5m, mặt đường nhựa.
6.6. Phố Thành Công
(Thành Công là tên địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu từ đường Trần Phú (khu ngã ba chợ Sa Tô), điểm cuối đến hết đầu ghềnh thuộc khu 7, phường Cao Xanh. Chiều dài 500m, chiều rộng 6,5m, mặt đường bê tông xi măng.
6.7. Phố Cửa Lục
(Cửa Lục là tên lấy theo tên địa danh Vịnh Cửa Lục (có khi gọi là eo Cửa Lục hoặc sông Cửa Lục) gần tuyến phố).
Điểm đầu tiếp giáp đường Trần Thái Tông, điểm cuối là ô 1, lô A1, dự án khu đô thị Vụng Đâng (thuộc khu 7, phường Cao Xanh). Chiều dài 400m, chiều rộng 7,5m, mặt đường nhựa.
6.8. Phố Phạm Ngọc Thạch
(Phạm Ngọc Thạch là một bác sĩ có nhiều cống hiến cho ngành y học của Việt Nam).
Điểm đầu giáp đường Trần Thái Tông, điểm cuối giáp kho 487, khu đô thị Vựng Đâng, thuộc tổ 6, khu 8, phường Cao Xanh). Chiều dài 520m, chiều rộng 7,5m, mặt đường nhựa.
7. Phường Hà Khánh (03 tuyến phố)
7.1. Phố Mạc Thị Bưởi
(Mạc Thị Bưởi là một nữ du kích dũng cảm, liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp).
Điểm đầu tiếp giáp đường Trần Phú (đoạn thuộc tổ 1, khu 4, phường Hà Khánh), điểm cuối giáp phố Phan Đình Phùng (đoạn thuộc tổ 25A, khu 4). Chiều dài 790m, chiều rộng 06m, mặt đường nhựa.
7.2. Phố Phan Đình Phùng
(Phan Đình Phùng là một chí sĩ yêu nước, lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp thế kỉ 19).
Điểm đầu tiếp giáp đường Trần Phú (đoạn thuộc tổ 25A, khu 4, phường Hà Khánh), điểm cuối thuộc tổ 26A, khu 4, phường Hà Khánh (đoạn khu tập thể cán bộ công nhân Xí nghiệp Hoá chất Mỏ). Chiều dài 490m, chiều rộng 04m, mặt đường bê tông xi măng.
7.3. Phố Đôi cây
(Đôi cây là tên địa danh quen thuộc đã đi sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu tiếp giáp đường Trần Phú (đoạn thuộc tổ 10, khu 5, phường Hà Khánh), điểm cuối thuộc tổ 28, khu 5, phường Hà Khánh. Chiều dài 710m, chiều rộng 06m, mặt đường nhựa.
8. Phường Bãi Cháy (06 tuyến phố)
8.1. Phố Trần Quang Diệu
(Trần Quang Diệu là một tướng tài có nhiều đóng góp cho việc xây dựng triều đại nhà Tây Sơn và trong cuộc kháng chiến chống giặc Thanh xâm lược nước ta thế kỉ 18).
Điểm đầu giao với đường Hạ Long (thuộc khu 5B, phường Bãi Cháy), điểm cuối thuộc tổ 2A, khu 9A, phường Bãi Cháy. Chiều dài 930m, chiều rộng 10m, mặt đường nhựa.
8.2. Phố Trần Khánh Dư
(Trần Khánh Dư là một danh tướng có công lớn trong chiến thắng giặc ngoại xâm Nguyên Mông thế kỉ 13).
Điểm đầu giáp đường Hạ Long, điểm cuối giáp núi (thuộc tổ 8, khu 6, phường Bãi Cháy). Chiều dài 600m, chiều rộng 04m, mặt đường bê tông xi măng.
8.3. Phố Phan Bội Châu
(Phan Bội Châu là một chí sĩ, nhà cách mạng nổi tiếng trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc).
Điểm đầu tiếp giáp đường Hạ Long (đoạn thuộc tổ 5, khu 9A, phường Bãi Cháy), điểm cuối giáp đường Hoàng Quốc Việt. Chiều dài 400m, chiều rộng 10m, mặt đường bê tông xi măng.
8.4. Phố Phan Chu Trinh
(Phan Chu Trinh là chí sĩ nổi tiếng cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Ông cùng các đồng chí thực hiện cuộc vận động duy tân trong phong trào đấu tranh giành độc lập).
Điểm đầu từ ngã ba giao với đường Hạ Long (thuộc khu 9B, phường Bãi Cháy), điểm cuối giao với đường Hoàng Quốc Việt (thuộc tổ 9, khu 9B, phường Bãi Cháy). Chiều dài 900m, chiều rộng 10m, mặt đường bê tông xi măng.
8.5. Phố Trần Bình Trọng
(Trần Bình Trọng là một vị tướng thời nhà Trần, đóng góp nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2).
Điểm đầu giáp đường Hạ Long, điểm cuối thuộc tổ 10, khu 9B, phường Bãi Cháy. Chiều dài 760m, chiều rộng 04m, mặt đường bê tông xi măng.
8.6. Phố Suối Mơ
(Suối Mơ là tên địa danh quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu giáp với đường Bãi Cháy, điểm cuối giao với đường Cái Lân (thuộc tổ 3, khu 4, phường Bãi Cháy). Chiều dài 650m, chiều rộng 05m, mặt đường nhựa.
9. Phường Giếng Đáy (07 tuyến phố)
9.1. Phố Đội Cấn
(Đội Cấn là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên chống lại thực dân Pháp năm 1917).
Điểm đầu giáp quốc lộ 279 (đoạn tổ 1, khu 5, phường Giếng Đáy), điểm cuối giáp lối rẽ lên đồi cao (thuộc tổ 6, khu 5, phường Giếng Đáy). Chiều dài 1.000m, chiều rộng 7,5m, mặt đường bê tông xi măng.
9.2. Phố Đặng Dung
(Đặng Dung (?-1414) là một vị quan văn võ song toàn có công trong cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc Minh ngoại xâm thế kỉ 15).
Điểm đầu từ ngã tư Ao Cá, điểm cuối giáp trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần xây dựng số 2 (thuộc tổ 9, khu 6, phường Giếng Đáy). Chiều dài 800m, chiều rộng 12m, mặt đường bê tông xi măng.
9.3. Phố Ngô Gia Tự
(Ngô Gia Tự là một nhà cách mạng tiền bối đã cống hiến cả cuộc đời cho cách mạng và phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc).
Điểm đầu từ giáp quốc lộ 279 (đoạn thuộc phường Giếng Đáy), điểm cuối thuộc tổ 6, khu 6, phường Giếng Đáy. Chiều dài 800m, chiều rộng 10m, mặt đường bê tông xi măng.
9.4. Phố Lương Văn Can
(Lương Văn Can là một nhà cách mạng, một trong những người sáng lập ra trường Đông Kinh nghĩa thục năm 1907).
Điểm đầu giáp quốc lộ 279 (đoạn dọc hành lang đường sắt), điểm cuối tổ 6, khu 6, phường Giếng Đáy. Chiều dài 850m, chiều rộng 03m, mặt đường bê tông xi măng.
9.5. Phố Lý Tự Trọng
(Lý Tự Trọng là một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, gan dạ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc).
Điểm đầu giáp phố Ba Lan (đoạn giáp đường vào Nhà máy đóng tàu Hạ Long, thuộc tổ 1, khu 1, phường Giếng Đáy), điểm cuối thuộc tổ 5, khu 1, phường Giếng Đáy. Chiều dài 500m, chiều rộng 05m, mặt đường bê tông xi măng
9.6. Phố Lê Văn Hưu
(Lê Văn Hưu là nhà sử học nổi tiếng, tác giả của bộ sử "Đại Việt sử ký", bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam).
Điểm đầu giao với đường Giếng Đáy (đoạn ngã ba Ba Lan, thuộc tổ 1, khu 2, phường Giếng Đáy), điểm cuối giáp Nhà máy Gạch Cotto. Chiều dài 800m, chiều rộng 10m, mặt đường nhựa.
9.7. Phố Ba Lan
(Ba Lan là tên địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu từ ngã ba Ba Lan (thuộc khu 1, phường Giếng Đáy), điểm cuối giáp Nhà máy đóng tàu Hạ Long. Chiều dài 1.000m, chiều rộng 10m, mặt đường bê tông xi măng.
10. Phường Hà Khẩu (01 tuyến phố)
- Phố Việt Thắng
(Việt Thắng là tên địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu giáp đường quốc lộ 18A (đoạn thuộc tổ 75, khu 7, phường Hà Khẩu và khu tái định cư khu 7, khu 8, phường Hà Khẩu), điểm cuối giáp đường Tiêu Giao. Chiều dài 700m, chiều rộng 6,5m, mặt đường bê tông xi măng.
III. Đặt tên công trình công cộng (02 công trình)
(Hạ Long là tên địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân. Tên Hạ Long gắn liền với Vịnh Hạ Long, được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt; là tên của đơn vị hành chính thành phố Hạ Long).
Đây là công trình công cộng có quy mô lớn nằm trên địa bàn phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long: Diện tích: 8,35ha (phía Đông tiếp giáp khu vực Thư viện và Đài tưởng niệm liệt sĩ; phía Tây giáp khu vực cảng mới; phía Nam giáp đường Trần Quốc Nghiễn và Vịnh Hạ Long; phía Bắc giáp đường Lê Thánh Tông)
(30 tháng 10 là ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh. Ngày 30/10/1963, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa II, kỳ họp thứ 7 đã phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Quảng Ninh).
Đây là công trình công cộng có quy mô lớn nằm trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long. Diện tích: 2,85ha. (phía Bắc giáp đường Trần Quốc Nghiễn, phía Nam giáp Vịnh Hạ Long, phía Tây giáp công trình nhà Bảo tàng và Thư viện tỉnh, phía Đông giáp Trung tâm Triển lãm và Hội chợ).
I. Đặt tên đường (Đặt tên mới cho 01 tuyến đường)
1. Đường Đoan Tĩnh (Phường Hải Yên)
(Đoan Tĩnh là tên địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương, gắn với lịch sử địa lý hành chính của địa phương).
Điểm đầu giáp với phố Trần Nhật Duật, điểm cuối phía Tây Nam giáp với trường mầm non Hải Yên (thuộc địa bàn khu 4, phường Hải Yên). Chiều dài 2.500m, chiều rộng 07m, mặt đường nhựa.
II. Đặt tên phố (Đặt tên mới cho 13 tuyến phố)
1. Phường Hải Yên (08 tuyến phố)
1.1. Phố Lê Ngọc Hân
(Lê Ngọc Hân là con gái của vua Lê Hiến Tông, hoàng hậu của vua Quang Trung. Bà là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng áo vải Quang Trung).
Điểm đầu phía Nam giáp phố Cao Thắng, điểm cuối phía Bắc giáp phố Trần Nhật Duật. Chiều dài 384m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng.
1.2. Phố Trần Quý Cáp
(Trần Quý Cáp là một trong ba nhân vật kiệt xuất của phong trào Duy Tân, là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp nho sĩ tiến bộ những năm đầu thế kỉ XX).
Điểm đầu phía Nam giáp đường Hùng Vương (đoạn cây xăng Km2, phường Hải Yên), điểm cuối phía Bắc giáp phố Trần Nhật Duật. Chiều dài 334m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng.
1.3. Phố Trần Nhật Duật
(Trần Nhật Duật là tướng tài thời nhà Trần người đã đóng góp quan trọng trong chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông, đặc biệt là trong trận Hàm Tử năm 1285).
Điểm đầu phía Đông giáp với phố Trần Quý Cáp, điểm cuối phía Tây giáp đường Đoan Tĩnh. Chiều dài 489m, rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng.
1.4. Phố Phùng Hưng
(Phùng Hưng là thủ lĩnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Đường ở Việt Nam thời kì Bắc thuộc).
Điểm đầu phía Đông giáp ngã tư phố Lý Công Uẩn, điểm cuối phía Tây giáp phố Trần Quý Cáp. Chiều dài 277m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng.
1.5. Phố Cao Thắng
(Cao Thắng là vị tướng đã có đóng góp quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp thế kỉ 19).
Điểm đầu phía Đông giáp phố Lê Ngọc Hân, điểm cuối phía Tây giáp với phía sau nhà văn hóa khu phố 7, phường Hải Yên. Chiều dài 740m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng.
1.6. Phố Nguyễn Tri Phương
(Nguyễn Tri Phương là đại thần triều Nguyễn có tư tưởng chống thực dân Pháp xâm lược. Ông đã tử thủ tại thành Hà Nội, trở thành một biểu tượng của tinh thần yêu nước trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam thế kỉ 19).
Điểm đầu phía Đông ngã ba phố Lê Ngọc Hân, điểm cuối phía Tây giáp đường Đoan Tĩnh. Chiều dài 168m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng.
1.7. Phố Hàm Nghi
(Hàm Nghi là vị vua thứ tám của triều đại nhà Nguyễn. Ông là vị vua yêu nước với tư tưởng chống thực dân Pháp đô hộ).
Điểm đầu phía Nam giáp phố Duy Tân, điểm cuối phía Bắc giáp phố Trần Nhật Duật. Chiều dài 199m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng.
1.8. Phố Duy Tân
(Duy Tân là vị vua thứ 11 của triều đại nhà Nguyễn. Ông là nhà vua có tấm lòng yêu nước thương dân, khát khao giành độc lập cho dân tộc).
Điểm đầu phía Đông giáp phố Hàm Nghi, điểm cuối phía Tây giáp đường Đoan Tĩnh. Chiều dài 272m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng.
2. Phường Ninh Dương (05 tuyến phố)
2.1. Phố Lý Công Uẩn
(Lý Công Uẩn là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Lý. Ông được đánh giá là vị vua anh minh, có công trong việc ổn định đất nước, an định lòng dân).
Điểm đầu phía Nam giáp đại lộ Hòa Bình (đoạn vườn hoa Km2), điểm cuối phía Bắc giáp đường Mạc Đĩnh Chi. Chiều dài 361m, chiều rộng 10,5m, mặt đường bê tông xi măng.
2.2. Phố Độc lập
(Độc lập là danh từ chung có ý nghĩa tiêu biểu, thể hiện mong muốn và quyết tâm giữ gìn độc lập, tự chủ của nhân dân vùng biên giới).
Điểm đầu phía Nam giáp phố Tràng Vinh, điểm cuối phía Bắc giáp phố Nguyễn Khuyến. Chiều dài 422m, chiều rộng 05m, mặt đường bê tông xi măng.
2.3. Phố Tràng Vinh
(Tràng Vinh là tên địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu phía Bắc đường Hùng Vương, điểm cuối phía Tây giáp đường đại lộ Hòa Bình. Chiều dài 338 m, chiều rộng 05 m, mặt đường bê tông xi măng.
2.4. Phố Nguyễn Khuyến
(Nguyễn Khuyến là nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm tiêu biểu đóng góp cho nền văn học Việt Nam thế kỉ 19).
Điểm đầu phía Đông giáp phố Long Xuyên, điểm cuối phía Tây giáp phố Độc Lập. Chiều dài 160 m, chiều rộng 05m, mặt đường bê tông xi măng.
2.5. Phố Dã Tượng:
(Dã Tượng là gia tướng của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, đóng góp công lao trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông thế kỉ 13).
Điểm đầu phía Đông giáp phố Long Xuyên, điểm cuối phía Tây giáp phố Lý Công Uẩn. Chiều dài 283 m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng.
II. Đường đã đặt tên nay nối dài (gồm 04 tuyến đường)
Điểm đầu phía Đông ngã năm vòng xuyến đường đi Trà Cổ (thuộc địa bàn khu II, phường Hòa Lạc), điểm cuối giáp phố Long Xuyên, chiều dài hiện có 2.130m, nay nối dài thêm 338m, chiều rộng 13m, mặt đường bê tông xi măng, đến điểm cuối phía Tây giáp phố Lý Công Uẩn. Tổng chiều dài 2.468m.
Điểm đầu phía Đông giáp trường THPT Trần Phú (khu 3, phường Ka Long), điểm cuối giáp phố Long Xuyên, chiều dài hiện có 680m, nay nối dài 332m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng, đến điểm cuối phía Tây giáp phố Lý Công Uẩn. Tổng chiều dài 1.012m.
Điểm đầu phía Đông giáp đường Tuệ Tĩnh (phường Ka Long), điểm cuối phía Tây giáp phố Long Xuyên (phường Ka Long), chiều dài hiện có 780m, nay nối dài thêm 901m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng, đến điểm cuối phía Tây giáp đường Đoan Tĩnh. Tổng chiều dài 1.687m.
Điểm đầu phía Đông giáp đường Tuệ Tĩnh (phường Ka Long), điểm cuối phía Tây giáp phố Long Xuyên (phường Ka Long), chiều dài hiện có 810m, nay nối dài thêm 917m, chiều rộng 07m, mặt đường bê tông xi măng, đến điểm cuối phía Tây giáp với đường Đoan Tĩnh. Tổng chiều dài 1.727m.
IV. Phố đã đặt tên nay nối dài
1. Phố Long Xuyên (phường Ka Long)
Điểm đầu phía Nam giáp ngã ba đường Hùng Vương, điểm cuối phía Bắc ngã tư đường Mạc Đĩnh Chi, chiều dài hiện có 365m, nay nối dài thêm 100m, đến điểm cuối giáp phố Nguyễn Khuyến, chiều rộng 7m, mặt đường bê tông xi măng. Tổng chiều dài 465m.
I. Đặt tên đường (Đặt tên mới cho 05 tuyến đường)
(Phùng Hưng là thủ lĩnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Đường ở Việt Nam thế kỉ 8).
Điểm đầu giao với đường Quốc lộ 18 A tại Km 74+450 (địa bàn phường Phương Đông), điểm cuối giao với Quốc lộ 10 (địa bàn phường Phương Nam). Chiều dài 2.500m, chiều rộng từ 10,5m đến 12 m, mặt đường bê tông xi măng.
(Yên Trung là tên địa danh quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu giao quốc lộ 18A tại Km 77+050 đi qua trụ sở Ủy ban nhân dân phường Phương Đông, qua Hồ Yên Trung, điểm cuối ngã ba giáp đường Yên Tử (thuộc khu Cửa Ngăn, phường Phương Đông). Chiều dài 4.700m, chiều rộng 6,5m, mặt đường nhựa.
(Bạch Thái Bưởi là nhà doanh nhân Việt nổi tiếng vào những năm đầu của thế kỷ 20).
Điểm đầu ngã tư giao với đường QL 18A tại Km 77+050 đi qua quốc lội 10, điểm cuối giáp Cảng Bạch Thái Bưởi. Chiều dài 4.400m, chiều rộng từ 7,5m đến 10,5 m, mặt đường bê tông xi măng, nhựa.
(Bãi Soi là tên địa danh quen thuộc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu phía Nam cầu Hai Thanh giao với đường Hoàng Hoa Thám, điểm cuối ngã ba phía Bắc khu 4, phường Bắc Sơn. Chiều dài 2.200 m, chiều rộng 7,5 m, mặt đường bê tông xi măng.
(Cây Trâm là tên địa danh gắn với khu căn cứ cách mạng của tỉnh Quảng Ninh trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp).
Điểm đầu ngã tư Nam Mẫu (giáp trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã Thượng Yên Công, điểm cuối của đường Thượng Yên Công), theo đường 18B đến điểm cuối Khe Trâm (giáp huyện Đông Triều), chiều dài 4.000m, chiều rộng 7,5m, mặt đường bê tông xi măng.
II. Đặt tên phố (Đặt tên mới cho 12 tuyến phố)
1. Phường Thanh Sơn (03 tuyến phố)
1.1. Phố Trần Quang Khải
(Trần Quang Khải là đại thần dưới thời nhà Trần đã có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ 13).
Điểm đầu ngã ba phố Hoàng Quốc Việt, điểm cuối ngã ba phố Thanh Sơn (đối diện Ga C). Chiều dài 572 m, chiều rộng 7,5m, mặt đường bê tông xi măng, nhựa.
1.2. Phố Hoàng Hoa Thám
(Hoàng Hoa Thám là thủ lĩnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20).
Điểm đầu ngã ba phố Nguyễn Trãi, điểm cuối ngã ba phố Thanh Sơn. Chiều dài 425m, rộng 5,5m, mặt đường bê tông xi măng.
1.3. Phố Trần Khánh Dư
(Trần Khánh Dư là tướng thời nhà Trần đã có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ 13).
Điểm đầu ngã ba phố Bãi Dài (giáp Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo), điểm cuối cổng phụ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển. Chiều dài 694m, rộng 7,5m, mặt đường bê tông xi măng.
2. Phường Quang Trung (03 tuyến phố)
2.1. Phố Đập Tràn
(Đập Tràn là tên địa danh quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu đập tràn Nhà máy điện Uông Bí, điểm cuối ngã ba đường Quang Trung (gần ngã 5 cột đồng hồ). Chiều dài 500 m, chiều rộng 7,5m, mặt đường bê tông xi măng, nhựa.
2.2. Phố Đá Cổng
(Đá Cổng là tên địa danh quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu ngã ba phố Trần Phú (gần Nhà hát Thành phố), điểm cuối ngã ba đường Lựng Xanh. Chiều dài 587m, chiều rộng 7,5m, mặt đường bê tông xi măng, nhựa.
2.3. Phố Nguyễn Bỉnh Khiêm
(Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà giáo, tác gia văn học, người có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam thế kỉ 16).
Điểm đầu ngã ba đường dọc kênh nước nóng Nhà máy điện Uông Bí (giáp Trường Mầm non Quang Trung), điểm cuối ngã ba đường Quang Trung (giáp trụ sở Ủy ban nhân dân phường Quang Trung). Chiều dài 330 m, chiều rộng 7,5m, mặt đường bê tông xi măng, nhựa.
3. Phường Vàng Danh (01 tuyến phố)
- Phố Ngô Gia Tự
(Ngô Gia Tự là nhà tiền bối cách mạng, Bí thư xứ ủy lâm thời của Đảng bộ Nam Kỳ).
Điểm đầu ngã ba đường 326 gần đập tràn 274, điểm cuối khu 5B, phường Vàng Danh. Chiều dài 325m, chiều rộng 05m, mặt đường bê tông xi măng.
4. Phường Phương Đông (01 tuyến phố)
- Phố Liên Phương
(Liên Phương là tên địa danh quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu ngã ba đường 18A tại Km 75+200, điểm cuối cổng Trường Cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng Quảng Ninh. Chiều dài 450m, chiều rộng 6,5 m, mặt đường bê tông xi măng, nhựa.
5. Phường Phương Nam (04 tuyến phố)
5.1. Phố Hồng Hà
(Hồng Hà là tên địa danh quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu ngã ba đường 10, điểm cuối hết khu Hồng Hà. Chiều dài 1.100m, chiều rộng 05m, mặt đường bê tông xi măng.
5.2. Phố Lý Nam Đế
(Lý Nam Đế là vị hoàng đế sáng lập ra nhà Tiền Lý, khai sinh nhà nước Vạn Xuân thế kỉ 6).
Điểm đầu ngã ba đường 10, điểm cuối kênh Đông Hồng. Chiều dài 1.200m, chiều rộng 5m, mặt đường bê tông xi măng.
5.3. Phố Lê Quý Đôn
(Lê Quý Đôn là nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, đóng góp cho đất nước thế kỉ 18).
Điểm đầu ngã ba đường 10 (phía Đông Ủy ban nhân dân phường Phương Nam), điểm cuối kênh Bạch Đằng. Chiều dài 500m, chiều rộng 11 m, mặt đường bê tông xi măng.
5.4. Phố Cẩm Hồng
(Cẩm Hồng là tên địa danh quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu ngã ba đường 10, điểm cuối Cầu Máng (khu Cẩm Hồng, phường Phương Nam). Chiều dài 800 m, chiều rộng 5 m, mặt đường bê tông xi măng.
III. Phố đã được đặt tên nay nối dài (gồm 03 tuyến phố)
Điểm đầu ngã tư phố Trần Phú, phường Quang Trung, điểm cuối ngã tư phố Thanh Sơn, phường Thanh Sơn, chiều dài hiện có 568m, nay nối dài thêm 230m, mặt đường nhựa, từ đường đôi đến điểm cuối là ngã ba đường 18A mới tại Km 80+316 (phường Yên Thanh). Tổng chiều dài 798m.
Điểm đầu ngã ba phố Thanh Sơn, cạnh Trường THCS Nguyễn Trãi, điểm cuối ngã tư phố Hoàng Quốc Việt, chiều dài hiện có 900m, nay nối dài thêm 240m, mặt đường bê tông xi măng, đến điểm cuối giao với phố Trần Khánh Dư. Tổng chiều dài 1.140m.
Điểm đầu nhà hát thành phố, điểm cuối giáp với đường Quang Trung, chiều dài hiện có 600m, nay nối dài thêm 108m, mặt đường nhựa, nối dài qua ngã tư đến điểm cuối đường sắt. Tổng chiều dài 708m.
I. Đặt tên đường (Đặt tên mới cho 04 tuyến đường)
(Hữu Nghị là danh từ chung có ý nghĩa tiêu biểu thể hiện mong muốn đoàn kết, thân ái, hữu nghị của nhân dân).
Điểm đầu tại khu 1, thị trấn Trới (giáp phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long), điểm cuối chân dốc Thác Nhòng, khu 2, thị trấn Trới (giáp thôn Đồng Ho, xã Sơn Dương). Chiều dài 3.820m, chiều rộng từ 6,5 đến 20m, mặt đường bê tông xi măng, nhựa.
(Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự, ngoại giao, nhà văn nổi tiếng. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh, giải phóng đất nước và thiết lập triều đại nhà Hậu Lê thế kỉ 15).
Điểm đầu giao với Quốc lộ 279 đoạn ngã ba Bệnh viện huyện (thuộc khu 10, thị trấn Trới), điểm cuối đến hết địa phận thị trấn Trới (giáp thôn Đồng Vang, xã Sơn Dương). Chiều dài 4.300m, chiều rộng từ 9m đến 20m, mặt đường bê tông xi măng, nhựa và đá dăm láng nhựa.
(Lê Lợi là lãnh tụ của khởi nghĩa Lam Sơn lãnh đạo nhân dân đấu tranh, đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Ông lên ngôi vua năm 1448, lập nên triều đại nhà Hậu Lê, mở ra thời kì độc lập mới của dân tộc).
Điểm đầu giao với tỉnh lộ 326 tại khu vực ngã ba (trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện), điểm cuối Km1+500 (chân dốc Đồng Tâm, thôn Đồng Tâm, xã Lê Lợi). Chiều dài 1.500m, chiều rộng từ 18m đến 30m, mặt đường bê tông xi măng, nhựa.
(Vân Phong là tên địa danh quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu giao với tỉnh lộ 326 (thuộc ngã ba Cồn Rượu, khu 7, thị trấn Trới), điểm cuối giao với đường Cầu Cháy - Đồng Đặng (thuộc khu 9, thị trấn Trới). Chiều dài 2.800m, chiều rộng 5m, mặt đường đá dăm láng nhựa.
II. Đặt tên phố (Đặt tên mới cho 05 tuyến phố)
(Đồng Chè là tên địa danh quen thuộc ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân địa phương).
Điểm đầu giao với tỉnh lộ 326 (khu vực trụ sở Ủy ban nhân dân thị trấn Trới), điểm cuối trường dân tộc nội trú huyện. Chiều dài 1.200 m, chiều rộng 04m, mặt đường bê tông xi măng.
(Đặt tên theo địa danh Sông Trới, con sông nằm trên địa bàn huyện Hoành Bồ).
Điểm đầu giao với tỉnh lộ 326 (khu vực đầu cầu Trới), điểm cuối giao với quốc lộ 279 (tại khu 1, thị trấn Trới). Chiều dài 1.480m, chiều rộng 18,5m, mặt đường bê tông xi măng, nhựa.
(Lê Lai là tướng của nghĩa quân Lam Sơn. Ông đã hi sinh thân mình cứu chủ tướng Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của giặc Minh).
Điểm đầu giao với đường Trới - Vũ Oai, điểm cuối khu dân cư tổ 1, khu 4, thị trấn Trới. Chiều dài 230m, chiều rộng 43m, mặt đường bê tông xi măng, nhựa.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà giáo, tác gia văn học nổi tiếng, người có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam thế kỉ 16).
Điểm đầu giao với đường tỉnh lộ 326 (Cầu Cói, khu 6, thị trấn Trới), điểm cuối thuộc khu dân cư tổ 4, khu 3, thị trấn Trới. Chiều dài 230m, chiều rộng 05m, mặt đường đá dăm láng nhựa.
(Hòa Bình là danh từ chung có ý nghĩa tiêu biểu, thể hiện mong ước luôn luôn được sống trong hòa bình, hạnh phúc của nhân dân).
Điểm đầu giao với đường TL326 (ngã ba Bưu điện huyện), điểm cuối giao với đường Trới - Lê Lợi. Chiều dài 210 m, chiều rộng 10,5m, mặt đường bê tông xi măng, nhựa./
HĐND TỈNH QUẢNG NINH