Nghị quyết 06/2010/NQ-HĐND về Chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 06/2010/NQ-HĐND
Ngày ban hành 20/04/2010
Ngày có hiệu lực 30/04/2010
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Lê Hữu Phúc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2010/NQ-HĐND

Đông Hà, ngày 20 tháng 4 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ- KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỢP THỨ 20

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND, HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 752/TTr-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2010 của UBND tỉnh kèm theo Đề án "Về chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020"; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa- Xã hội, HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điếu 1. Thông qua Đề án về "Chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020" với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục giảm mức sinh, chủ động kiểm soát quy mô dân số; nâng cao chất lượng dân số; giảm tỷ suất chết trẻ em, trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ và suy dinh dưỡng; thực hiện có chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể

- Đến năm 2015: Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm 0,5%0, phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống còn được 1% và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống dưới 18%; phấn đấu toàn tỉnh có trên 50% thôn phát động không có người sinh con thứ 3 trở lên, trong đó duy trì 20% thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên; tỷ lệ thôn 3 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên đạt 8%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn không có người sinh con thứ 3 trở lên đạt 2%; tăng tỷ lệ cặp vợ, chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại trên 75%;

- Đến năm 2020: Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm 0,3%0; giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống 0,7%; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống 15%; tăng tỷ lệ thôn 3 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên đạt 12%; phấn đấu tỷ lệ xã, phường, thị trấn không có người sinh con thứ 3 trở lên đạt 4%; tỷ lệ cặp vợ, chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại 80%;

- Phát triển các loại hình dịch vụ y tế kỹ thuật cao, thực hiện tốt việc kiểm tra sức khỏe di truyền, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, hạn chế tỷ lệ nạo, phá thai trong lứa tuổi vị thanh niên và thanh niên;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, ưu tiên các địa bàn khó khăn như vùng biển, vùng núi; phấn đấu đến năm 2015, 100% trạm y tế thực hiện được các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (Trừ dịch vụ đình sản);

- Nâng tuổi thọ trung bình lên mức 72 tuổi.

II. CHÍNH SÁCH

1. Chính sách khen thưởng: HĐND tỉnh giao UBND tỉnh căn cứ tình hình ngân sách, thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh về mức thưởng cho cấp thôn, cấp xã theo phân loại đơn vị hành chính và theo hướng tăng lên hợp lý, tương xứng với mục tiêu phấn đấu.

2. Chính sách hỗ trợ đối với công tác viên dân số- kế hoạch hóa gia đình cấp thôn

- Hỗ trợ thù lao cho cộng tác viên dân số- kế hoạch hóa gia đình cấp thôn với mức 50.000đồng/1 người/1 tháng;

- Hỗ trợ 100% Bảo hiểm y tế tự nguyện cho cộng tác viên dân số- kế hoạch hóa gia đình cấp thôn.

3. Các chính sách khác

- Hỗ trợ khám và điều trị các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản: 1tỷ đồng/5 năm;

- Hỗ trợ hoạt động nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc y tế tại địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số: 1 tỷ đồng/5năm;

- Bổ sung chênh lệch định mức kỹ thuật dịch vụ cho đối tượng tự nguyện đình sản giữa kế hoạch Trung ương và thực tế của địa phương: 600 triệu đồng/5năm;

- Chế độ trợ cấp cho cán bộ dân số- kế hoạch hóa gia đình cấp xã không đủ điều kiện tuyển dụng vào trạm y tế xã theo Thông tư 05/2008/TT-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Bộ Y tế: 550triệu đồng.

III. GIẢI PHÁP

[...]