HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
*****
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
05/2007/NQ-HĐND
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2007
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI, AN
NINH QUỐC PHÒNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2008
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHOÁ XIII HỌP THỨ MƯỜI MỘT
(Từ ngày 04 đến ngày 06/12/2007)
Căn
cứ luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ các báo cáo, tờ trình do UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
Thành phố trình tại kỳ họp;
Căn cứ ý kiến của Uỷ ban MTTQ Thành phố, ý kiến cử tri, báo cáo thẩm tra của
các ban HĐND, thảo luận của các đại biểu HĐND Thành phố.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 và
thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2008 như
báo cáo của UBND Thành phố trình. HĐND nhấn mạnh một số vấn đề sau:
1. Mục tiêu tổng
quát năm 2008
Phấn đấu
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng, hiệu quả, bền vững gắn với cải thiện
đời sống của nhân dân, góp phần cùng cả nước phấn đấu vượt ngưỡng “nước đang
phát triển có thu nhập thấp” trong năm 2008. Tạo chuyển biến mạnh trong các
lĩnh vực văn hóa, giáo dục — đào tạo, khoa học — công nghệ, y tế, thể dục thể
thao. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng người Hà Nội thanh lịch,
văn minh, đồng thời chú trọng giải quyết những vấn đề dân sinh bức xúc, cải thiện
chất lượng môi trường. Tăng cường củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị,
ổn định trật tự an toàn xã hội. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng
điểm, công trình kết cấu hạ tầng đô thị. Tích cực triển khai Chương trình kỷ niệm
1000 năm Thăng Long — Hà Nội.
2. Các chỉ tiêu chủ
yếu
Tốc độ
tăng trưởng GDP tăng 12,5% - 13%; Giá trị tăng thêm của các ngành: dịch vụ tăng
11,2 — 11,7%; công nghiệp và xây dựng tăng 15 — 15,5%, nông lâm thủy sản tăng
1,0 — 1,5%;
Kim ngạch
xuất khẩu tăng 20%;
Tổng vốn
đầu tư xã hội tăng 22 — 25%;
Thu
ngân sách trên địa bàn tăng 19,1%;
Tỷ lệ
sinh trong năm dưới 15,9%
Tỷ lệ thanh
niên trong độ tuổi đạt chuẩn phổ cập bậc THPT trên 80%;
Tỷ lệ
học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt 94%;
Số lao
động được tạo việc làm mới: 90.000 người;
Tỷ lệ
thất nghiệp thành thị dưới 5,7%;
Giảm tỷ
lệ hộ nghèo còn dưới 1,6%;
Tỷ lệ
xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở đến hết năm 2008 là 100%; Giảm tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 10,8%;
Cấp nước
sạch đô thị: trên 140 lít/người/ngày đêm; tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước
đảm bảo vệ sinh đạt 95%;
Tỷ lệ
thất thu, thất thoát nước sạch dưới 30%;
Diện
tích nhà ở xây mới 1.500.000 m2;
Lượng
hành khách đi lại bằng xe buýt: 400 triệu lượt người;
Tỷ lệ
rác thải đô thị được thu gom và vận chuyển trong ngày đạt 99%.
3. Nhiệm vụ và giải
pháp chủ yếu
3.1 Đổi mới mạnh mẽ trong chỉ đạo, điều hành và đẩy mạnh
cải cách hành chính. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X, Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ Thành phố, các chủ
trương, chính sách, giải pháp của Trung ương về kế hoạch năm 2008; 9 chương
trình công tác lớn và 5 nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố theo phương châm “Năng
động, sáng tạo, kỷ cương, văn minh, thanh lịch”. Tổ chức, sắp xếp lại bộ
máy chính quyền các cấp, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước sau phân cấp.
Tiếp tục
thực hiện cải cách hành chính, tập trung vào cải cách thủ tục hành chính theo
hướng đơn giản, thuận tiện, công khai, minh bạch. Tổ chức rà soát, xử lý kịp thời
những vướng mắc trong các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp và người dân. Tập
trung chỉ đạo thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý theo pháp luật,
đảm bảo thực hiện hiệu quả phân cấp kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 08/2006/NQ
— HĐND của HĐND Thành phố. Mở rộng mô hình “một cửa liên thông” trong giải quyết
thủ tục hành chính. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản
lý, điều hành; tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử. Chỉnh sửa và bổ sung các cơ
chế, chính sách theo hướng thông thoáng, phù hợp với các luật, nghị định mới
ban hành và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, tạo chuyển biến mạnh hơn
trong việc cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh.
3.2.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước. Phát triển các loại hình sản xuất doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế; khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dưới
các hình thức đầu tư đa dạng (BT, BOT, BTO…). Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu
tư của Thành phố. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong các lĩnh vực: dịch vụ đô
thị (vệ sinh môi trường, cấp nước, giao thông công cộng…), văn hoá, y tế, giáo
dục, TDTT…Thực hiện có hiệu quả đấu thầu các dự án có sử dụng đất trên địa bàn.
Xử lý triệt để các trường hợp sử dụng đất sai mục đích hoặc để hoang hoá không
sử dụng.
Tập
trung ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung đô thị và hạ tầng xã hội
theo quy hoạch, giải quyết những vấn đề bức xúc dân sinh, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và triển khai các dự án phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và đầu tư
cho hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực ngoại thành.
3.3.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển hài hoà kinh tế - xã hội — môi
trường . Tập trung đầu tư và nâng cao
chất lượng phát triển các ngành có thế mạnh, lợi thế, có hàm lượng khoa học,
công nghệ cao, các loại hình dịch vụ trình độ cao: du lịch, thương mại, bưu
chính viễn thông, tài chính — ngân sách, khoa học công nghệ, đào tạo, y tế, vận
tải công cộng, các loại dịch vụ đô thị khác. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các
trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống tại Cửa Nam, Hàng Da, chợ Hôm - Đức
Viên, chợ Mơ… Tăng cường công tác quản lý thị trường, bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ, sở hữu công nghiệp; hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu; ngăn chặn hàng
nhập lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh. Thu hút các nguồn vốn đầu
tư phát triển hạ tầng du lịch, trước hết là các điểm du lịch, di tích văn hoá lịch
sử gắn liền với lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long — Hà Nội. Phấn đấu lượng khách
du lịch năm 2008 tăng 16%, doanh thu du lịch tăng 18%.
Phát
triển nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với mục tiêu phát triển đô thị, môi trường bền
vững. Tiếp tục phát triển các vùng trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn hiệu quả
cao. Đảm bảo quản lý tốt công tác thú y, bảo vệ thực vật, vệ sinh an toàn thực
phẩm. Khuyến khích tập trung ruộng đất, tăng quy mô sản xuất, áp dụng khoa học
kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh.
3.4.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình tổng thể kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long
— Hà Nội. Tập trung đẩy nhanh tiến độ
xây dựng các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long — Hà Nội: Thành cổ Hà Nội,
Di tích khu thành Cổ các tỉnh, thành phố đẩy mạnh triển khai các hoạt động hướng
tới 1000 năm Thăng Long — Hà Nội. Bảo tồn, tôn tạo, xây dựng, mới và phát huy
tác dụng các giá trị văn hoá (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu của Thủ đô.
Phát động toàn dân và các tổ chức đoàn thể triển khai các hoạt động thiết thực
kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Duy trì, nâng cao chất lượng và phát triển rộng
rãi phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hoá, khu dân cư văn
hoá, làng văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá.
3.5.
Phát triển mạnh các lĩnh vực văn hoá — xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . Tiếp tục thực hiện các biện pháp khắc phục tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích gắn với đẩy nhanh việc thực hiện tiêu chuẩn hoá
đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục — đào tạo. Tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất phục vụ học sinh THCS học 2 buổi/ngày và tăng số trường đạt chuẩn quốc
gia. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường Hà Nội — Amsterdam và 2 cụm trường dạy
nghề. Phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 90.000 lao động, giảm tỷ lệ thất
nghiệp khu vực thành thị xuống còn dưới 5,7%. Tăng cường xã hội hóa, thu hút
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho lĩnh vực giáo dục — đào tạo và khoa học
— công nghệ.
Nâng
cao chất lượng, hiệu quả và cải thiện các dịch vụ y tế. Tăng cường kiểm soát và
xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện tốt Chương
trình mục tiêu về y tế và phòng chống HIV/AIDS. Tăng cường đào tạo vận động
viên trẻ có chất lượng để chuẩn bị lực lượng tham gia Đại hội thể thao Olimpic
16 (năm 2008). Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc về môi trường,
nước sạch, chiếu sáng, việc làm, nhà ở. Xử lý nghiêm nhằm ngăn chặn và từng bước
đẩy lùi các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma tuý, tai nạn giao thông…
3.6.
Nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ công tác quy hoạch. Tập trung đầu tư
các công trình hạ tầng khung của Thành phố. Hoàn thành xây dựng và trình phê duyệt Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030; điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng
Hà Nội gắn với các Quy hoạch Vùng. Tăng cường quản lý kiến trúc đô thị, thực hiện
thiết kế đô thị trong các quy hoạch chi tiết của các trục đường quan trọng, các
khu đô thị.
Tập
trung quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm và công trình
hạ tầng khung của Thành phố. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh thực
hiện tuyến đường vành đai 3; mở rộng hoàn thiện đường Láng — Hòa Lạc (đoạn qua
Hà Nội); đường 32 đoạn Nam Thăng Long - Cầu Diễn; mở rộng hoàn thiện đường Ngô
Gia Tự, nút giao thông Văn Điển…; hoàn thành xây dựng cầu Vĩnh Tuy (quí
II/2008); triển khai chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng cầu Nhật Tân. Đẩy nhanh đầu
tư xây dựng các tuyến đường giao thông quan trọng: vành đai 1, tuyến đường 5
kéo dài…Triển khai xây dựng tuyến đường sắt thí điểm Nhổn — Ga Hà Nội, chuẩn bị
đầu tư tuyến đường sắt đô thị đoạn Từ Liêm/Nam Thăng Long - Thượng Đình (tuyến
2). Xây mới khoảng 1,5 triệu m2 nhà ở. Tổ chức tháo dỡ, xây dựng lại
các nhà thuộc diện đặc biệt nguy hiểm; khởi công xây dựng lại các khu tập thể
Nguyễn Công Trứ, Kim Liên, Thượng Đình…
3.7.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đô thị, quan tâm cải thiện chất lượng môi
trường.
Tích cực
triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế và giảm tai nạn, ùn tắc giao thông. Điều
chỉnh giờ làm việc của các cơ quan, trường học, thời gian vệ sinh, thu gom rác
trên đường phố; Tăng cường công tác quản lý hè, đường. Tổ chức phân luồng, phân
tuyến, phân làn giao thông phù hợp; xây dựng thêm các cầu vượt cho người đi bộ.
Bổ sung lực lượng cảnh sát giao thông, triển khai lắp đặt bổ sung hệ thống
camera giám sát, đèn tín hiệu đếm ngược tại một số nút giao thông. Phấn đấu vận
chuyển hành khách bằng xe buýt trên 400 triệu lượt người.
Tăng
cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý triệt để các vi phạm quy hoạch, kiến trúc
và trật tự xây dựng, lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích. Triển khai hạ
ngầm các tuyến cáp điện lực, thông tin thí điểm trên 5 tuyến phố chính. Phối hợp
với cán bộ, ngành Trung ương nghiên cứu biện pháp dãn một số bệnh viện, trường
đại học ra khỏi nội đô. Tiếp tục thực hiện xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường,
đảm bảo thu gom, vận chuyển trên 99% rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Triển
khai Dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội - dự án II; Cải tạo nhà
máy nước Đông Anh. Tăng thêm tổng công suất cấp nước khoảng 40.000 m3/ngđ.
Khai thác có hiệu quả nguồn nước từ nhà máy nước mặt sông Đà; giảm tỷ lệ thất
thoát, thất thu nước sạch xuống dưới 30%.
3.8.
Thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí và giải quyết đơn thu khiếu nại, tố cáo . Thực hiện đồng bộ Nghị quyết 04/NQ-TƯ, Chương trình hành
động của Chính phủ về phòng chống lãng phí, chống tham nhũng, đặc biệt trong 4
lĩnh vực trọng tâm: đầu tư XDCB, quản lý sử dụng đất đai, quản lý thu chi ngân
sách và quản lý tài sản công. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 20 — CT/TU ngày
31/8/2007 của Thành uỷ Hà Nội về tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành
trong công tác và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3.9.
Mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại; củng cố, nâng cao tiềm lực quốc phòng và
an ninh Tăng cường hợp tác với
các tỉnh, thành phố trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và “hai hành lang, một
vành đai kinh tế”. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị,
xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân. Chủ động
triển khai các chương trình, kế hoạch đấu tranh phòng chống khủng bố, phá hoại,
tội phạm và tệ nạn xã hội, đảm bảo giữ vững trật tự kỷ cương, an toàn xã hội Thủ
đô. Tăng cường giáo dục quốc phòng, nâng cao nhận thức về chiến lược bảo vệ tổ
quốc trong tình hình mới. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng. Xây dựng Hà
Nội thành khu vực phòng thủ vững chắc. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân
đội.
Điều 2:
a. Thông qua kế hoạch sử dụng đất của Thành phố năm 2008 là
1.636 ha, trong đó đất ở 338 ha, đất chuyên dùng 995 ha, đất dự trữ phát triển
300 ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa 3 ha.
b.
Thông qua nội dung Tờ trình UBND Thành phố về phương thức bán và giá bán nhà ở
riêng lẻ có khả năng sinh lợi cao có vị trí ở mặt đường, mặt phố trên địa bàn
Thành phố Hà Nội cụ thể như sau:
- Tiêu chí xác định nhà ở riêng lẻ có vị trí ở mặt đường, mặt
phố có khả năng sinh lợi cao: là nhà ở một tầng, một hộ hoặc nhà nhiều tầng, một
hộ ở, có ít nhất một mặt tiếp giáp với đường, phố được HĐND Thành phố đặt tên đến
thời điểm bán nhà. Trường hợp trong một biển số nhà có nhiều ngôi nhà thì nhà ở
riêng lẻ nói trên là ngôi nhà có vị trí tiếp giáp và có mặt chính hướng ra mặt
đường, phố.
- Phương thức bán:
+ Đối
tượng được mua: Là những người đang thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước, người được
các cơ quan tự quản phân phối nhà trước ngày 27/11/1992; người đã nhận chuyển
nhượng hợp đồng thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước (nhưng chưa làm thủ tục ký lại hợp
đồng) thuộc các trường hợp trên.
+ Tiền
bán nhà bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất: tiền nhà tính theo cấp hạng và tỷ
lệ chất lượng còn lại; tiền sử dụng đất tính 40%.
+ Chế
độ miễn giảm: thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
+
Phương thức thanh toán: Trả tiền mua nhà 1 lần hoặc trả nhiều lần (không quá 10
năm). Nếu trả tiền 1 lần thì được giảm 10% tiền nhà, nếu trả trong 1 năm thì được
giảm 2% trên số tiền nhà phải trả và giảm 20% tiền sử dụng đất. Nếu trả tiền
nhiều lần, thanh toán lần đầu không dưới 20%, các lần tiếp theo không dưới 8%
trên số tiền mua nhà; trả tiền nhiều lần không được tính giảm.
+ Về
thủ tục hồ sơ: Theo quy định của UBND Thành phố.
Quy định
trên áp dụng cho tất các trường hợp bán nhà ở riêng lẻ có khả năng sinh lời cao
ở mặt đường, mặt phố chưa bán đến thời điểm Nghị quyết có hiệu lực, không hồi tố
đối với các trường hợp đã bán.
- Giá
bán: giao UBND Thành phố rà soát các quy định và tình hình thực tiễn để thống
nhất cụ thể với Thường trực HĐND quyết định.
Giao
UBND Thành phố tổng hợp, phân loại, đánh giá kỹ thực trạng nhà biệt thự thuộc sở
hữu Nhà nước trên địa bàn, xây dựng đề án quản lý, trình kỳ họp thứ 12 HĐND
Thành phố.
c.
Thông qua Chương trình mục tiêu thực hiện trong giai đoạn 2008-2010 việc chỉnh
trang Thành phố và tăng cường trật tự đô thị hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long — Hà Nội. Giao UBND Thành phố xây dựng kế hoạch và đề án cụ thể để triển
khai đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Điều 3. Giao UBND Thành phố tổ chức thực hiện thắng lợi các mục
tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2008. HĐND, Thường trực, các ban, đại biểu HĐND và
Ủy ban MTTQ Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Hội đồng
nhân dân Thành phố kêu gọi các tầng lớp nhân dân Thủ đô, các lực lượng vũ trang,
các cấp, các ngành, MTTQ và các đoàn thể nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành thắng
lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2008, thiết thực hướng tới
kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long — Hà Nội.
Nghị
quyết này được HĐND Thành phố Hà Nội Khoá XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua./.
Nơi nhận:
- Uỷ ban thường vụ quốc hội
- Chính phủ;
- Ban công tác ĐB;
- Văn phòng QH, Văn phòng Chính phủ
- Các Bộ, Ngành Trung ương;
- Đoàn ĐBQH Hà Nội
- Thường trực Thành uỷ
- TT,HĐND, UBND TP, UBMTTQ TP
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện;
- Các vị đại biểu HĐND TP
- Các cơ quan thông tấn báo chí;
- VP HĐND, VP UBND, VP ĐĐBQH HN;
- Lưu
|
CHỦ
TỊCH
Ngô Thị Doãn Thanh
|