Nghị quyết 06/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030

Số hiệu 06/NQ-HĐND
Ngày ban hành 10/03/2023
Ngày có hiệu lực 10/03/2023
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Ngọc Tuấn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI SẢN CÔNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2023-2025, ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2026-2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Tờ trình số 34/TTr-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2023 về thông qua Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030, Báo cáo thẩm tra số 15/BC-KTNS ngày 07 tháng 03 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố; Báo cáo số 70/BC-UBND ngày 09 tháng 03 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố giải trình, tiếp thu một số nội dung theo ý kiến thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố; Ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất thông qua Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030 kèm theo Tờ trình số 34/TTr-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2023 và Báo cáo số 70/BC-UBND ngày 09 tháng 03 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố với quan điểm, mục tiêu tổng quát, giải pháp trọng tâm sau:

1. Quan điểm:

a. Quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của Thành phố là trách nhiệm của các cấp, các ngành thuộc Thành phố, các chủ thể được giao quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo tuân thủ các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

b. Tài sản công của Thành phố đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

c. Công tác quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

d. Công tác quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; Mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

2. Mục tiêu tổng quát:

a. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về quản lý, sử dụng tài sản công, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, phòng, chống thất thoát, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

b. Xây dựng, cập nhật đầy đủ, khoa học cơ sở dữ liệu về tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

c. Xử lý, khắc phục dứt điểm các tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Thành phố, từ đó phát huy các nguồn lực đem lại từ việc khai thác tài sản cộng cho sự phát triển của Thành phố.

d. Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công của Thành phố.

3. Giải pháp:

3.1. Giải pháp chung:

a. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách của Thành phố và kiến nghị với Trung ương những nội dung vượt thẩm quyền để nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công theo hướng rõ ràng, thống nhất, đồng bộ; đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp.

b. Thống kê, hệ thống hóa đầy đủ, chính xác thông tin, dữ liệu về tài sản công với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo và công khai tình hình quản lý sử dụng và khai thác tài sản công.

c. Kiện toàn, đổi mới mô hình, bộ máy cơ quan quản lý tài sản công và đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý tài sản công.

d. Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cộng đồng.

e. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, chuyên đề và đột xuất. Phát huy vai trò của HĐND và UBMTTQ Việt Nam các cấp trong giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý tài sản công.

3.2. Giải pháp đối với từng nhóm tài sản công, cụ thể:

a. Nhà:

- Quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố giao các tổ chức, đơn vị kinh doanh nhà quản lý, khai thác:

[...]