Nghị quyết 06/2007/NQ-HĐND Về tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007-2010

Số hiệu 06/2007/NQ-HĐND
Ngày ban hành 02/02/2007
Ngày có hiệu lực 12/02/2007
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Mai Trực
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2007/NQ-HĐND

Nha Trang, ngày 02 tháng 02 năm 2007

 

VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA IV, KỲ HỌP THỨ CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dânỦy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 270/TTr-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 - 2010 với những nội dung sau đây:

I. Mục tiêu

1. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trở thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương là phương tiện đặc biệt quan trọng để thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ đắc lực cho các cấp lãnh đạo trong công tác quản lý, điều hành và ra quyết định.

2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ở các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, làm cho công nghệ thông tin trở thành phương tiện cần thiết phát triển các ngành nghề, hiện đại hóa sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

3. Xây dựng và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin nằm trong nhóm các ngành kinh tế có vai trò quan trọng của tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

II. Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2010

1. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội

- Mạng tin học diện rộng của Ủy ban nhân dân tỉnh và mạng tin học diện rộng của Tỉnh ủy được kết nối thông suốt từ tỉnh đến xã; 50% các văn bản của cơ quan nhà nước được lưu chuyển trên mạng.

- 100% các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh đều phải có ít nhất một hoạt động nghiệp vụ quản lý nhà nước được tin học hóa có hiệu quả; 20% các dịch vụ hành chính công ở một số lĩnh vực có tác động lớn đối với người dân và doanh nghiệp như: Thuế, Công an, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Giao thông - Vận tải, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Du lịch - Thương mại, Tư pháp được cung cấp trực tuyến trên Internet.

- Cơ bản hoàn thành việc tích hợp một số nguồn thông tin kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh nhằm phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, đáp ứng một số nhu cầu về thông tin cơ bản của nhân dân và doanh nghiệp.

- Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa được vận hành trên Internet.

- Tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cấp huyện đều có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin đạt trình độ từ cao đẳng, đại học về công nghệ thông tin trở lên.

- 70% cán bộ, công chức (trong đó 100% các cấp lãnh đạo) của hệ thống các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cấp huyện biết sử dụng thành thạo công cụ tin học văn phòng; có khả năng khai thác tốt thông tin trên mạng tin học diện rộng của Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy

2. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh

- 100% các doanh nghiệp trọng điểm hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thủy hải sản, công nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động quản lý - sản xuất - kinh doanh và có trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp trên Internet.

- 60% các doanh nghiệp trọng điểm hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thủy hải sản, công nghiệp có ứng dụng thương mại điện tử.

3. Về xây dựng và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

- Hình thành được ít nhất một khu tập trung hoặc liên kết cơ sở nghiên cứu - phát triển, sản xuất, kinh doanh, đào tạo về công nghệ thông tin.

- Tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 1,5 lần so với mức trung bình của cả nước.

- Mật độ bình quân máy tính cá nhân đạt 10 máy/100 dân.

- Tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin năm 2010 đạt trên 400 tỷ đồng, mức tăng trưởng trung bình hằng năm là 20%.

[...]