HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
10/NQ-HĐND
|
Thái
Nguyên, ngày 18 tháng 5 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG
QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2025, CÓ
XÉT ĐẾN NĂM 2035 - HỢP PHẦN QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN TRUNG VÀ HẠ
ÁP SAU CÁC TRẠM 110KV
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Điện lực năm 2004;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Điện lực năm 2012;
Căn cứ Nghị định số
137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Quyết định số
260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030;
Căn cứ Quyết định số
428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy
hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
6798/QĐ-BCT ngày 23/12/2011 của Bộ Công thương phê duyệt Quy hoạch phát triển
điện lực vùng Trung du miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm
2025;
Căn cứ Thông tư số
43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công thương ban hành quy định về nội
dung, trình tự, thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực;
Căn cứ Nghị quyết số
28/NQ-HĐND ngày 12/8/2016 của Hội đồng nhân dân Thái Nguyên về Thông qua Quy
hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến
năm 2035 - Hợp phần I: Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV;
Xét Tờ trình số 28/TTr-UBND
ngày 28/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về đề nghị thông qua Quy
hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến
năm 2035 - Hợp phần quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau
các trạm 110kV; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân
tỉnh, ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy
hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến
năm 2035 - Hợp phần quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau
các trạm 110kV (Có tóm tắt Quy hoạch kèm theo).
Điều 2. Giao Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết, định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng
nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
Điều 3. Giao Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội
đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 18 tháng
5 năm 2017./.
TÓM TẮT
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2025, CÓ
XÉT ĐẾN NĂM 2035 - HỢP PHẦN QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN TRUNG VÀ HẠ
ÁP SAU CÁC TRẠM 110KV
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 10/NQ-HĐND ngày 18 tháng 5 năm 2017 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển đồng bộ lưới
điện truyền tải và phân phối trên địa bàn đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) giai đoạn 2015 - 2020
bình quân đạt 10%/năm;
- Bảo đảm cung cấp điện liên
tục, ổn định và an toàn, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương; hoàn thiện hệ thống lưới điện theo tiêu chí N-1, giảm bán
kính cấp điện và giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện áp. Đối với
khu vực thành phố, khu đô thị mới, thị xã, thị trấn và các hộ phụ tải quan
trọng, lưới điện phải được thiết kế mạch vòng, vận hành hở, có độ dự phòng và
tính linh hoạt cao hơn; thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới
điện tại các thành phố, thị xã, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể
- Điện thương phẩm: Đến năm
2020, sản lượng điện thương phẩm đạt 6.300 triệu kWh; năm 2025, sản lượng điện
thương phẩm đạt 8.100 triệu kWh; năm 2030, sản lượng điện thương phẩm đạt
10.420 triệu kWh; năm 2035, sản lượng điện thương phẩm đạt 13.270 triệu kWh.
- Tốc độ tăng trưởng điện
thương phẩm: Giai đoạn 2016 - 2020 là 14%; giai đoạn 2021 - 2025 là 5,2%; giai
đoạn 2026 - 2030 là 5,2%; giai đoạn 2031 - 2035 là 5%.
- Điện thương phẩm bình quân
(kWh/người): Năm 2020 là 5.060 kWh; năm 2025 là 6.193 kWh; năm 2030 là 7.924
kWh và năm 2035 là 9.637 kWh.
- Điện nhận: Năm 2020 là
6.640 triệu kWh; năm 2025 là 8.526 triệu kWh; năm 2030 là 10.960 triệu kWh và
năm 2035 là 13.940 triệu kWh.
- Phấn đấu đến hết năm 2018,
100% các xóm (bản) trên địa bàn tỉnh được sử dụng điện lưới quốc gia.
3. Quy hoạch chi tiết
lưới điện trung, hạ áp giai đoạn 2016 - 2025
Khối lượng xây dựng mới và
cải tạo lưới điện trung, hạ áp toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2025:
3.1. Lưới điện phân
phối trung áp a) Giai đoạn 2016 - 2020
- Xây dựng mới 17 lộ 35kV;
76 lộ 22kV; cải tạo các lộ trung áp 10kV và 6kV thành điện áp 22kV hoặc 35kV.
Đến năm 2020, toàn tỉnh có: 36 lộ 35kV; 104 lộ 22kV và 02 lộ 6kV (Xi măng Quang
Sơn). Xây dựng mới 668,8 km đường dây trung áp bao gồm: 246,3 km đường trục và
422,5 km đường nhánh; cải tạo nâng tiết diện dây dẫn là 182,4 km.
- Xây dựng mới 1.142 trạm
biến áp với tổng dung lượng là 981.079 kVA; cải tạo nâng công suất và điện áp
132 trạm biến áp với tổng dung lượng 29.445 kVA.
b) Giai đoạn 2021 -
2025
- Xây dựng mới 01 lộ 35kV;
20 lộ 22kV. Đến năm 2025, toàn tỉnh có: 37 lộ 35kV; 124 lộ 22kV và 02 lộ 6kV
(Xi măng Quang Sơn). Xây dựng mới 332,6 km đương dây trung áp bao gồm: 31,3 km
đường trục và 301,3 km đường nhánh; cải tạo nâng tiết diện dây dẫn là 41 km.
- Xây dựng mới 941 trạm biến
áp với tổng dung lượng là 635.760 kVA; cải tạo nâng công suất và điện áp 59
trạm biến áp với tổng dung lượng là 15.080 kVA.
3.2. Lưới điện phân
phối trung hạ áp
a) Giai đoạn 2016 -
2020: Xây dựng mới 1.256,2 km đường dây hạ áp; cải tạo nâng tiết diện
dây dẫn là 450 km và lắp đặt mới 66.400 công tơ.
b) Giai đoạn 2021 -
2025: Xây dựng mới 752,8 km đường dây hạ áp; cải tạo nâng tiết diện dây
dẫn là 202 km và lắp đặt mới 57.000 công tơ.
4. Tổng mức đầu tư
Tổng vốn đầu tư cho việc xây
dựng mới, cải tạo lưới điện trung và hạ áp của tỉnh giai đoạn 2016 - 2025 là: 4.933,0
tỷ đồng, trong đó:
- Vốn đầu tư cải tạo và phát
triển đường dây trung áp: 526,8 tỷ đồng;
- Vốn đầu tư cải tạo và phát
triển trạm biến áp phân phối: 3.667,7 tỷ đồng;
- Vốn đầu tư cải tạo, phát
triển đường dây hạ áp và công tơ: 738,5 tỷ đồng.
5. Tổng hợp nhu cầu sử
dụng đất
Tổng nhu cầu quỹ đất dành
cho các công trình lưới điện trung và hạ áp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025
khoảng 12.732.160 m2, trong đó:
- Nhu cầu quỹ đất dành cho
các trạm biến áp là 22.460 m2, đây là diện tích chiếm đất vĩnh viễn.
- Nhu cầu quỹ đất dành cho
xây dựng các tuyến đường dây là 12.709.700 m2, đây là phần diện tích
chiếm đất của hành lang lưới điện, trong đó phần diện tích chiếm đất vĩnh viễn
của móng cột điện đến năm 2025 khoảng 93.592 m2.
Căn cứ nhu cầu sử dụng đất
của quy hoạch, định kỳ 05 năm và hàng năm, các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Giải pháp về quản lý
và thực hiện quy hoạch
6.1. Giải pháp về quản
lý nhà nước
a) Ủy ban nhân dân tỉnh có
trách nhiệm phê duyệt quy hoạch, sau khi có ý kiến của Bộ Công thương về sự phù
hợp quy hoạch; chịu trách nhiệm công bố công khai Quy hoạch phát triển điện lực
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến 2035 - Hợp phần quy hoạch
chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV; định kỳ hàng
năm chỉ đạo lập kế hoạch chi tiết thực hiện quy hoạch.
b) Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với các
đơn vị liên quan tiến hành thủ tục công bố và quản lý Quy hoạch phát triển điện
lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần quy
hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV đã được
phê duyệt theo quy định.
- Phối hợp với Công ty Điện
lực Thái Nguyên theo dõi, kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình
thực hiện quy hoạch.
c) Sở Tài nguyên và Môi
trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã bố
trí quỹ đất và tiến hành thủ tục bổ sung quy hoạch sử dụng đất đối với phần đất
để xây dựng các công trình lưới điện trung và hạ áp đến năm 2025 đã được phê
duyệt.
d) Công ty Điện lực Thái
Nguyên căn cứ nội dung quy hoạch được duyệt, chủ động bố trí, cân đối nguồn vốn
và đưa vào kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện quy hoạch.
6.2. Giải pháp về
nguồn vốn
- Dự án của ngành điện do
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVN-NPC), Công ty Điện lực Thái Nguyên làm chủ
đầu tư.
- Dự án của địa phương do Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư hoặc ủy quyền cho các Ban Quản lý
dự án làm chủ đầu tư.
- Dự án của khách hàng do
khách hàng làm chủ đầu tư.
- Ngoài ra, cần tranh thủ
các nguồn vốn ODA, vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn hợp
pháp khác để thực hiện các dự án cải tạo và phát triển lưới điện thành phố, thị
xã và các huyện trên địa bàn tỉnh.
6.3. Giải pháp về kỹ
thuật, công nghệ và bảo vệ môi trường
- Xây dựng mới hoặc cải tạo,
mở rộng công trình điện lực phải sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công
nghệ hiện đại phù hợp với các quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam
do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn
kỹ thuật tiên tiến.
- Đẩy mạnh việc áp dụng công
nghệ tiên tiến trong xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng các công trình điện,
nhằm nâng cao chất lượng công trình, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
- Giám sát chặt chẽ việc
thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình quản lý và thực
hiện quy hoạch.
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN